Tên latin của các nguyên tố hóa học năm 2024

Dưới đây, Ban chủ nhiệm và Ban thư ký Đề tài xin trình bày những kết luận của Hội thảo trên tinh thần thống nhất những quy tắc và ngoại lệ cần thiết để đặt tên Việt Nam cho các nguyên tố, hoặc bằng cách phiên chuyển tên nước ngoài (từ Latin là chính, có thể từ tên tiếng Pháp hoặc tên tiếng Anh nếu lâu nay đã phổ biến ở Việt Nam) hoặc bằng cách gọi tên hoàn toàn Việt, Hán - Việt. Xin lưu ý rằng, hầu như không một quy tắc nào được đặt ra để phiên chuyển tên nước ngoài thành tên Việt Nam có thể được nhất quán hoàn toàn. Chính vì vậy, không thể không có những “thoả hiệp” nhất định khi chúng đứng trước những lựa chọn khác nhau trên cơ sở những phương án “thoả hiệp” khác nhau. Dưới đây là những quy tắc và ngoại lệ mà Hội thảo tương đối nhất trí sử dụng để viết tên các nguyên tố hoá học.

1. Những nguyên tố có tên tiếng Việt và Hán - Việt đã được thông dụng thì giữ nguyên (10 nguyên tố): Sắt, chì, thiếc, kẽm, vàng, bạc, thuỷ ngân, nhôm, lưu huỳnh, đồng.

2. Thay thế l = n trong các vần ngược, ví dụ: Ca (canxi), Ho (honmi), Co (coban)…

3. Chấp nhận các phụ âm F, Z, P, K, Wở đầu từ. Một trường hợp có thể chấp nhận nữa là phụ âm G trước nguyên âm Etrong nguyên tố Gemani. Đối với phụ âm C: nếu trong tên nước ngoài được đọc là “xờ” và trong tiếng Việt cũng đã quen đọc là “xờ”, nhưng không gắn với ký hiệu nguyên tố, thì chuyển thành X: Canxi. Nếu không nhất thiết phải đọc là “xờ” thì nên viết như trong tên nước ngoài và đọc như thế nào không bắt buộc: caesi. Chấp nhận một ngoại lệ duy nhất ở trường hợp Ceri; để thống nhất với ký hiệu nguyên tố vẫn giữ phụ âm C và đọc là “xờ”.

4. Trừ 10 nguyên tố có tên Việt hoặc Hán - Việt hoàn toàn như đã mô tả ở trên và một ngoại lệ là antimon (không gọi stibi vì không phổ biến bằng), tên những nguyên tố được phiên chuyển từ tiếng nước ngoài cần chứa đủ các chữ cái cấu thành ký hiệu các nguyên tố đó. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến ngoại lệ cho nguyên tố Ce trên đây. Đó là các nguyên tố Ar (argon), Zr (zirconi), Er (erbi), Os (osmi), Hf (hafni). Hội thảo đã thảo luận nhiều về các nguyên tố này, ý của đa số là chấp nhận một số vần ngược không khó đọc trong tên các nguyên tố Ar, Er, Zr, Os và Hf, mà không muốn thêm i(hoặc o) như trong những đề nghị khác (ví dụ: arigon, eribi, ziriconi, osimi, hafini). Những vần ngược của R, Snếu không gắn với ký hiệu thì có thể bỏ phụ âm, Ví dụ: Ge (gemani), As (asen), At (atatin) hoặc chuyển S = T, ví dụ P (photpho). Trường hợp Rh (rhođi) được coi là đặc biệt, chỉ một trường hợp duy nhất.

5. Khi phiên chuyển, cố gắng có được tên viết càng gọn càng tốt, nếu có thể. Ba nguyên tố H, Ovà Ntrong tên Latin có đuôi geniumthì thống nhất bỏ tất cả các đuôi này, chỉ còn lại hyđro, oxivà nitơ. Ba nguyên tố này cũng được coi là đã quá quen thuộc cho nên, không đặt vấn đề tìm tên khác để thay thế. Thống nhất thay các đuôi ium(hoặc um) trong tên latin bằng đuôi ihoặc bỏ luôn, nếu dạng đó được coi là phổ biến hơn, ví dụ: Li (liti), Na (natri), K (kali), U (urani)… nhưng Ti (titan), Se (selen), Pr (praseodim)…chỉ có hai ngoại lệ giữ đuôi iumlà Tm (tulium) và Cm (curium), vì để giữ được quy tắc số 4 trên đây.

