Thanh xuân hà nội ở đâu

Bản Đồ Quận Thanh Xuân Hà Nội

back to menu ↑

Hoàng Mai là một quận nằm phía Đông Nam nội thành thủ đô Hà Nội. Đay là quận có diện tích lớn thứ tư của thủ đô (sau quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm.). Quận Hoàng Mai có dân số đông nhất, đứng thứ 1 trong số 30 quận huyện của thủ đô Hà Nội (Theo wikipedia)

Quận Thanh Xuân Hà Nội ngày nay có tổng cộng 14 phường, bào gồm:

  1. Phường Đại Kim.
  2. Phường Định Công.
  3. Phường Giáp Bát.
  4. Phường Hoàng Liệt.
  5. Phường Hoàng Văn Thụ.
  6. Phường Lĩnh Nam.
  7. Phường Mai Động.
  8. Phường Tân Mai.
  9. Phường Thanh Trì.
  10. Phường Thịnh Liệt.
  11. Phường Trần Phú.
  12. Phường Tương Mai.
  13. Phường Vĩnh Hưng.
  14. Phường Yên Sở.
back to menu ↑ back to menu ↑

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Quận Hoàn Kiếm bao xa? >>>  XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Quận Tây Hồ bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Quận Long Biên bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Quận Cầu Giấy bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Quận Đống Đa bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Quận Hai Bà Trưng bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Quận Hoàng Mai bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Sóc Sơn bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Đông Anh bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Gia Lâm bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Quận Nam Từ Liêm bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Thanh Trì bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Quận Bắc Từ Liêm bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Mê Linh bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Quận Hà Đông bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Thị xã Sơn Tây bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Ba Vì bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Phúc Thọ bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Đan Phượng bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Hoài Đức bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Quốc Oai bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Thạch Thất bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Chương Mỹ bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Thanh Oai bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Thường Tín bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Phú Xuyên bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Ứng Hòa bao xa ? >>> XEM NGAY

Quận Thanh Xuân Hà Nội cách Huyện Mỹ Đức bao xa ? >>> XEM NGAY

Trên đây là những thông tin mà top7vietnam muốn chia sẽ cho các bạn về thông tin của Quận Thanh Xuân Hà Nội.

Thanh Xuân là một quận phía Tây nam của nội thành Hà Nội. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho quận có mối giao lưu rộng rãi trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội với các quận, huyện của Hà Nội cũng như với nhiều vùng miền trên cả nước.

Thông tin chung

– Đơn vị: Quận ủy-HĐND-UBND quận Thanh Xuân

– Địa chỉ: Số 9, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

– Điện thoại: 024.38585659 – Fax: 024.355.32090

– Diện tích: 9,11 km².

– Dân số: khoảng 217.960 người

– Đơn vị hành chính  gồm 11 phường: Hạ Đình, Kim Giang, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình.

Quận Thanh Xuân phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông, phía Nam giáp huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, phía Bắc giáp các quận Đống Đa, Cầu Giấy.

Lịch sử hình thành và phát triển

Quận Thanh Xuân được hình thành từ những làng cổ Kẻ Mọc – Tam Khương  xưa. Theo các nhà nghiên cứu ngữ âm học lịch sử thì những địa phương mang tên Kẻ xuất hiện từ thời Hùng vương cho đến trước thế kỷ X sau Công nguyên khi chữ Hán chưa phổ cập rộng rãi. Kẻ Mọc có thể ra đời trong thời gian này.

Tên nôm Kẻ Mọc đổi thành Cự Mộc (巨 木) là Hán tự và đổi thành hương Nhân Mục (仁 睦) sớm nhất vào thời thuộc Đường.  Đầu thế kỷ XI, khi Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, Nhân Mục là một hương thuộc ngoại vi của kinh thành Thăng Long.

Dưới triều Lê sơ, trải qua các triều Lê Thái tổ (1428-1433), Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), mật độ cư dân của Nhân Mục ngày càng đông đúc. Nhằm tăng cường quản lý các làng xã một cách chặt chẽ, năm 1490, cùng với việc định lại bản đồ trong cả nước, Lê Thánh Tông ban hành thể lệ chia đặt lại các xã thôn: “Xã nào đủ 500 hộ rồi mà thừa ra lại 100 hộ trở lên có thể thành một xã nhỏ nữa, nên đến báo cáo tâu lên, cho tách làm xã khác để thêm rộng bản đồ” (theo Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, Nxb KHXH, Hà Nội 1968, tr. 307).

