Thai nhi 3 tháng tuổi như thế nào năm 2024

Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Mẹ chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng nhé.

Giai đoạn mẹ bầu tháng thứ 3, đây là thời điểm mà hầu như mẹ bầu nào cũng cảm thấy khó chịu hơn với các hiện tượng phổ biến như táo bón, đầy hơi, đau đầu. Nhưng cũng ở thời điểm này mẹ sẽ cảm nhận được rõ rệt hơn rằng thai nhi đang lớn lên với những thay đổi về kích thước và hình dạng của cơ thể. Mẹ hãy cùng tìm hiểu, ở tháng thứ 3 thai nhi có thay đổi gì về chiều dài, cân nặng, cũng như những sự thay đổi trong cơ thể mẹ.

Tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ có thể ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Vậy trọng lượng, chiều dài của thai nhi thay đổi như thế nào và mẹ có những thay đổi gì? Có giống giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 2 không? Hãy cùng Meiji theo dõi bài viết sau nhé!

Mang thai tháng thứ 3 – Giai đoạn đầu thai kỳ

Tháng thứ 3 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 12. Mẹ cũng có thể nhận ra bụng mình đã nhô lên một chút, hơn hẳn so với tháng trước. Điều này cho thấy sự phát triển đáng kể của thai nhi trong bụng mẹ.

Ở tháng thứ 3, thai nhi có những sự thay đổi đáng kể như: đuôi biến mất, xương bắt đầu cứng lại, mắt lớn hơn và linh hoạt hơn, đôi tai đã hình thành.

Xem thêm: Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất

Sự thay đổi và phát triển của thai nhi tháng thứ 3

Sự phát triển của thai nhi tuần 9

Vào tuần thứ 9, hệ thống thần kinh của thai nhi đang trải qua quá trình tăng trưởng chóng mặt, với các tế bào nhân lên với tốc độ hàng trăm ngàn lần mỗi phút. Trong khi đó, nhiều cơ quan trên cơ thể thai nhi cũng đang phát triển nhanh chóng.

Sự phát triển của thai nhi tuần 10

Hai bán cầu đại não của thai nhi và các tế bào thần kinh phát triển để trở thành tế bào thần kinh của não. Ngoài ra, hệ thống thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, tim mạch, phổi và hệ tiết niệu của thai nhi cũng đã hình thành, sẽ tiếp tục phát triển nhanh vào tuần tiếp theo.

Sự phát triển của thai nhi tuần 11

Đây là tuần thai cảm ứng khi cánh tay và chân thai nhi đã được hình thành, các ngón tay, ngón chân đã được xác định. Hệ thống thần kinh cảm giác và vận động cũng bắt đầu phát triển.

Xem thêm: Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy

Sự phát triển của thai nhi tuần 12

Ở tuần này, thai nhi dài 8 – 9 cm và nặng khoảng 30gr, khuôn mặt bé đã hình thành rõ rệt mắt, mũi, miệng và tai được xác định rõ ràng. Tay và chân dài ra, đầu dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Có thể bắt đầu nghe được nhịp tim.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở thai kỳ tháng thứ 3

Mẹ bầu tháng thứ 3 cần chú ý những thay đổi trên cơ thể và chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp với bản thân. Mẹ có thể bổ sung thêm sữa bầu để tăng cường chất dinh dưỡng, hỗ trợ sức khoẻ của mẹ trong suốt thai kỳ ổn định mẹ nhé!

Tuần 9: Do tử cung to lên ép vào bàng quang nên mẹ đi tiểu thường xuyên hơn.

Tuần 10: Mẹ sẽ thấy hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo, do quá trình lưu lượng máu trong cơ thể, mẹ cũng có thể gặp triệu chứng chảy máu nướu do sự thay đổi nội tiết.

Tuần 11: Bụng mẹ đã bắt đầu to hơn. Mẹ nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo cơ thể mẹ được thoải mái, dễ chịu nhất nhé.

Tuần 12: Mẹ sẽ thấy núm ti của mình sẫm màu, xuất hiện các tĩnh mạch bên dưới da, tử cung có kích thước bằng khoảng nắm tay người lớn. Lúc này, thân nhiệt mẹ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.

Do vẫn ốm nghén, nên việc mẹ mất cảm giác thèm ăn vẫn tiếp tục, vì vậy mẹ nên ăn khi muốn ăn và giữ gìn thể lực của mình. Thời kỳ này, mẹ cần chú ý tránh làm việc quá sức, đồng thời, khi bụng dưới đau và xuất huyết thì lập tức đi viện ngay. Nếu vượt qua giai đoạn này, mẹ sẽ bước vào giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4.

Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

  • Những thực phẩm chứa DHA cần thiết cho mẹ khi mang thai
  • Khi mang thai bà bầu không nên ăn gì để tốt cho thai nhi
  • Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ
  • Làm thế nào để mẹ bầu tăng cân hợp lý khi mang thai?

Điều bố có thể làm: Khi biết vợ đã mang thai, người chồng cần bắt đầu chuẩn bị tâm lý làm bố. Vai trò của người chồng lúc này là động viên, hỗ trợ một cách nhẹ nhàng, ấm áp cho vợ đang cảm thấy bất an.

Các mẹ bầu có rất nhiều mối quan tâm trong thời gian mang bầu, ví dụ như việc cung cấp những loại dinh dưỡng nào để em bé phát triển. Ngoài ra, cha mẹ cũng rất thích thú khi được quan sát, dõi theo sự phát triển của thai nhi từng tháng, từng tháng. Trong mỗi tháng của thai kỳ, em bé sẽ phát triển cả về kích thước, cân nặng và hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể.

1. Tìm hiểu chung về sự phát triển của thai nhi

Trước khi cùng nhau tìm hiểu cụ thể về sự phát triển của thai nhi qua từng tháng, bố mẹ cần nắm rõ một vài điều về quá trình này. Trong 8 tuần đầu tiên kể từ khi thụ tinh thành công, thai trong bụng người phụ nữ thường được gọi là phôi thai.

Cha mẹ rất xúc động khi theo dõi sự phát triển của thai nhi

Bé sẽ ở trong bụng mẹ khoảng 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, các nhiều em bé sẽ ra đời sớm hoặc muộn hơn so với thời gian 9 tháng 10 ngày. Thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn chính với những thay đổi rất rõ rệt của thai nhi.

2. Quá trình thụ thai

Em bé được hình thành nhờ quá trình thụ tinh, khi đó tinh trùng của bố sẽ xâm nhập vào trứng của mẹ. Sau khi đã thụ tinh, trứng đã thụ tinh thành công sẽ thực hiện phân chia ra thành rất nhiều tế bào. Chúng sẽ đi từ ống dẫn trứng tới dạ con của người phụ nữ và tới tử cung. Phôi thai sau khi đến tử cung sẽ bắt đầu làm tổ, chúng gắn vào nội mạc tử cung.

3. Sự phát triển của em bé trong tháng đầu tiên

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, túi ối và nhau thai bắt đầu xuất hiện. Trong đó, túi ối bao quanh phôi thai, chứa đầy dịch lỏng. Nhiệm vụ chính của túi ối đó là túi đệm, tạo điều kiện để thai phát triển bình thường. Còn nhau thai - bộ phận có vai trò chủ yếu là truyền dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho em bé hấp thụ để phát triển, vận chuyển chất thải từ thai nhi ra.

Vậy trong 4 tuần đầu, em bé sẽ phát triển như thế nào? Lúc này một số bộ phận trên cơ thể bắt đầu hình thành, ví dụ như: miệng, cổ họng, tế bào máu và hệ thống tuần hoàn,… Đặc biệt, sau 1 tháng phát triển, kích thước của thai khá nhỏ, chỉ tương đương một hạt vừng.

4. Sự phát triển của bé trong tháng thứ 2

Bước sang tháng thứ 2, sự phát triển của thai nhi khá rõ, kích thước của em bé bằng một hạt đậu nhỏ, dài khoảng 1,5 - 1,6cm. Lúc này, các bộ phận trên cơ thể tiếp tục hình thành.

Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước nhỏ, bắt đầu xuất hiện mắt.

Ngoài ra, các cơ quan bên trong cũng đang phát triển, ta có thể kể đến như: ống thần kinh, đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác.

5. Tháng thứ 3 của thai kỳ

Trong tháng thứ 3, thai nhi dần trở nên cứng cáp hơn, ngón tay, ngón chân bắt đầu trở nên rõ rệt, thậm chí em bé còn có thể cử động ngón tay. Cùng lúc này, cơ quan sinh dục bắt đầu xuất hiện và trong giai đoạn phát triển. Bắt đầu từ giai đoạn này, bác sĩ đã đo được nhịp đập của tim thai nhờ sử dụng thiết bị đo chuyên dụng.

