Vì sao phi công không được có sẹo

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

(Dân trí) - Ngoài những quy định chặt chẽ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại hình, nhiều hãng hàng không còn yêu cầu phi công của mình không được phép để râu hoặc có sẹo trên cơ thể. Tại sao?

Vì sao phi công không được có sẹo
Tại sao phi công không được phép để râu

Nhiều hãng hàng không trên thế giới có quy định rất chặt chẽ, nghiêm cấm phi công để râu. Điều này xuất phát từ việc nếu có tình huống khẩn cấp xảy ra, nếu phi công có râu, mặt nạ dưỡng khí không thể ôm khít mặt. Với tình huống đó, các phi công phải là người cần tỉnh táo nhất để kịp thời ứng phó cũng như cứu sống hành khách.

Vì sao phi công không được có sẹo
Nhiều hãng hàng không quy định phi công không được để râu

Bên cạnh râu, các phi công cũng không được phép đeo bất cứ thứ gì trên mặt khiến họ không thể đeo mặt nạ đúng cách. Điều này sẽ khiến họ gây nguy hiểm cho chính mình và cho cả hành khách trên chuyến bay.

Ngoài ra, một quy định khác đó là trên người phi công không được có sẹo hoặc sẹo quá to.

Vì sao phi công không được có sẹo

Càng lên cao, áp lực không khí càng xuống thấp. Ở điều kiện này, cơ thể con người sẽ "nở" ra, khiến các vết sẹo dễ bị "rách". Những vết sẹo càng lớn, khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Trong trường hợp máy bay gặp sự cố về máy nén khí, những vết sẹo không đủ khả năng chống lại áp lực sẽ bị nứt ra và chảy máu.

Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp xấu nhất. Còn thông thường tại buồng lái máy bay và cabin đều là những phòng kín với áp lực được cân bằng giống như không khí ở độ cao 2000 m so với mực nước biển nên không gây nguy hiểm với người có sẹo.

Vì sao phi công không được có sẹo
Những quy định trên xuất phát từ vấn đề an toàn cho chuyến bay

Những quy định phía trên không phải hãng bay nào cũng áp dụng. Một số hãng hàng không vẫn chấp nhận cho phi công của mình nuôi râu, miễn là mặt nạ dưỡng khí hoạt động bình thường, hoặc quy định cụ thể về độ lớn của vết sẹo.

Hoàng Hà

Theo BA

Ngoài những quy định chặt chẽ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại hình, nhiều hãng hàng không còn yêu cầu phi công của mình không được phép để râu hoặc có sẹo trên cơ thể. Tại sao?

Nhiều hãng hàng không trên thế giới có quy định rất chặt chẽ, nghiêm cấm phi công để râu. Điều này xuất phát từ việc khi có tình huống khẩn cấp xảy ra, nếu phi công có râu, mặt nạ dưỡng khí không thể ôm khít mặt. Với tình huống đó, các phi công phải là người cần tỉnh táo nhất để kịp thời ứng phó cũng như cứu sống hành khách.

Vì sao phi công không được có sẹo

Bên cạnh râu, các phi công cũng không được phép đeo bất cứ thứ gì trên mặt khiến họ không thể đeo mặt nạ đúng cách. Điều này sẽ khiến họ gây nguy hiểm cho chính mình và cho cả hành khách trên chuyến bay.

Ngoài ra, một quy định khác đó là trên người phi công không được có sẹo hoặc sẹo quá to.

Càng lên cao, áp lực không khí càng xuống thấp. Ở điều kiện này, cơ thể con người sẽ “nở” ra, khiến các vết sẹo dễ bị “rách”. Những vết sẹo càng lớn, khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Trong trường hợp máy bay gặp sự cố về máy nén khí, những vết sẹo không đủ khả năng chống lại áp lực sẽ bị nứt ra và chảy máu.

Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp xấu nhất. Còn thông thường tại buồng lái máy bay và cabin đều là những phòng kín với áp lực được cân bằng giống như không khí ở độ cao 2000 m so với mực nước biển nên không gây nguy hiểm với người có sẹo.

Những quy định phía trên không phải hãng bay nào cũng áp dụng. Một số hãng hàng không vẫn chấp nhận cho phi công của mình nuôi râu, miễn là mặt nạ dưỡng khí hoạt động bình thường, hoặc quy định cụ thể về độ lớn của vết sẹo.