Vào thời gian sau này, tên gọi cũng như địa giới hành chính của các làng xã thuộc Kẻ Mọc xưa tiếp tục có sự thay đổi. Từ sau năm 1888 trở đi, khi Hà Nội trở thành nhuộc địa của thực dân Pháp thì hệ thống các đơn vị hành chính của quận Thanh Xuân ngày nay có thay đổi ít nhiều. Trong cuốn sách Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ do Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) sưu tầm trong thập niên 20 (thế kỷ XX) thì địa bàn quận Thanh Xuân (ngày nay) bao gồm các xã Phương Liệt, Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân, Thượng Đình, Khương Hạ, Hạ Đình (tổng Khương Đình) thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.

Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, ranh giới tự nhiên của các xã thôn trước đây có sự thay đổi, tuy nhiên các địa danh cũ vẫn được bảo lưu khá bền vững. Điều đó thể hiện qua tên gọi chính thức các xã, phường (kể cả tên một số đường phố) trên địa bàn quận. Quá trình đô thị hóa và phát triển của thủ đô Hà Nội, ngày 22-11-1996, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký Nghị định số 74/CP thành lập quận Thanh Xuân gồm 11 đơn vị hành chính được duy trì đến ngày nay.

Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH của Thủ đô và đất nước, quận Thanh Xuân đã xác định rõ mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội là: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ. Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị và tăng cường quản lý đô thị theo quy hoạch, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, cải thiện rõ rệt điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, Chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh.

Văn hóa – Di tích danh thắng

Trên địa bàn quận Thanh Xuân ngày nay còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn liền với truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân địa phương. Đặc biệt nhất là Gò Đống Thây-nơi nghĩa quân Lam Sơn do tướng Lê Triệu chỉ huy tại cầu Mọc qua sông Tô Lịch (thế kỷ 15) đã chôn xác quân Minh, giết chết tướng giặc là Vi Lượng. Thanh Xuân là quê hương của nhiều danh nhân, nhà văn, nhà giáo, tiêu biểu nhất là Đặng Trần Côn, tác giả “Chinh phụ ngâm”, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân…

Theo thống kê của quận Thanh Xuân, đến tháng 6/2010, toàn quận có 45 di tích các loại. Trong số đó có 9 ngôi đình, 7 chùa, 1 nghè, 1 gò, 1 miếu, 1 lăng mộ, 1 văn chi, 1 nhà lưu niệm, 11 nhà thờ họ, 12 di tích Cách mạng-Kháng chiến và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng như đình Vòng, đình Khương Trung, đình Quan Nhân, Cự Chính…

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trải hàng ngàn năm luôn gắn liền với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập, tự chủ. Làng quê nào, vùng miền nào trong quá trình hình thành và phát triển cũng tạo dựng nên cho quê hương truyền thống yêu nước quý báu ấy. Đi cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử, người dân Thanh Xuân đã thể hiện hết mình trong các cuộc trường chinh giữ nước.

Thanh Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, trở thành một trong những cái nôi hội tụ tinh hoa văn hóa. Trên nền tảng của truyền thống hiếu học, từ bao đời nay, người dân Thanh Xuân đã xây dựng cho mình nếp sống thuần phong mỹ tục. Nét đẹp ấy được thể hiện trong các tập tục, trong các mối quan hệ ứng xử giữa cá nhân với dòng họ, với cộng đồng, giữa các dòng họ, giữa các làng xã với nhau và cao hơn là trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc. Sự hiện tồn của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng sinh hoạt làng xã sống động thông qua lễ hội đang từng ngày, từng giờ được khôi phục lại đã khẳng định sức sống bền vững của những yếu tố truyền thống tốt đẹp trên vùng đất Kẻ Mọc – Tam Khương xưa trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hôm nay.

Video liên quan

Chủ đề