Thổ công thổ địa thổ kỳ là gì năm 2024

Từ xa xưa, các gia đình tại Việt Nam đã có phong tục thờ cúng Thổ công trong nhà. Thổ công là một vị thần có vai trò quan trọng trong mỗi gia đình, được xem là vị thần giữ nhà giữ cửa, nắm giữa họa phúc của gia đình. Như vậy thì thờ Thổ công là gì và ý nghĩa của tục thờ cúng Thổ công của người Việt như thế nào, hãy cùng Công ty Hồng Phúc tìm hiểu nhé!

1, Tục thờ Thổ công là gì?

Theo quan niệm của mỗi con người Việt Nam từ xưa đến nay, Thổ Công chính là một vị phúc thần. Thần nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng, trông coi nhà cửa, mang đến vận may, tài lộc cho gia đình. Ngoài ra, Thần còn giúp xua đuổi yêu ma, không cho chúng vào nhà làm ảnh hưởng đến gia đình.

Thổ công ra đời gắn liền với truyền thuyết của cha ông ta từ xa xưa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này diễn ra như thế nào nhé.

Tục thờ Thổ công của người Việt

Ngày xửa ngày xưa, một người đàn ông tên Trọng Cao và một người phụ nữ tên Thị Nhi, hai người là một cặp vợ chồng . Tuy nhiên, đã sống bên nhau được 1 thời gian dài rồi mà hai người vẫn chưa có một mụn con nào.

Cũng vì chuyện này, cả hai đã nhiều lần xảy ra tranh chấp, cãi vã. Một hôm, Trọng Cao có uống rượu say và trong lúc mâu thuẫn, vì nóng nảy nên Trọng Cao đã đánh vợ mình. Người vợ vì quá uất ức nên đã bỏ nhà, bỏ chồng ra đi.

Sau khi Trọng Cao tỉnh rượu, không thấy vợ mình đâu, anh đã rất hối hận. Anh chạy đôn chạy đáo khắp nơi để tìm vợ nhưng không thấy. Từ khi vợ đi, anh sống như một người không hồn, lang thang đói rách, xin ăn qua ngày.

Còn về người vợ Thị Nhi, sau khi bỏ nhà ra đi, nàng đã gặp Phạm Lang. Hai người có nảy sinh tình cảm, đem lòng yêu mến nhau nên sau đó họ đã nên duyên vợ chồng.

Thời gian trôi qua, một hôm, Trọng Cao đi xin ăn ở xóm bên. Có một người phụ nữ đã tốt bụng, thương hại đem cho chàng 1 chén cơm nguội. Khi chàng ngẩng đầu lên để cảm ơn, hai người đã chạm mặt nhau. Và không thể ngờ người phụ nữ đó lại chính là Thị Nhi, người vợ cũ của chàng. Hai người vừa vui lại vừa tủi, tâm sự lại chuyện ngày xưa. Nếu cứ để Trọng Cao ở đó mà lát nữa Phạm Lang về thì sẽ rất khó xử, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn tạm trong đống rơm sau nhà.

Phạm Lang đi làm về, đang ngồi ăn cơm thì sực nhớ ra là phải đốt rơm để lấy tro bón ruộng, chàng liền ra đốt đống rơm sau vườn. Cũng là mùa hanh khô nên lửa cháy rất nhanh và lớn. Còn Trọng Cao vì bị đói lâu ngày, nay được ăn no nên ngủ say không biết trời đất gì. Thị Nhi không biết chuyện gì, chạy ra thì thấy đống rơm đã cháy gần hết, vì thương chồng cũ nên nàng liền chạy vào theo. Phạm Lang thấy vợ mình chạy vào đám lửa, không hiểu chuyện gì nhưng cũng lao vào theo để cứu vợ. Cuối cùng, cả ba người đều cháy thành tro bụi.