Theo Dân Trí – nguồn: BA

Mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng và nghề phi công cũng vậy. Để có thể điều khiển máy bay, các thí sinh cần trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt và trang bị những kĩ năng cần thiết. Đồng thời, phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và có ngoại hình ưa nhìn, cân đối, không dị tật… Vậy đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi, tại sao cơ thể phi công không được có vết sẹo hay để râu?

Buồng lái máy bay với nhiều màn hình và máy móc phức tạp, đòi hỏi phi công cần tập trung cao độ. (Ảnh: Báo Giáo dục TP.HCM)

Vietnamnet đưa tin, khi lên cao, áp lực không khí luôn xuống thấp và trong điều kiện này, cơ thể người sẽ “nở” ra, khiến vết sẹo dù mới hay lâu năm đều dễ bị hở miệng và “rách”. Vết sẹo nào có kích thước càng lớn thì khả năng chịu được áp lực càng nhỏ và ngược lại. Nếu không may máy bay gặp sự cố khiến máy nén khí dừng hoạt động, những vết sẹo trên da phi công sẽ không thể chống lại áp lực từ không khí, từ đó bị “vỡ”.

Công An Nhân Dân cho biết thêm, đối với hành khách có sẹo, trong tình huống khẩn cấp, vết sẹo đó chỉ nứt ra và không khiến họ gặp quá nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, với phi công, người cần tập trung cao độ vì nắm trong tay sự an toàn của toàn bộ hành khách, thì chỉ cần một vết thương cũng có thể khiến họ bị xao nhãng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện.

Phi công phải có ngoại hình ưa nhìn, không dị tật. (Ảnh: Sao Star)

Dù vậy, đó chỉ là trường hợp xấu nhất và rất hiếm gặp. Thông thường trong cabin và buồng lái máy bay, áp lực khí đều được cân bằng nên không gây nguy hiểm với những ai có sẹo. Nhưng để cẩn thận hơn, hầu hết hãng hàng không đều đưa ra quy định “không được có sẹo”, hoặc có yêu cầu về kích cỡ vết sẹo trong phần tuyển dụng.

Bên cạnh đó, nhiều hãng bay cũng nghiêm cấm phi công để râu hay xỏ khuyên. Công An Nhân Dân cho hay, lí do là râu hoặc đồ trang sức có thể khiến mặt nạ cung cấp oxy không còn vừa vặn với khuôn mặt, cũng như không thể hoạt động bình thường trong các tình huống khẩn cấp.

Vì sao phi công không được có sẹo

Trước khi bắt đầu hành trình, các phi công phải ghi chép cẩn thận những thông tin về chuyến bay. (Ảnh: Dân Việt)

VnExpress đăng tải, trong quá trình giám tuyển sức khỏe, những người muốn ứng tuyển phi công quân sự phải trải qua 3 giai đoạn, gồm khám sơ bộ, khám chi tiết và tiếp đến là xét nghiệm cận lâm sàng. Trước khi nhận chứng chỉ bay, họ phải kiểm tra sức khoẻ một lần cuối. Phi công dân dụng cũng cần trải qua 3 giai đoạn như vậy, song các thủ tục được giảm bớt để tránh vất vả cho thí sinh mà vẫn giữ được chất lượng tuyển dụng.

Báo cáo của US News trong năm 2020 cho thấy, phi công được xếp thứ 17 trong danh sách những ngành nghề đem lại thu nhập cao nhất thế giới. Cụ thể, vào năm 2018, mức lương trung bình của nghề này trong một năm là 115.670 USD (hơn 2,6 tỉ đồng). Trong đó, có đến 25% số phi công được trả trung bình 197.540 USD (gần 4,5 tỉ đồng).

Để được cấp chứng chỉ bay, phi công phải trải qua nhiều khâu kiểm tra sức khoẻ. (Ảnh: Stanford Aviation)

Được trả mức lương lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng, lại nắm trong tay sự an toàn của toàn bộ hành khách ngồi trên máy bay, không có gì khó hiểu khi phi công luôn phải tuân thủ theo nhiều quy định nghiêm ngặt. Bạn có suy nghĩ gì về những tiêu chuẩn mà một phi công cần đáp ứng? Hãy chia sẻ cho YAN biết nhé!