Thế nào là phương pháp siêu hình đáp án nào dưới đây là đúng nhất

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm phương pháp biện chứng và siêu hình là gì?
  • 2. Dấu hiệu cơ bản của phương pháp luận siêu hình trong triết học là gì?
  • 3.Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng
  • 3.1. Phương pháp siêu hình
  • 3.2. Phương pháp biện chứng
  • 3.3. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và biện chứng
  • 4. Ví dụ phương pháp luận biện chứng, siêu hình
  • 5. Tìm hiểu về phương pháp biện chứng là gì ?
  • 6. Những giai đoạn phát triển của phương pháp biện chứng
  • 6.1. Phép biện chứng tự phát
  • 6.2. Phương pháp biện chứng duy tâm
  • 6.3. Phép biện chứng duy vật

1. Khái niệm phương pháp biện chứng và siêu hình là gì?

Phương pháphiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống các nguyên tắc được sử dụng nhất quán trong hoạt động nói chung của con người. Phương pháp bao gồm có phương phápnhận thứcvà phương pháp thực tiễn. Phương pháp của triết học là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực. Trong lịch sử phát triển của triết học, đã tồn tại hai phương pháp nhận thức đối lập nhau: đó làphương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

- Phương pháp biện chứng là gì ?

Phương pháp biện chứnglà phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những quy luật khách quan vốn có của nó.

- Phương pháp luận siêu hình là gì ?

Phương pháp siêu hìnhlà phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.

2. Dấu hiệu cơ bản của phương pháp luận siêu hình trong triết học là gì?

Dấu hiệu cơ bản của phương pháp luận siêu hình trong triết học là phủ nhận mọi sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

Phương pháp siêu hình là phương pháp giúp nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

Không chỉ vậy phương pháp siêu hình còn giúp chúng ta nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng” .

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

3.Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

3.1. Phương pháp siêu hình

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

3.2. Phương pháp biện chứng

Phương pháp biện chứng là phương pháp:

- Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

3.3. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và biện chứng

Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hìnhtrong lịch sử triết học chủ yếu về mặt nguyên tắc và phương pháp nhận thức thế giới khách quan. Trong việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên, thì vấn đề phân chia thế giới hiện thực thành các thuộc tính, bộ phận, hệ thống tĩnh tại và tách rời nhau đều là những điều kiện cần thiết cho nhận thức khoa học. Nhưng sẽ không đúng, nếu từ đó rút ra kết luận cho rằng phép siêu hình làthế giới quankhoa học và đúng đắn nhất. Cần phải phân biệt một bên là phương pháp trừu tượng hoá tạm thời cô lập sự vật và hiện tượng khỏi mối liên hệ chung, tách khỏi sự vận động và phát triển để nghiên cứu chúng, với một bên là phép siêu hình với tư cách là thế giới quan của triết học.

4. Ví dụ phương pháp luận biện chứng, siêu hình

Ví dụ 1:

Theo phương pháp luận biện chứng: dưới tác dụng lực cơ học thi sau khi viết viên phấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽ bị ăn mòn dần ... nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa.

Theo phương pháp luận siêu hình: thì dù bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn luôn tồn tai như thế không thay đổi

Ví dụ 2:

Theo phương pháp luận biện chứng: hiện tượng mưa là do hơi nước bốc hơi lên tạo thành các đám mây, khi quá nhiều nước trong mây, mây sẽ chuyển màu đen và hạt mưa rơi xuống

Theo phương pháp luận siêu hình: người ta tin rằng mưa là do thượng đế phái rồng phun nước hoặchiện tượng mưa là do Ngọc hoàng sai Long Vương phun nước xuống hạ giới

Ví dụ 3:

Theo phương pháp luận biện chứng: Con người tiến hoá từ loài vượn là có cơ sở khoa học và đã được chứng mình bởi nhiều thế hệ nhà khoa học khác nhau trên thế giới.

Theo phương pháp luận siêu hình: Con người là do chúa trời tạo ra

5. Tìm hiểu về phương pháp biện chứng là gì ?

Phương pháp biện chứng là một trong những phương pháp luận tồn tại ở cả triết học phương Tây và phương Đông. Phương pháp này xuất phát từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với nhiều nguồn tư tưởng và ý kiến khác nhau và những người này đều có cùng một mục đích đó làm thuyết phục người khác.

Có thể hiểu về phương pháp biện chứng qua một số ý dưới đây, đây là phương pháp:

- Để nhận thức và nhìn ra những đối tượng đang ở trong một mối liên hệ với nhau, những người này có ảnh hưởng và ràng buộc với nhau.

Tìm hiểu về phương pháp biện chứng là gì ?

