Thời gian phản hồi trung bình của máy chủ

Ngoài độ trễ, bạn còn có thể tính toán hiệu năng mạng ở khía cạnh băng thông, thông lượng, phương sai độ trễ và mất gói tin.

Băng thông

Băng thông tính toán khối lượng dữ liệu có thể đi qua mạng tại một thời điểm nhất định. Băng thông được tính theo đơn vị dữ liệu mỗi giây. Ví dụ: mạng có băng thông 1 gigabit mỗi giây (Gbps) thường hoạt động ổn định hơn mạng có băng thông 10 megabit mỗi giây (Mbps).

So sánh độ trễ với băng thông

Nếu mạng được xem như một đường ống nước, băng thông sẽ cho bạn biết chiều rộng của đường ống, còn độ trễ là tốc độ nước đi qua đường ống. Độ trễ sẽ tăng trong giai đoạn sử dụng cao điểm khi có ít băng thông, tuy nhiên có nhiều băng thông cũng không nhất thiết đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều dữ liệu hơn. Trên thực tế, độ trễ có thể làm giảm lợi nhuận trên vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng băng thông cao, tốn kém.

Thông lượng

Thông lượng là khối lượng dữ liệu trung bình thực sự có thể đi qua mạng trong một khoảng thời gian cụ thể. Thông lượng cho biết số gói dữ liệu tới được điểm đích thành công và mất gói dữ liệu.

So sánh độ trễ với thông lượng

Thông lượng tính toán tác động của độ trễ đối với băng thông mạng. Thông lượng cho biết lượng băng thông có sẵn sau khi trừ độ trễ. Ví dụ: băng thông mạng có thể ở mức 100 Mbps, nhưng do độ trễ, thông lượng của băng thông chỉ ở mức 50 Mbps vào ban ngày nhưng tăng lên 80 Mbps vào ban đêm.

Phương sai độ trễ (jitter)

Phương sai độ trễ là sự thay đổi thời gian trễ giữa hoạt động truyền dẫn dữ liệu và nhận dữ liệu qua một kết nối mạng. Để người dùng có trải nghiệm tốt hơn, độ trễ nhất quán sẽ được ưu tiên hơn so với độ trễ có tính biến động.

So sánh độ trễ với phương sai độ trễ

Phương sai độ trễ là sự thay đổi độ trễ của mạng theo thời gian. Độ trễ gây ra tình trạng chậm trễ trong quá trình truyền các gói dữ liệu qua mạng, còn phương sai độ trễ lại xảy ra khi các gói mạng này được truyền đến theo thứ tự khác với dự tính của người dùng.

Mất gói tin

Mất gói tin tính toán số gói dữ liệu không tới được điểm đích. Các yếu tố như lỗi phần mềm, vấn đề phần cứng và tắc nghẽn mạng, gây ra tình trạng mất gói tin trong quá trình truyền dẫn dữ liệu.

So sánh độ trễ với mất gói tin

Độ trễ tính toán tình trạng chậm trễ trong gói tin tới được điểm đích. Độ trễ được tính theo đơn vị thời gian như mili giây. Mất gói tin là một giá trị phần trăm tính toán số gói tin không tới được điểm đích. Tức là nếu có 91/100 gói tin tới được điểm đích, giá trị mất gói tin là 9%.

Để khắc phục triệt để tình trạng trang web mất quá nhiều thời gian để phản hồi, cải thiện tốc độ website và hiệu suất server thì giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Cùng Nhân Hòa tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết này nhé.

1. Tìm hiểu tổng quan Giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) là gì?

.png)

TTFB là viết tắt của cụm từ “Time To First Byte” được hiểu là thời gian phản hồi của máy chủ. TTFB là khoảng thời gian trình duyệt cần phải đợi để nhận được những thông tin đầu tiên sau khi gửi yêu cầu đến máy chủ web (web server).

TTFB lý tưởng và được các thanh công cụ kiểm tra tốc độ website đánh giá tốt là không cao quá 0.2 giây. Dưới 0.1 giây là mốc thời gian vô cùng tuyệt vời, còn nếu từ 0.5 giây trở lên thì đó là một con số khá tệ.

