Thời gian chờ bảo hiểm thai sản là gì

04.10.2021 03 phút để đọc

Show
Chia sẻ

Thời gian chờ trong bảo hiểm là gì? Vì sao sau khi mua bảo hiểm, bạn sẽ không nhận được quyền lợi bảo hiểm ngay lập tức? Cùng tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết sau!

1. Thời gian chờ trong bảo hiểm là gì?

Thời gian chờ trong bảo hiểm là khoảng thời gian tính từ lúc ký kết hợp đồng cho đến khi người tham gia bảo hiểm được quyền nhận quyền lợi bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm.

Xem thêm: Tìm hiểu sự kiện bảo hiểm là gì?

Thời gian chờ là một trong những quy định để tránh các trường hợp trục lợi từ bảo hiểm, biết trước sự kiện bảo hiểm xảy ra và mua bảo hiểm để được hưởng lợi.

Thời gian chờ có ý nghĩa quan trọng trong bảo hiểm

Ví dụ trong hợp đồng bảo hiểm quy định thời gian chờ là 60 ngày. Thì bạn sẽ bắt đầu được nhận quyền lợi bảo hiểm từ ngày thứ 61 tính từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên mỗi loại hình bảo hiểm sẽ có quy định khác nhau về thời gian chờ và quyền lợi nhận được.

2. Thời gian chờ trong bảo hiểm có ý nghĩa gì?

Quy định về thời gian chờ trong bảo hiểm nhằm ràng buộc trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm, với sức khỏe của chính mình nhằm hạn chế các trường hợp trục lợi bảo hiểm.

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp khách hàng mua bảo hiểm khi biết tình trạng sức khỏe của mình không tốt hoặc biết trường các trường hợp bệnh hoặc có ý định tự tử. Họ tham gia bảo hiểm để người thân, gia đình sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm từ công ty bảo hiểm sau khi mình qua đời hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Xem thêm: Tái tục hợp đồng bảo hiểm là gì?

Thời gian chờ được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nha khoa...Tùy từng loại hình bảo hiểm và tùy công ty mà thời gian chờ có thể thay đổi khác nhau.

3. Khi nào không áp dụng thời gian chờ trong bảo hiểm?

Hầu như tất cả các loại bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe đều áp dụng thời gian chờ. Một số trường hợp tái tục, gia hạn hợp đồng bảo hiểm cũ sẽ không cần áp dụng thời gian chờ.

4. Yếu tố quyết định thời gian chờ trong bảo hiểm

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại và trong quá khứ: đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xác định thời gian chờ. Vì vậy bạn cần khai đúng, đủ trung thực tất cả các thông tin liên quan tới sức khỏe. Trường hợp cần thiết công ty bảo hiểm sẽ yêu cầu bạn đi khám sức khỏe tại bệnh viện được chỉ định.
  • Độ tuổi: tuổi càng cao thì rủi ro bệnh tật sẽ càng lớn do đó thời gian chờ có thể lâu hơn.
  • Giới tính: đây cũng là yếu tố được xem xét để xác định thời gian chờ.
  • Nghề nghiệp: nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng giúp công ty bảo hiểm quyết định thời gian chờ.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ trong bảo hiểm

Xem thêm: Trục lợi bảo hiểm là gì?

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc thời gian chờ trong bảo hiểm là gì? Nắm rõ định nghĩa về thời gian chờ sẽ giúp khách hàng biết được chính xác thời điểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm của mình. Mỗi loại bảo hiểm sẽ có thời gian chờ khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết thời gian chờ của các sản phẩm bảo hiểm Generali, mời bạn liên hệ ngay hotline 1900 96 96 75!

Thời gian chờ: Là khoảng thời gian mà Người được bảo hiểm không được chi trả cho 1 quyền lợi cụ thể. Bao gồm cả những sự kiện phát sinh trong thời gian chờ nhưng hậu quả xảy ra/điều trị kéo dài ngoài thời gian chờ và trong thời hạn bảo hiểm. Thời gian chờ áp dụng cho từng quyền lợi là khác nhau.

Quyền lợi bảo hiểm chỉ được kích hoạt khi đã vượt qua thời gian chờ.

Thời gian chờ bảo hiểm thai sản là gì
Thời gian chờ là nội dung quan trọng trong bảo hiểm khám chữa bệnh

Thời gian chờ được tính thế nào?

Thời gian chờ được tính từ ngày tham gia bảo hiểm đối với mỗi quyền lợi. Thời gian chờ áp dụng cho mỗi nhân viên có thể khác nhau tùy thuộc vào thời điểm tham gia.

Các mốc thời gian:

  • Ngày hiệu lực bảo hiểm đầu tiên
  • Ngày phát hiện có triệu chứng
  • Ngày đi khám bác sĩ

Thời gian chờ tính từ ngày hiệu lực đến ngày khám bác sĩ (không tính ngày có triệu chứng bệnh)

Thời gian chờ quy định trong PVI Care

  1. Tai nạn: Có hiệu lực bảo hiểm ngay (Không áp dụng thời gian chờ).
  2. Bệnh thông thường: 30 ngày kể từ ngày hiệu lực.
  3. Bệnh đặc biệt, bệnh mãn tính, bệnh có sẵn: 365 ngày kể từ ngày hiệu lực.
  4. Biến chứng thai sản: 60 ngày kể từ ngày hiệu lực.
  5. Sinh con: 270 ngày kể từ ngày hiệu lực (Tính từ ngày hiệu lực đến ngày sinh, không phải tính theo ngày nhập viện chờ sinh).