6. Chấp nhận một số các nguyên âm đứng cạnh nhau, đó là Eu (europi), F (fluo), Cs (caesi)…Lâu nay nguyên tố sau cùng này thường được đọc là “xêsi”, nhưng cũng sẽ không có vấn đề gì nếu ta sẽ đọc như viết (ca - e -si).

7. Chấp nhận một số vần kép đôi hoặc ba: Br (brom), Cl (Clo), Cr (crom), Kr (kripton), H (hyđro), Na (natri), Pr (praseodim), Fl (fluo), Pl (platin), Sc (scanđi), Str (stronti)…

8. Tất cả y(i dài) nếu không ở đầu từ và không liên quan đến ký hiệu nguyên tố thì thay bằng i(i ngắn): Y (Ytri), O (Oxi), H (hyđro), Be (berili), Pr (praseođim)… nhưng Dy (dyprosi).

9. Hai phụ âm đi liền nhau thì bỏ một: Beryllium (Berili) Yttrium (Ytri )…

10. Các nguyên tố C (cacbon), I (iot), P (photpho), B (Bo), Mg (magie), Ni (niken), Mo (Moliođen), Bi (bitmut)cũng được coi là những trường hợp không cần bàn cãi cách viết vì đã quen và không ảnh hưởng gì đến ký hiệu hay các dẫn xuất khi hình thành các hợp chất từ các nguyên tố này. Riêng Iot cũng có một số ý kiến phân vân là nên chăng giữ Đ vì sẽ có liên quan đến tên các dẫn xuất, tuy nhiên, sau khi thảo luận sôi nổi, đa số vẫn cho rằng, cũng có thể coi là trường hợp đặc biệt vì đã quá quen thuộc trong dân chúng (muối iot).

11. Xung quanh chữ Đ( có ngang) và D( không có ngang) đã có một sự bàn luận sôi nổi. Ý kiến tương đối thống nhất rằng, có thể chấp nhận cả hai cách viết. Nếu, chữ D( tất nhiên chỉ có d không có ngang) có mặt trong ký hiệu nguyên tố thì viết như nguyên dạng, nghĩa là không có ngang. Đó là các trường hợp: Pd (paladimà không viết là palađi như lâu nay), Cd (cadmichứ không viết cađmi hoặc catmi như lâu nay), Nd (neodim), Gd (gadolini).Có thể đọc theo cách này hay cách khác. Những trường hợp khác, chữ Dkhông có mặt trong ký hiệu thì viết Đ(có ngang), VD: H (hyđro), V (vanađi), Ru (rubiđi), Mo (molipđen), Rh (rhođi), In (inđi), Pr (praseođim). Cũng cần nói thêm rằng, phương án được chấp nhận này vẫn còn cần tính toán thêm. Thực ra, trong xã hội chữ D (không có ngang) dùng để biểu thị các từ ngữ ngoại lai đã trở thành gần như được chấp nhận, vd: UNDP, GDP, USD,…. thậm chí cả HIV/ AIDS là những từ rất khó đọc.

12. Các phụ âm kép có Hở sau (chủ yếu là TH, RH), nói chung chỉ viết Thoặc R(bỏ H). vd: Re (reni),trừ trường hợp gắn với ký hiệu : Th (thori)hay chữ H phải có trong ký hiệu: Rh (rhođi).

13. Những nguyên tố được đặt tên để ghi nhớ một nhà khoa học hay một địa danh lớn về khoa học (hầu hết các nguyên tố phóng xạ, sau Urani, không phổ biến), thì giữ nguyên dạng tên gốc, chỉ thêm i vào cuối (cũng đồng nghĩa là bỏ đuôi um từ tên nguyên dạng). Riêng trường hợp Ge (gemani), nếu theo nguyên tắc này thì viết germani,nhưng cũng có thể coi là ngoại lệ, vì là nguyên tố phổ biến, được tìm ra từ lâu, cho nên vẫn áp dụng quy tắc chung cho các nguyên tố.

Như vậy, tên gọi các nguyên tố được thống nhất như trình bày dưới đây. Trong vòng đơn là số thư tự các quy tắc/ ngoại lệ đã được tương đối thống nhất như được giải trình ở trên.