Xem thêm: Vị trí đặt máy chủ - [TIÊU CHÍ LỰA CHỌN VỊ TRÍ TỐT NHẤT]

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian phản hồi của máy

.png)

Dịch vụ hosting server yếu kém

Nguyên nhân chủ yếu làm giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) là do dịch vụ hosting server yếu kém. Tình trạng quá tài sẽ xảy ra khi máy chủ host có cấu hình không đủ lớn nhưng bị nhồi nhét quá nhiều website, cộng thêm việc không được tối ưu đúng cách, chức năng lạc hậu,...

Vậy nên, hãy lựa chọn một dịch vụ hosting được thiết lập riêng cho nền tảng mã nguồn website của bạn để không gặp phải tình huống thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm.

Chưa tối ưu mã nguồn website

Một số dữ liệu website ở dạng tĩnh như HTML, JS, hình ảnh, web fonts hay CSS chưa được tối ưu cũng là nguyên do làm ảnh hưởng đến thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb).

Khi mã nguồn website bị nhồi nhét, không được tối ưu sẽ dẫn đến tình trạng quá tải trong lúc xử lý, đồng nghĩa với tốc độ tải của trình duyệt sẽ bị chậm.

Khoảng cách máy chủ quá xa

Khoảng cách từ máy chủ web (web server) đến các máy chủ test quá xa và kết nối đường truyền không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb).

Dữ liệu website chưa được cache

Bộ nhớ Cache là một giải pháp giúp tăng tốc độ load trang web trên trình duyệt và nếu như dữ liệu website chưa được cache chắc chắn cũng ảnh hưởng đến thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb).

Thiếu bộ nhớ đệm

Bộ nhớ đệm là yếu tố quan trọng có nhiệm vụ hỗ trợ, cung cấp nội dung trên trình duyệt nhanh hơn. Vậy nên, thiếu yếu tố này cũng làm cho thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm. Ngược lại, khi có đầy đủ bộ nhớ đệm, trình duyệt chỉ cần truy cập từ bộ nhớ cache trung gian hoặc cục bộ và cho ra kết quả một cách nhanh chóng.

Xem thêm: [SSD CLoud VPS] Thuê đăng ký mua máy chủ ảo [1] CHẤT LƯỢNG

3. Làm thế nào để giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb)

Thời gian phản hồi trung bình của máy chủ

Dưới đây là tổng kết toàn bộ giải pháp kèm theo một số bổ sung để giúp bạn nắm rõ các cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm hiệu quả nhất.

Lựa chọn dịch vụ hosting server chuyên nghiệp hơn

Dịch vụ hosting server yếu kém là nguyên nhân chủ yếu mà nhiều chủ website dễ gặp phải dẫn đến trình duyệt mất quá nhiều thời gian để phản hồi. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Hosting chất lượng tốt như Nhân Hòa để nâng cấp máy chủ web.

Tối ưu hóa máy chủ web

Apache và Nginx là hai phần mềm máy chủ được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất. Bên cạnh đó, bạn phải biết định dạng cấu hình của phần mềm đó để xác định các giới hạn cho bộ nhớ đệm trên trình duyệt giúp cung cấp hiệu suất tải trang tốt hơn.

Sử dụng bộ nhớ đệm CACHE

Bởi mỗi khi người dùng thao tác trên website, di chuyển sang các trang con, máy chủ sẽ phải tải lại trang cùng với đó là các dữ liệu cũng sẽ tải lại thêm nhiều lần sau đó.

Việc này tốn khá nhiều thời gian load trang, vậy nên thay vì phải gửi yêu cầu đến máy chủ thường xuyên thì việc sử dụng cache sẽ giúp bạn lưu các tài nguyên này vào bộ nhớ của trình duyệt.

Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý - delicated server web giá rẻ

Chia rõ và cấu hình các phần CSS

Chia rõ và cấu hình các phần CSS bằng cách tạo một stylesheet chứa nội dung chung, sau đó tạo các stylesheet riêng biệt cho từng layout như: trang tin tức, trang chủ, trang sản phẩm,...

Việc này sẽ làm giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm giúp người truy cập nhanh nhận được những thông tin mình muốn khi đến mỗi trang.

4. Lời kết

Thời gian phản hồi trung bình của máy chủ

Nội dung bài viết trên đây là nguyên nhân và cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) mà Nhân Hòa muốn chia sẻ đến các bạn. Khi TTFB trên website của bạn càng nhanh thì người dùng sẽ cảm thấy hài lòng và ở lại trải nghiệm lâu hơn. Chúc bạn áp dụng các giải pháp trên thành công và sớm tạo được trang web có TTFB như mong muốn.