Như vậy, khi NĐBH đã tham gia đủ 01 năm thì năm sau tái tục sẽ được miễn toàn bộ thời gian chờ.

Tại sao lại có Thời gian chờ trong bảo hiểm sức khỏe?

Dựa trên nguyên tắc cơ bản, bảo hiểm sẽ không chi trả cho các trường hợp đang ốm bệnh mà tham gia bảo hiểm. Do đó, thay vì Người được bảo hiểm phải yêu cầu khám sức khỏe trước khi tham gia bảo hiểm thì có quy định 1 khoảng thời gian chờ nhất định, phù hợp với từng tình trạng bệnh.

Chọn chương trình & Gửi thông tin yêu cầu

Câu hỏi thường gặp

Năm trước Công ty tôi tham gia tại công ty bảo hiểm ABC. Vậy năm nay tham gia ở PVI có phải áp dụng thời gian chờ lại từ đầu không?

KHÔNG. Bảo hiểm PVI tính thời gian chờ tiếp tục cho Khách hàng đang tham gia tại công ty bảo hiểm cũ.

Nhân viên không may bị tai nạn chỉ sau 3 ngày bắt đầu hiệu lực bảo hiểm có được chi trả bồi thường không?

CÓ. Quyền lợi về Tai nạn không phải áp dụng thời gian chờ (Có hiệu lực ngay cùng với hiệu lực của hợp đồng – thường là ngày ký hợp đồng).

Bảo hiểm PVI có chính sách ưu đãi nào về thời gian chờ không?

CÓ. Đối với công ty tham gia lần đầu trên 50 Nhân viên, PVI sẽ không áp dụng thời gian chờ.
Vui lòng gửi thông tin đến đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi để có thêm chi tiết.

Trung tâm bồi thường của chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời các vướng mắc về hồ sơ bồi thường 24/7

Bởi ebh.vn - 27/04/2022

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy chế độ thai sản là gì? Trong bài viết dưới đây eBH sẽ gửi đến bạn đọc tổng quan nhất về chế độ bảo hiểm thai sản mới nhất. Điều kiện và mức hưởng cụ thể đối với từng nhóm đối tượng.

Thời gian chờ bảo hiểm thai sản là gì

Người lao động hưởng chế độ thai sản khi tham gia BHXH

1. Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Người lao động hưởng chế độ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Pháp luật, cụ thể như sau:

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo Điều 31, Luật BHXH 58/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi đáp ứng đủ cả 2 điều kiện:

2.1 Điều kiện về đối tượng hưởng

Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

d) Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản;

đ) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

e) Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con;

2.2 Điều kiện về thời gian đóng BHXH

Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi: "Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?" được nhiều người lao động quan tâm. Theo đó,

  • Người lao động quy định tại các điểm b, c và d phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

  • Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, người lao động đáp ứng đủ cả 2 điều kiện tại mục 2.1 và 2.2 kể trên có thể làm hỗ sơ hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định.

Trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản khi người lao động chỉ đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện hoặc cả 2 điều kiện kể trên.

3. Thời gian hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo Điều 32, 33, 34,35,36 và 37 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội quy định chi tiết thời gian hưởng chế độ BHTS như sau:

3.1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

  • Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian chờ bảo hiểm thai sản là gì

Người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản khi khám thai

3.2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  1. 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

  2. 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

  3. 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

  4. 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

3.3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Thời gian hưởng chế độ sinh con theo quy định như trong bảng sau:

 

Điều kiện

Thời gian nghỉ(*)

Lao động nữ

Trước và sau khi sinh con

6 tháng

Trước khi sinh

Tối đa không quá 02 tháng

Sinh đôi trở lên

Tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng

Lao động nam

05 ngày làm việc

Sinh con phải phẫu thuật/ sinh con dưới 32 tuần tuổi

07 ngày làm việc

Sinh đôi

10 ngày làm việc

Sinh ba trở lên

Cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày

Sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật

14 ngày làm việc

Lưu ý:

  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con;

  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội;

  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với người lao động làm việc trong điều kiện trên.

Ngoài ra:

  • Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;

  • Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng;

  • Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật.

3.4. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

3.5. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động sẽ được hưởng các ngày nghỉ theo quy định.

  • 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

  • 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

4. Mức hưởng chế độ thai sản

Cách tính bảo hiểm thai sản được áp dụng theo công thức: Mức hưởng = (Mbq6t x 100% x L)

Trong đó:

  • Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

  • L: Số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi.

Mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Căn cứ theo Điều 38, Luật BHXH năm 2014 quy định “Lao động nữ sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia BHXH thì bố được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.