  1. Hyđrogenium ® Hyđro (5, 8, 11), ký hiệu H,
  2. Helium ® Heli (5, 8), ký hiệu He,
  3. Lithium ® Liti (5, 12), ký hiệu Li,
  4. Berrylium ® Berili (5, 9), ký hiệu Be,
  5. Borum ® Bo (10), ký hiệu B,
  6. Carboneum ® Cacbon (10), ký hiệu C,
  7. Nitrogenium ® Nitơ (5), ký hiệu N,
  8. Oxigenium ® Oxi (5), ký hiệu O,
  9. Fluorum ® Fluo (6, 7), ký hiệu F,
  10. Neon ® Neon, ký hiệu Ne,
  11. Natrium ® Natri (5, 7), ký hiệu Na,
  12. Magnesium ® Magie (10), ký hiệu Mg,
  13. Aluminium ® Nhôm (1), ký hiệu Al,
  14. Silicium ® Silic (5), ký hiệu Si,
  15. Phosphorus ® Photpho (10), ký hiệu P,
  16. Sulfur ® Lưu huỳnh (1), ký hiệu S,
  17. Chlorum ® Clo (7), ký hiệu Cl,
  18. Argon ® Argon (4), ký hiệu Ar,
  19. Kalium ® Kali (3,5), ký hiệu K,
  20. Calcium ® Canxi (2, 3), ký hiệu Ca,
  21. Scandium ® Scandi (5, 7, 11), ký hiệu Sc,
  22. Titanium ® Titan (5), ký hiệu Ti,
  23. Vanadium ® Vanadi (5, 11), ký hiệu V,
  24. Chromium ® Crom (5, 7), ký hiệu Cr,
  25. Manganum ® Mangan (5), ký hiệu Mn,
  26. Ferrum ® Sắt (1), ký hiệu Fe,
  27. Cobaltum ® Coban (2), ký hiệu Co,
  28. Niccolum ® Niken (10), ký hiệu Ni,
  29. Cuprum ® Đồng (1), ký hiệu Cu,
  30. Zincum ® Kẽm (1), ký hiệu Zn,
  31. Gallium ® Gali (5, 9), ký hiệu Ga,
  32. Germanium ® Gemani (3, 4), hoặc Germani (3, 13), ký hiệu Ge,
  33. Arsenicum ® Asen (4), ký hiệu As,
  34. Selenium ® Selen (5), ký hiệu Se,
  35. Bromum ® Brom (5), ký hiệu Br,
  36. Krypton ® Kripton (3, 7, 8), ký hiệu Kr,
  37. Rubidium ® Rubiđi (5, 11), ký hiệu Rb,
  38. Strontium ® Stronti (5, 7), ký hiệu Sr,
  39. Yttrium ® Ytri (5, 8, 9), ký hiệu Y,
  40. Zirconium ® Zirconi (3, 4, 5), ký hiệu Zr,
  41. Niobium ® Niobi (5), ký hiệu Nb,
  42. Molydenum ® Molipđen (10), ký hiệu Mo,
  43. Technetium ® Tecneti (5), ký hiệu Tc,
  44. Ruthenium ® Ruteni (5, 12), ký hiệu Ru,
  45. Rhodium ® Rhođi (4, 12), ký hiệu Rh,
  46. Palladium ® Paladi (3, 4, 9, 11), ký hiệu Pd,
  47. Argentum ® Bạc (1), ký hiệu Ag,
  48. Cadmium ® Cadmi (4, 11), ký hiệu Cd,
  49. Indium ® Inđi (5, 11), ký hiệu In,
  50. Stanum ® Thiếc (1), ký hiệu Sn,
  51. Stibium ® Antimon (4), ký hiệu Sb,
  52. Tellurium ® Telu (5, 9 và bỏ luôn đuôi Rl, còn nếu không thì Teluri), ký hiệu Tl,
  53. Iodum ® Iot (10), ký hiệu I,
  54. Xenon ® Xenon, ký hiệu Xe,
  55. Caesium ® Caesi (6), ký hiệu Cs,
  56. Barium ® Bari (5), ký hiệu Ba,
  57. Lanthanum ® Lantan (5, 11), ký hiệu La,
  58. Cerium ® Ceri (3, 5) ký hiệu Ce,
  59. Praseodymium ® Praseođim (7, 8, 11), ký hiệu Pr,
  60. Neodymium ® Neodim (5, 8, 11), ký hiệu Nd,
  61. Promethium ® Prometi (5, 7, 12), ký hiệu Pm,
  62. Samarium ® Samari (5), ký hiệu Sm,
  63. Europium ® Europi (5, 6 hoặc 13), ký hiệu Eu,
  64. Gadolinium ® Gadolini (5, 11), ký hiệu Gd,
  65. Terbium ® Tebi (4, 5), ký hiệu Tb,
  66. Dysprosium ® Dyprosi (5, 7, 8, 11), ký hiệu Dy,
  67. Holmium ® Honmi (2, 5), ký hiệu Ho,
  68. Erbium ® Erbi (4, 5), ký hiệu Er,
  69. Thulium ® Tulium (4, 5), ký hiệu Tm,
  70. Ytterbium ® Ytebi (4, 5, 8, 9), ký hiệu Yb,
  71. Lutetium ® Luteti (5), ký hiệu Lu,
  72. Hafnium ® Hafni (4, 5), ký hiệu Hf,
  73. Tantalum ® Tantan (2, 5), ký hiệu Ta,
  74. Wolframium ® Wonfram (2, 3, 5, 7), ký hiệu W,
  75. Rhenium ® Reni (5, 12), ký hiệu Re,
  76. Osmium ® Osmi (4, 5), ký hiệu Os,
  77. Iridium ® Iriđi (5, 11), ký hiệu Ir,
  78. Platinum ® Platin (5, 7), ký hiệu Pt,
  79. Aurum ® Vàng (1), ký hiệu Au,
  80. Hydrargyrum ® Thuỷ ngân (1), ký hiêu Hg,
  81. Thalium ® Tali (5, 9, 12), ký hiệu Tl,
  82. Plumbum ® Chì (1), ký hiệu Pb,
  83. Bismuthum ® Bitmut (10), ký hiệu Bi,
  84. Polonium ® Poloni (5, hoặc 13), ký hiệu Po
  85. Astatium ® Atatin (4, 5), ký hiệu At,
  86. Radon ® Rađon (11), ký hiệu Rn,
  87. Francium ® Franxi (3, 5) hoặc Franci (13), ký hiệu Fr,
  88. Radium ® Rađi (5, 11), ký hiệu Ra,
  89. Actinium ® Actini (5), ký hiệu Ac,
  90. Thorium ® Thori (5, 12), ký hiệu Th,
  91. Protactinium ® Protacti (5, bỏ bớt Nicho gọn, vì không cần, nếu không thì Protactini), ký hiệu Pa,
  92. Uranium ® Urani (5), ký hiệu U,
  93. Neptunium ® Neptuni (5 hoặc 13), ký hiệu Np,
  94. Plutonnium ® Plutoni (5 hạơc 13), ký hiệu Pu,
  95. Americium ® Amerixi (3, 5), hoặc Americi (5, 13), ký hiệu Am,
  96. Curium ® Curium (5, 13), ký hiệu Cm,
  97. Berkelium ® Berkeli (5, 13), ký hiệu Bk,
  98. Californium ® Californi (5, 13), ký hiệu Cf,
  99. Einsteinium ® Einsteini (13), ký hiệu Es,
  100. Fermium ® Fermi (13), ký hiệu Fm,
  101. Mendelevium® Mendelevi (13), ký hiệu Md,
  102. Nobelium ® Nobeli (13), ký hiệu No,
  103. Lawrencium® Lawrenci (13), ký hiệu Lr,
  104. Rutherfordium® Rutherfordi (13), ký hiệu Rf,
  105. Dubnium ® Bubni (13), ký hiệu Db,
  106. Seaborgium® Seaborgi (13), ký hiệu Sg,
  107. Bohrium ® Bohri (13), ký hiệu Bh,
  108. Hassium ® Hassi (13), ký hiệu Hs,
  109. Meitnerium® Meitneri (13), ký hiệu Me,
  110. Barmstadtium® Darmastadti (13), ký hiệu Ds,
  111. Roentgenium® Roentgeni (13), ký hiệu Rg,