- Thấy được sự thay đổi của các đối tượng ở nhiều trạng thái khác nhau và những đối tượng này đều có khuynh hướng phát triển chung đó là thuyết phục được người khác. Nguồn gốc của sự thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng đó chính là sự đấu tranh của các mặt đối lập với nhau để cùng giải quyết mâu thuẫn.

Phương pháp biện chứng thể hiện được sự tư duy linh hoạt, trong trường hợp cần thiết thì nó sẽ thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó và vừa không phải là nó, nói cách khác là thừa nhận cái phụ định và cái khẳng định vừa loại trừ nhau nhưng lại vừa có sự gắn bó mật thiết với nhau.

Phương pháp này phản ánh rõ nét biện chứng khách quan trong vận động và đúng với hiện thực mà nó tồn tại, nhờ đó mà giúp con người nhận thức ra những điều đúng, làm nên sự phát triển của thế giới.

6. Những giai đoạn phát triển của phương pháp biện chứng

Cũng giống như rất nhiều sự vật, hiện tượng khác thì phương pháp biện chứng cũng có những giai đoạn hình thành và phát triển riêng. Những giai đoạn phát triển này được thể hiện trong phạm trù triết học với 3 hình thức: Biện chứng tự phát, Biện chứng duy tâm, Biện chứng duy vật.

6.1. Phép biện chứng tự phát

Tại thời kỳ này, những nhà biện chứng đã chứng kiến sự biên hóa và phát triển của sự vật, hiện tượng trên thế giới trong sợi dây liên hệ vô cực. Tuy nhiên, những điều đó chỉ là lý thuyết trên những gì họ nhìn thấy và chưa thực sự là kết quả của một cuộc nghiên cứu.

Phép biện chứng tự phát

Đây cũng là hình thức xuất hiện đầu tiên của phương pháp biện chứng, nó là một trong những nội dung cơ bản của hệ thống triết học Trung Quốc, Hy Lạp và Ấn Độ thời cổ đại. Trong tư tưởng triết học Trung Quốc, tiêu biểu cho tư tưởng biện chứng là học thuyết Biến dịch luậnvà Ngũ hành luật của Âm dương gia.

Với triết học Ấn Độ, biểu hiện rõ nhất của tư tưởng biện chứng chính là đạo Phật với những phạm trù như: vô thường, nhân duyên, vô ngã,... Còn Hy Lạp cổ đại thì điển hình là quan điểm phương pháp biện chứng của Heraclit.

6.2. Phương pháp biện chứng duy tâm

Đỉnh cao trong hình thức này phải kể đến những nhà biện chứng Đức, họ bắt đầu từ những quan điểm triết học về phép biện chứng của I.Kanto và sau đó Ph.Hêghen đã thực hiện việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển tư tưởng đó lên một tầm cao mới.

Phương pháp biện chứng duy tâm

Đây được coi là một cuộc cách mạng về tư duy khi mà các nhà triết học người Đức đã sử dụng trình độ tư duy sâu sắc của mình để trình bày một cách hệ thống và chặt chẽ những nội dung vô cùng quan trọng của phương pháp biện chứng.

Tuy nhiên, phép biện chứng này được xây dựng và phát triển trên lập trường duy tâm khách quan, xuất phát từ tinh thần và cũng kết thúc bằng tinh thần. Cho nên những lý luận này chưa thực sự phản ánh được hiện thực nhất về mối quan hệ và sự phát triển trong xã hội tự nhiên và tư duy con người.

6.3. Phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật được hai nhà triết học Ph.Ăngghen và C.Mác tìm ra và sau đó được phát triển bởi V.I.Lênin, đây được xem là hình thức cao nhất của phương pháp biện chứng.

Phép biện chứng này được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị hợp lý trong quá khứ và phát triển, cải tiến những hạn chế trên những cơ sở mới. Có vậy mới có thể làm cho phương pháp biện chứng phát triển đến trình trên lập trường duy vật mới.

Phép biện chứng duy vật

Được tạo thành từ 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật cơ bản phù hợp với hiện thực. Những nguyên lý, quy luật và phạm trù này bao gồm:

- 2 nguyên lý chính bao gồm: Nguyên lý về sự phát triển và Nguyên lý về các mối quan hệ phổ biến

- 3 quy luật bao gồm: Quy luật về lượng chất, Quy luật mâu thuẫn, Quy luật phủ định

- 6 cặp phạm trù bao gồm: Nguyên nhân Kết quả, Tất nhiên Ngẫu nhiên, Nội dung Hình thức, Cái riêng Cái chung, Bản chất Hiện tượng, Khả năng Hiện thực.

Nếu bạn nắm được những nội dung này tức là có thể hiểu được những giá trị cốt lõi của phép biện chứng duy vật.