Theo đoạn trích điều đáng sợ nhất của một người có lòng tự trọng là gì

ĐỀ LUYỆN TẬP SÓ 2 L.ĐỌC – HIỂU ( 3.0 ĐIỂM) Đọc doan trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tự trọng nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị ki ( chi biết đến danh lợi của bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá/ đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta cho những câu trả lời như: “ Điều gì khiến tôi sợ hãi/ xấu hồ?”, “ Điều gì khiến tôi tự hào/ hạnh phúc? “. Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước ( sợ pháp l) nếu làm trái pháp luật và sợ điều tiếng dư luận của xã hội ( sợ đạo lí) nếu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều đáng sợ nhất với họ. Điều đảng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược lại lương tri của chính mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuôi và có cảm giác bị đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “ tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “ tòa án nhà nước” hay ” tòa án dư luận”. (..) Nói cách khác, người tự trọng/ tự trị thường không muốn làm điều xấu, ngay cả khi không ai có thể biết việc họ làm; họ săn lòng làm điều tốt ngay cả khi không có ai biết đến; họ sẵn lòng làm điều đúng mà không hề để ý đến chuyện có ai ghi nhận việc mình làm hay không. Nếu tình cờ có ai đó biết và ghi nhận thì cũng vui, nhưng nếu không có ai biết đến và cũng không có ai ghi nhận điều tốt mà mình làm thì cũng không sao cả, vì phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/ tự trị/ tự trọng là “ được sống đúng với con người của mình”, tất nhiên đó là con người phẩm giá, con người lương tri mà mình đã chọn. ( Trích Đúng việc – Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr.27-28) Câu 1: Chi ra phương thức biểu đạt chính đưoc sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, khác biệt giữa người vị kỉ và người tự trọng là gì? Câu 3: Theo anh/chị, vì sao đổi với người tự trọng, có đạo đức, “ tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “ tòa án nhà nước” hay ” tòa án du luận”? Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/ tự trị tự trọng là “ được sống đúng với con người của mình” không? Vì sao?

Đọc đoạn trích:

“Tự trọng” có nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến danh lợi của bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”…

Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước, nếu làm trái pháp luật và sự điều tiếng dư luận của xã hội, nếu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất đối với họ. Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược với lương tri của mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “toà án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”.

Người tự trọng thường đối diện với lương tri và phẩm giá bản thân, đối diện với “con người bên trong” của mình để hành động hơn là đối diện với sự răn đe của luật pháp hay sự phán xét của dư luận bên ngoài. Do đó, họ sẽ khó có thể làm việc xấu, việc sai ngay cả khi việc xấu, việc sai đó rất có lợi cho mình và nếu có làm thì cũng không sao cả, vì việc xấu việc sai đó đã trở nên phổ biến và bình thường với mọi người.

Người tự trọng có hạnh phúc, có tự hào khi được sự ghi nhận, mến trọng hay ngưỡng mộ của người khác dành cho mình không? Câu trả lời đương nhiên là có, rất hạnh phúc, rất tự hào. Nhưng đó chưa phải là hạnh phúc lớn nhất. Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi. Chính vì được dẫn dắt bởi nội tại của bản thân hơn là bị chi phối từ bên ngoài, người tự trọng thường rất tự do và tự trị khi hành động.

(Trích Đúng việc, Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr. 27-28)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, người tự trọng có những biểu hiện nào?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: đối với người có tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ (người có lòng tự trọng) là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi không? Vì sao?

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợt mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng chết đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen. Nhìn thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ … Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Ði ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vung lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

– A Phủ cho cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

– Ở đây chết mất.

A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.13-14)

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được thể hiện trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc dựng lên chi tiết nghệ thuật này.

.…….…… HẾT ….………

Powered By EmbedPress

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: “Tự trọng” có nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến danh lợi của bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”… Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước, nếu làm trái pháp luật và sự điều tiếng dư luận của xã hội, nếu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất đối với họ. Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược với lương tri của mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “toà án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”. Người tự trọng thường đối diện với lương tri và phẩm giá bản thân, đối diện với “con người bên trong” của mình để hành động hơn là đối diện với sự răn đe của luật pháp hay sự phán xét của dư luận bên ngoài. Do đó, họ sẽ khó có thể làm việc xấu, việc sai ngay cả khi việc xấu, việc sai đó rất có lợi cho mình và nếu có làm thì cũng không sao cả, vì việc xấu việc sai đó đã trở nên phổ biến và bình thường với mọi người. Người tự trọng có hạnh phúc, có tự hào khi được sự ghi nhận, mến trọng hay ngưỡng mộ của người khác dành cho mình không? Câu trả lời đương nhiên là có, rất hạnh phúc, rất tự hào. Nhưng đó chưa phải là hạnh phúc lớn nhất. Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi. Chính vì được dẫn dắt bởi nội tại của bản thân hơn là bị chi phối từ bên ngoài, người tự trọng thường rất tự do và tự trị khi hành động. (Trích Đúng việc, Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr. 27-28) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0.5 điểm) Phong cách ngôn ngữ : Chính luận Câu 2. Theo tác giả, người tự trọng có những biểu hiện nào? (0.5 điểm) Theo tác giả người tự trọng có những biểu hiện : Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: đối với người có tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ (người có lòng tự trọng) là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi không? Vì sao? (1.0 điểm)

Video liên quan

Chủ đề