Xem Thêm

Hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Chiều 30/1 tại Hà Nội, Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển doanh nghiệp (trực thuộc VUSTA) đã tổ chức hội thảo tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tập huấn lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho 120 doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc.

Bộ Tài chính đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia

Sáng 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Theo đó, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 trên thực tế.

Đắk Lắk: Chuyển giao kỹ thuật bảo tồn giống lợn sóc Tây Nguyên

Ngày 08/12/2023, tại xã Quảng Hiệp huyện Cư M’gar, Liên hiệp hội Đắk Lắk đã tổ chức Hội thảo đầu chuồng Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và bảo tồn giống lợi sóc Tây Nguyên. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Liên hiệp hội; cán bộ các phòng, ban Liên hiệp hội; đại diện UBND xã Quảng Hiệp và gần 30 hộ nông dân trên địa bàn Xã.

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) đã khai mạc vào sáng 29-11 tại Hà Nội. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội; Sở Thông tin và Truyền thông và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), phối hợp tổ chức với chủ đề “Khai thác dữ liệu – Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.

Tin mới

Xuất nhập khẩu tháng 1 tăng mạnh

Trong tháng 1/2024, tổng giá trị xuất nhật khẩu hàng hoá cả nước đạt 65,43 tỷ USD, tăng 40,3% (tương ứng tăng 18,79 tỷ USD) so với tháng 01/2023.

Chủ đề