Thông điệp nào của câu chuyện cây bút chì có ý nghĩa nhất đối với anh/chị, vì sao

Xác định từ loại của các từ trong thành ngữ (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Đọc đoạn trích sau (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Viết lại bài thơ Quà tặng tri âm? (Ngữ văn - Lớp 6)

3 trả lời

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 11)

1 trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lời

CÂU CHUYỆN CỦA CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười, ông nói:

– Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

(Theo Songdep.xitrum.net – sống đẹp. tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 64)

Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (0.5 điểm): Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?

Câu 3 (1.0 điểm): Trong năm điều mà người thợ nói với bút chì em thấy điều nào quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 4 (1.0 điểm): Nói chuyện về cây bút chì nhưng muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì?

PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm):

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

Qua ý văn này em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề trên.

Câu 1 (5.0 điềm):

Cảm nhận của em về ba khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ BÀI 30

Phẩn Câu Nội dung Điếm
1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự 0.5
2 Văn bản đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc: Nhân hóa, ẩn dụ 0.5
3 Học sinh tự cảm nhận theo hướng tích cực 1.0
1. ĐỌC HIỂU 4 Qua câu chuyện về cây bút chì, ta rút ra những bài học quý giá cho cuộc sống:

Thứ nhất: Bạn có thể làm những chuyện vĩ đại nếu bạn biết hợp tác với người nào đó để phát huy tài năng tiềm ẩn của bạn và đề cho mọi người được sử dụng khả năng của bạn.

Thứ hai: Bạn phải chấp nhận những thử thách trong cuộc sống để trở nên mạnh mẽ và già dặn hơn.

Thứ ba: ở trên đời này không có ai là hoàn hảo. Mỗi lần bạn phạm sai lầm, bạn hãy cố gắng hoàn thiện bản thân để sống tốt hơn.

Thứ tư: Bạn hãy trau dồi những đức tính tốt của bạn vì tấm lòng lương thiện mới đáng quý hơn vẻ bên ngoài.

Và cuối cùng trong bất cứ hoàn cảnh nào hãy cố gắng làm tốt nhất có thể. Bạn hãy cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ được giao phó và đề lại dấu ấn riêng trên bất cứ mỗi nẻo đường nào mà bạn đi qua. Bạn hãy viết lên trang sử của đời mình và hãnh diện về điều đó. Bạn hãy là chính mình, luôn cầu tiến, sống lạc quan và yêu đời để thành công trong cuộc sống. Hãy tự tin ờ chính mình và hãy tự nhủ rằng mọi việc trên đời này dù khó khăn thế nào chăng nữa đều có cách giải quyết. Và điều đó tùy thuộc vào bạn

1.0
II. 1 Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

Qua ý văn này em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề trên

2.0
TẬP a. Đảm bảo thể thức đoạn văn 0.25
LẨM

VĂN

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

Bây giờ, hãy thử đặt chính bạn vào vị trí của cây bút chì xem. Có phải từ lúc sinh ra chúng ta đã được tạo hóa ban cho những phẩm chất để “viết” nên cuộc sống của mỗi người, như cây bút chì kia? Cho dù cuộc sống thế nào, có lúc không như mong muốn, hãy luôn ghi nhớ bài học mà cây bút chì dành cho bạn:

  • Thứ nhất, bạn có thể làm nên những chuyện vĩ đại, nhưng tài năng, trí tuệ của bạn chỉ được công nhận khi bạn sử dụng chúng để làm điều có ích cho xã hội.
  • Thứ hai, bạn sẽ phải nếm trải những đau đớn và thất bại trong cuộc sống, nhưng có trải qua ngần ấy gian khổ, bạn mới có thể mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn.
  • Phần quan trọng nhất của cơ thể bạn không phải là ngoại hình mà là tấm lòng bên trong của bạn.
  • Trên mọi ngả đường mà bạn đi qua, bạn hãy để lại những dấu ấn riêng của bạn và trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Đừng bao giờ để mình bi quan và cũng đừng bao giờ cho rằng cuộc đời bạn thật tầm thường, rằng bạn không thể thay đổi bất cứ thứ gì cả…

Bạn thấy thế nào?