Mặt khác, căn cứ Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày. Lao động nữ được hưởng trợ cấp tiền dưỡng sức sau sinh mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Do vẫn chịu ảnh hưởng của đại dịch covid-19 vậy nên từ năm 2019 đến nay mức lương cơ sở năm 2022 sẽ vẫn được giữ nguyên ở mức 1.490.000 đồng;

Như vậy: Nếu người lao động sinh con hoặc nhận con nuôi trong năm 2022, mức tiền trợ cấp 1 ngày là: 1.490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng.

Ví dụ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của chị Nguyễn Thị A là 5 triệu đồng/tháng; lao động A sinh ngày 25/1/2021 được xét nghỉ sinh 06 tháng.

  • Nếu lao động A sinh trong năm 2021. Vậy nên Tiền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ là:  5.000.000 x 6 = 30.000.000 VNĐ. 

  • Nếu lao động A sau nghỉ thai sản mà sức khỏe yếu, cần nghỉ thêm theo chỉ định của bác sĩ thì được hưởng thêm tiền dưỡng sức phục hồi sau sinh. Mức hưởng 1 ngày của lao động A là 447.000 đồng.

4.1 Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày.

Lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp từ chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2020 được điều chỉnh tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp dưỡng sức sau sinh của lao động nữ theo đó cũng tăng lên 480.000 đồng/ngày.

4.2 Chế độ vợ sinh con chồng được nghỉ làm vẫn hưởng lương

Theo quy định, khi vợ sinh con có chồng tham gia đóng BHXH thì người chồng sẽ được hưởng chế độ thai sản cho chồng, được nghỉ làm việc tại công ty mà vẫn được hưởng lương đầy đủ. Căn cứ vào Khoản 2, Điều 34, Luật BHXH 2014 người chồng có vợ sinh con sẽ được nghỉ như sau:

  1. Nghỉ 05 ngày làm việc với sinh thường 1 con;

  2. Nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;

  3. Nghỉ 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc;

  4. Nghỉ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật;

Tuy nhiên lao động nam cần lưu ý số ngày nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ cuối tuần. Thời gian nghỉ của lao động nam được tính trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con. Trường hợp lao động nam nghỉ trước thời gian vợ sinh con thì những ngày nghỉ đó được tính là nghỉ phép/ hoặc nghỉ tự do và không được hưởng lương.

5. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Thời gian chờ bảo hiểm thai sản là gì

Chi tiết hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động.

Không chỉ nữ được hưởng thai sản mà cả nam giới cũng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Để hưởng chế độ thai sản sẽ căn cứ vào từng trường hợp người lao động cần làm các bộ hồ sơ khác nhau theo quy định. 

5.1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 101, Luật bảo hiểm xã hội 2014 hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm 5 loại giấy tờ gồm:

  1. Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

  2. Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

  3. Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

  4. Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

  5. Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội.

5.2. Các trường hợp khác

Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại Khoản 1, Điều 37, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phải có cả 2 giấy tờ sau:

Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

5.3. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 101, Luật BHXH năm 2014, trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có cả 2 giấy tờ sau:

  1. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;

  2. Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

6. Thủ tục hưởng chế độ thai sản

Quy trình và thủ tục hưởng chế độ thai sản gồm 3 bước. Lưu ý người lao động xin hưởng chế độ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu trên và thực hiện theo quy trình sau đây.

Thời gian chờ bảo hiểm thai sản là gì

Thủ tục hưởng chế độ thai sản người lao động cần chuẩn bị.

6.1 Bước 1: Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đúng với trường hợp của mình cho người sử dụng lao động.

Trường hợp thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi thì người lao động sẽ nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.

6.2 Bước 2: Người lao động chờ xét duyệt 

Căn cứ theo Điều 102, Luật BHXH 2014, sau khi nộp đủ hồ sơ theo quy định người lao động sẽ phải chờ để được xử lý hồ sơ.

  • Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ tổng hợp theo quy định nộp lên cơ quan BHXH.

Thời gian chờ xét duyệt giải quyết và chi trả cho người lao động từ cơ quan BHXH như sau:

  • 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động.

  • 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh, nhận con nuôi.

6.3 Bước 3. Nhận chi trả từ cơ quan bảo hiểm xã hội

Trong thời gian chờ giải quyết (tối đa trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ) người lao động sẽ nhận được thông báo chi trả của cơ quan BHXH. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau khi nhận được thông báo chi trả, người lao động sẽ nhận chi trả từ cơ quan bảo hiểm xã hội, thời gian nhận tối đa không quá 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, trong bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử đã gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về chế độ thai sản năm 2022. Hưởng bảo hiểm thai sản là quyền lợi mà người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng giúp người lao động trong giai đoạn khó khăn, được hỗ trợ về tài chính và số ngày nghỉ đảm bảo sức khỏe cả về thể chất và tinh thần cho người lao động.

Người lao động nên biết: Sau sinh và hưởng quyền lợi từ chế độ thai sản, lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi còn được hưởng thêm 8 quyền lợi vô cùng hưu ích từ chế độ con nhỏ mà không phải ai cũng biết Xem chi tiết