Thời gian này, một số cơ quan bên trong cơ thể như hệ tuần hoàn, tiết niệu dần dần hoàn thành. Đặc biệt, người mẹ đôi khi có thể cảm nhận được sự có mặt của em bé. Điều này chắc hẳn khiến cho mẹ bầu cảm thấy rất vui sướng, xúc động khi có một sinh linh bé bỏng đang phát triển từng ngày trong cơ thể mình.

6. Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 4

Tháng thứ 4, chúng ta gần như xác định được giới tính của thai nhi vì bộ phận sinh dục đã hiện lên khá rõ ràng, ngoài ra tay, chân dần hoàn thiện. Bên cạnh đó, mí mắt, lông mi hoặc tóc bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển.

Đặc biệt, sự phát triển của thai nhi rõ ràng nhất đó là hệ thần kinh đi vào hoạt động, em bé có thể mút ngón tay hay ngáp,… Người mẹ cũng dần cảm nhận sự hiện diện của thai nhi.

7. Thai nhi trong tháng thứ 5

Sang tháng thứ 5, con đã biết đạp và chuyển động nhiều hơn, đây là khoảnh khắc cực kỳ đáng nhớ đối với người mẹ. Xung quanh cơ thể bé, lớp lông tơ mọc lên, ngoài ra một lớp gây cũng hình thành trên da của em bé. Chúng có tác dụng chính là bảo vệ trẻ khi ở trong bụng mẹ, khi em bé chào đời, chúng sẽ dần biến mất.

Lúc này, thai nhi phát triển rất nhanh chóng, nhiều em bé có trọng lượng khoảng 300 gram. Vì sự phát triển nhanh chóng ấy, bụng người mẹ cũng to lên đáng kể.

Trong tháng thứ 5, em bé bắt đầu biết đạp và chuyển động nhiều.

8. Tháng thứ 6 của thai kỳ

Thai nhi khi phát triển tới tháng thứ 6 thì cơ thể gần như đã hoàn thiện, nhất là về khuôn mặt. Với sự hoàn thiện các chức năng trên cơ thể, em bé bắt đầu có cảm nhận với các âm thanh cũng như ánh sáng. Trong thời gian này, cha mẹ có thể nói chuyện hoặc cho em bé nghe nhạc thư giãn, bé sẽ đáp lại bằng một số chuyển động.

Thỉnh thoảng, thai nhi còn bị nấc cụt, đây là hiện tượng rất bình thường. Có thể nói, hiện tượng này báo hiệu rằng bé đang trong quá trình hoàn thiện.

9. Sự phát triển của bé trong tháng thứ 7

Chắc hẳn, ba mẹ rất tò mò về sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 7 phải không nào? Trong giai đoạn này, trọng lượng của em bé có thể từ 1kg - 1,5kg, bé thường xuyên chuyển động trong bụng mẹ, người mẹ có thể cảm nhận rất rõ ràng. Ngoài ra, bé cũng rất nhạy cảm và phản ứng với âm thanh, ánh sáng nhiều hơn so với thời gian trước đây.

Từ tháng thứ 7, người mẹ nên đặc biệt cẩn thận bởi vì bạn có nguy cơ sinh non rất cao. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý tới chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

10. Thai nhi trong tháng thứ 8

Trong tháng thứ 8, cơ thể em bé gần như đã hoàn thiện, duy chỉ có phổi là chưa hoàn thiện đầy đủ. Càng về sau, khi cơ thể phát triển, em bé lại có nhiều chuyển động, di chuyển trong bụng mẹ hơn. Khi đến giai đoạn cuối và chuẩn bị sinh, người mẹ nên đi khám thai định kỳ 2 tuần 1 lần để theo dõi tình trạng em bé. Đặc biệt, thời gian này lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển và bé nặng khoảng 2kg.

11. Em bé trong bụng mẹ tháng thứ 9

Tháng cuối cùng của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đã hoàn thành, phổi và não phát triển cực kỳ nhanh chóng để bé chuẩn bị chào đời. Trong tháng này, trọng lượng của em bé cũng tăng mạnh, có thể dao động từ 2,9kg - 3,5kg. Đặc biệt, để chào đời dễ dàng hơn, bé thường úp mặt vào bụng mẹ, đầu ở bên dưới.

Trong tháng cuối, em bé chuyển tư thế để chào đời dễ dàng

Có thể nói, các bậc cha mẹ không khỏi xúc động khi dõi theo sự phát triển của thai nhi qua từng tháng. Em bé sẽ dần có những chuyển động, tín hiệu giao tiếp với cha mẹ. Hy vọng rằng, cha mẹ có thể nắm được một số kiến thức cơ bản khi tham khảo bài viết này.

Chủ đề