Mỉm cười và hít một hơi dài bước tiếp thôi, vì bạn là cây bút chì dũng cảm mả!

ơ. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp 0.25
2 Cảm nhận của em về ba khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài: Triển khai được vấn đề.

Kết bài: Khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25
c. Triển khai các vấn đề thành các luận điểm nghị luận: Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.

Thí sinh có thể giải quyết theo hướng sau:

1. Tác giả

  • Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn (1930 – 1950), quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. 1. Tác phẩm: Viết năm 1980
  • Bài thơ ra đời trong những ngày cuối cùng của cuộc đời nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Trong tâm lí nặng nề vì bệnh tật giày vò, đang giành giật với tử thần từng phút giây, từng hơi thở., Thế nhưng hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho đời một tình yêu cuộc sống thiết tha và ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ quốc thân yêu.

3. Nội dung bài thơ

  • Bài thơ là bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống. Mùa xuân của thiên nhiên đất trời trong trẻo, tươi sáng. Mùa xuân của đất nước tràn ngập niềm vui, sự hân
4.0
hoan. Trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời, mùa xuân đất nước nhà thơ ước nguyện dâng hiến cho cuộc sống, tô điểm cho đời.
  • Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời (khổ thơ 1)
  • Thời gian-. Bức tranh được vẽ nên bằng những ngôn từ vào thời điểm đất trời bước vào xuân.
  • Không gian: Bức tranh mùa xuân đất trời vào xuân được vẽ trong không gian xứ Huế rồi lan tỏa ra không gian đất nước.
  • Cảnh vật: dòng sông xanh, bông hoa tím, chim chiền Chiện, giọt long lanh
  • Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ và động từ mạnh “mọc’’ nhằm nhấn mạnh sự xuất hiện bông hoa trên dòng sông xanh một cách đột ngột như báo trước sự trỗi dậy, vươn lên mạnh mẽ của một bông hoa giữa mênh mông trời nước.
  • Hình ảnh thơ: bông hoa tím biếc lại mọc giữa dòng sông xanh, hai sắc màu ấy hài hòa với nhau tạo nên một màu sắc tươi thắm đầy sức sống.

=> Những năm tám mươi của thế kỉ hai mươi, đất nước gặp vô vàn khó khăn thế nhưng nhà thơ vẫn cảm nhận được đất nước như đang hồi sinh qua hành động mọc.

  • Âm thanh: tiếng chim chiền Chiện lảnh lót trong trẻo tô điểm cho bức tranh mùa xuân thêm lộng lẫy.
  • Từ “ơi”: Tác giả gọi chim chiền Chiện như gọi một người bạn thân thiết, gần gũi. Tiếng hót của chim chiền chiện vút cao, lảnh lót như mở ra một không gian chiều cao, chiều rộng
  • Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Dường như nhà thơ thưởng thức tiếng chim chiền chiện không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo.

=> Lời thơ như có nhạc điệu, ngọt ngào, dịu dàng mang lại cảm giác bình yên của xứ Huế, của thiên nhiên đất trời.

  • Hình ảnh thơ “giọt long lanh rơi” được cảm nhận bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Giọt mưa xuân, giọt sương sớm của buổi ban mai, hay là giọt của mùa xuân được tiếng chim chiền Chiện tạo ra giữa không gian và cảnh vật.
  • Hành động “Tôi đưa tay tôi hứng”: sự ngây ngất, nâng niu, trân trọng trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên đất trời vào xuân.
  • Vẻ đẹp mùa xuân đất nước (khổ thơ 2 + 3)

+ “người cầm súng”: họ là những người trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tồ quốc.

+ “người ra đồng”: họ hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.