Ông trời chứng kiến mọi chuyện, vì quá thương xót nên đã tụ tập ba người họ lại và quyết định phong thần cho họ:

Trọng Cao là Thổ địa, vị thần cai quản việc nhà

Thị Nhi là Thổ kỳ, cai quản việc chợ búa, chia tiêu

Phạm Lang là Thổ công, cai quản việc bếp núc

Và kể từ đó, phong tục thờ Thổ Công của người Việt bắt đầu có.

Tục thờ Thổ công của người Việt

3, Bàn thờ Thổ Công

Vị trí

Bàn thờ Thổ công thông thường được đặt cùng với bàn thờ gia tiên, nhưng không đặt chung bát hương với gia tiên mà sẽ đặt cao hơn gia tiên 1 bậc, và được đặt tại vị trí trung tâm của bàn thờ. Ngoài ra, bàn thờ Thổ cung cũng phải luôn được đặt ở gian chính giữa của ngôi nhà.

Bài vị thờ cúng Thổ công

Bài vị thờ cúng Thổ công sẽ được bày ở vị trí chính giữa gian thờ. Và thông thường, các gia đình sẽ đặt bài vị có danh hiệu của cả ba vị thần: Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ.

Theo quan niệm từ xưa, mỗi gia đình sẽ có một vị Thổ công riêng, không gia đình nào là giống nhau. Và theo tục lệ, vào ngày 23 tháng 12 Âm lịch hàng năm, nhà nhà đều đốt đi bài vị cũ, thay bài vị mới cho các vị thần.

Một số đồ thờ khác

Ngoài những đồ thờ bắt buộc thì trên bàn thờ còn có thể đặt thêm một số những đồ thờ khác như: mâm bồng, đèn đồng, bình hoa…

Tục thờ Thổ công của người Việt

4, Nghi lễ cúng Thổ Công

Ngày tuần tiết

Mỗi nơi mỗi dân tộc sẽ có những nghi thức thờ cúng Thổ công khác nhau. Đối với người Trung Hoa, với trọng trách chính của Thổ công là cai quản đất nhà. Vì thế khi cúng Thổ công, họ lấy rượu tưới lên sàn nhà, như để mười các vị thần dưới đất uống rượu.

Còn đối với người Việt, Thổ công nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng trong gia đình. Họ cũng Thổ công mỗi khi muốn xin làm một việc gì đó. Đồ cúng thì sẽ tùy tâm gia chủ, có thể là đồ mặn hay đồ chay đều được. Một số lễ thờ cúng Thổ công khi có việc đại sự thì gia chủ nên chuẩn bị đồ cúng mặn, bao gồm xôi, gà, thịt, rượu,,, Còn những ngày thường thì chỉ cần hoa quả, bánh kẹo, trà nước…

Tục thờ Thổ công của người Việt

Ngày Tết Thổ Công

Đây được coi là dịp lễ quan trọng nhất trong năm về tục thờ cúng Thổ công. Ngày Tết Thổ công hay còn gọi là Ngày ông Công ông Táo. Ngày này được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Vào ngày này, ông Công ông Táo sẽ lên chầu trời, bẩm báo về những việc đã xảy ra trong suốt 1 năm qua của gia đình với Ngọc Hoàng.

Và theo như tục lệ, ngoài những đồ thờ cúng bắt buộc, các gia đình sẽ mua thêm cá chép để thắp hương. Cá chép được coi là phương tiện để giúp đưa các vị thần về chầu trời. Sau khi cúng, cá chép sẽ được đưa ra những ao, sông hồ để thực hiện phóng sinh. Điều này cũng nhằm muốn thể hiện sự từ bi, không sát sinh, tu tâm tích đức để gặt hái được nhiều lộc lá hơn.

Bài viết trên là một số chia sẻ của chúng tôi về tục thờ cúng thổ công của người Việt. Hi vọng, qua bài viết, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tục thờ cúng này, từ đó biết cách áp dụng và đem lại được nhiều vận may hơn cho gia đình nhé. Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi đảm bảo có những tuyệt đối cho khách hàng, để khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ.

Chủ đề