=> Là hai lực lượng chính dựng xây Tổ quốc. Câu thơ mang một ý nghĩa sâu sắc: Người ra trận đã đỗ xương máu, người ra đồng đã phải đổ mồ hôi, nước mắt. Mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân ta đã góp phần nhuộm màu phì nhiêu cho mùa xuân vĩnh hằng cho dân tộc.
  • Nghệ thuật ẩn dụ: Hình ảnh “Lộc” ở đây có thể hiểu là sức mạnh dân tộc:

+ “Lộc” trong khổ thơ chính là những lá ngụy trang vắt vẻo trên lưng, chở che ngụy trang cho họ bảo vệ được tính mạng của bản thân, của đồng bào.

+ “Lộc” còn là những nhành lúa trĩu bông vươn lên giữa nương đồng xanh mướt.

+ “Lộc” còn là biểu tượng của sự độc lập, tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà những người cầm súng, người ra đồng đem lại.

“Lộc” còn là niềm tin yêu, hi vọng của mỗi người vào tương lai đất nước. Người người nhà nhà như đang sẵn sàng cống hiến hết tài năng và sức lực vào công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

  • Điệp từ “Mùa xuân”: khẳng định vẻ đẹp mùa xuân đất nước đang đến trong thiên nhiên, mùa xuân cũng gieo bao sức sống vào lòng người. Ai nấy bắt tay vào công việc đầu năm trong niềm vui chào đón năm mới
  • Điệp từ “tất cả” như gợi lên không khí tất bật, hối hả của cả nước đang cuốn theo nhịp sống sôi động, không ngừng chuyển mình, cùng sánh bước theo nhịp đập con tim.
  • Nếu từ láy “hối hả” diễn tả sự sôi nổi khẩn trương thì từ “xôn xao” góp phần tô đậm một bức tranh của một đất nước đang hồi sinh.

=> Chắc hẳn nhà thơ phải lạc quan, yêu đời lắm nên mới có thể hình dung được khung cảnh vui tươi “thay da đổi thịt’ của quê hương đất nước trong những giờ phút lâm chung như vậy. Tình yêu cuộc sống tha thiết giúp tác giả có thêm sự tinh tế tuyệt vời để khái quát được hình ảnh đất nước yêu mến.

  • Bằng nghệ thuật nhân hoá “Đất nước bốn nghìn năm”: hình ảnh đất nước được nhân hoá như một người mẹ hiền tần tảo, chịu đựng, hi sinh. Trải qua bốn nghìn năm với bao thăng trầm lịch sử. Biết bao nhiêu mùa xuân ông cha ta đánh giặc giữ nước, bao nhiêu mùa xuân lập chiến công chống quân xâm lược “vất vả và gian lao”. Đất nước ấy được đứng trên đài vinh quang, được hưởng những mùa xuân tươi đẹp nhưng phải đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt và cả tính mạng.
  • Từ “cứ” đặt đầu câu thơ như một sự khẳng định, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng.
=> Có thể nói bao nỗi nhọc nhằn, đắng cay của dân tộc được đáp lại bằng những mùa xuân tiếp nối vô tận. Đó là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của nhà thơ đối với đất nước, với dân tộc.

– Nghệ thuật so sánh: Đất nước ấy được ví như vì sao, vì sao luôn tỏa sáng, vì sao của vĩnh hằng.

=> Ánh sáng lấp lánh ấy tưởng như xa xôi nhưng lại rất gần gũi trong lòng mọi người. Ánh sáng lung linh ấy soi rọi mọi tâm hồn, mọi bước đường chúng ta đi.

=> Một lần nữa nhà thơ lại khơi dậy niềm tin mãnh liệt vào một đất nước bất tử, một dân tộc bất khuất, anh hùng, mãi mãi đi lên, mãi mãi phồn vinh.

* Tóm lại: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Bài thơ theo thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, gần gũi với dân tộc, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp 0.25
TỔNG ĐIẾM 10

Tags: đề thi vào lớp 10lớp 9ôn thi vào cấp 3

Video liên quan

Chủ đề