Tê giác còn lại bao nhiêu con?

 Hiện VQG Cát Tiên đang tích cực điều tra thu thập các chứng cứ một cách khoa học (có cả phối hợp với các nhà khoa học nước ngoài) để nghiên cứu, đánh giá số lượng cá thể, cấu trúc đàn, số cá thể đực - cái để tìm các giải pháp tốt nhất cho bảo tồn.

Các nhà khoa học đã phát hiện hai cá thể tê giác Java con trong vườn quốc gia Ujung Kulon (Indonesia), mang đến hy vọng về sự phát triển của quần thể duy nhất còn tồn tại của loài động vật cực kỳ quý hiếm này, hãng tin AFP đưa tin hôm 14-6.

Tuần trước, Bộ Môi trường và lâm nghiệp Indonesia cho biết một cá thể tê giác Java cái khoảng 3-5 tháng tuổi và một cá thể tê giác Java đực khoảng 1 năm tuổi được các camera phát hiện riêng lẻ trong một chuyến khảo sát bằng bẫy ảnh hồi tháng 3.

Bộ Môi trường và lâm nghiệp Indonesia nhấn mạnh: “Đây là những phát hiện đầu tiên về những con tê giác Java mới sinh vào năm 2021”. 

Một con tê giác Java con (trái) được phát hiện mới tại vườn quốc gia Ujung Kulon (Indonesia) hồi tháng 3. Ảnh: AFP

Tê giác Java (tên khoa học là Rhinoceros sondaicus và còn được coi là tê giác một sừng) là loài động vật vô cùng quý hiếm, được xếp vào nhóm “cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Trước khi phát hiện hai cá thể tê giác con trên, giới chức Indonesia chỉ xác định được 71 cá thể thuộc loài này còn sống sót, gồm 39 con đực và 32 con cái, tất cả đều sống tại vườn quốc gia Ujung Kulon ở cực tây đảo Java.

Ujung Kulon là quần thể tê giác Java duy nhất còn tồn tại sau khi cá thể cuối cùng của loài này tại vườn quốc gia Cát Tiên (Việt Nam) được xác nhận đã chết hồi năm 2011 do nạn săn bắn trộm. Không có cá thể nào đang sống trong môi trường nuôi nhốt. 

Cá thế tê giác Java con thứ hai được phát hiện mới tại vườn quốc gia Ujung Kulon (Indonesia) hồi tháng 3. Ảnh: AFP

Các chuyên gia bảo tồn thiên nhiên thế giới cho biết việc “nhập khẩu” tê giác Java từ đảo Java về Cát Tiên là “không hề khả thi” nên việc duy nhất thế giới có thể làm là chung tay bảo vệ quần thể tại vườn quốc gia Ujung Kulon.

Indonesia còn nước duy nhất có các quần thể tê giác Sumatra - loài có kích thước nhỏ nhất còn tồn tại của họ tê giác và cũng nằm trong nhóm động vật “cực kỳ nguy cấp”. Theo IUCN, tê giác Sumatra đã tuyệt chủng tại Malaysia, Nam Á và khu vực Đông Nam Á lục địa.

Sự suy giảm nghiêm trọng số lượng và quy mô quần thể các loài tê giác là do nạn săn bắn trộm lấy sừng - hành động phạm pháp xuất phát từ niềm tin sai lầm và vô căn cứ về hiệu quả chữa bệnh của sừng tê giác. Ngoài ra, việc mất rừng cũng làm thu hẹp môi trường sống của tê giác nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung. 

Hồi sinh tê giác quý hiếm khi chỉ còn 2 con cái

(PLO)- Các nhà khoa học đang nỗ lực hồi sinh loài tê giác trắng phương Bắc bằng việc lấy trứng con cái thụ tinh với tinh trùng đông lạnh của con đực đã chết.

HOÀN ĐỨC

Tin liên quan

Hồi sinh tê giác quý hiếm khi chỉ còn 2 con cái

Thụ tinh thành công trứng của tê giác trắng cuối cùng

Tê giác Sumatra đực cuối cùng của Malaysia đã chết

Du khách khắc tên lên lưng tê giác khiến dư luận phẫn nộ

Từ khóa

tê giác một sừng tê giác Java tê giác tuyệt chủng ở Việt Nam hồi sinh quần thể tê giác nạn săn bắn trộm động vật cực kỳ nguy cấp

Ngày 22/8, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết số vụ săn bắn và buôn bán sừng tê giác đã giảm trong những năm qua, song loài động vật này vẫn đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng bị tuyệt chủng.

Trong báo cáo công bố cùng ngày, IUCN, có trụ sở tại Thụy Sĩ, nêu rõ trong giai đoạn 2018-2021, có 2.707 con tê giác đã bị săn bắn tại châu Phi. Đáng chú ý, 90% trong số này đã bị giết tại Nam Phi, chủ yếu là tại Công viên Quốc gia Kruger.

Thống kê cho thấy 80% số tê giác trên thế giới tập trung tại Nam Phi. Báo cáo nêu rõ tỷ lệ săn trộm tê giác ở châu Phi tiếp tục giảm từ mức cao nhất là 5,3% tổng số cá thể vào năm 2015 xuống còn 2,3% vào năm 2021.

Ông Sam Ferreira, thành viên nhóm chuyên gia về tê giác châu Phi của IUCN, cho biết nạn săn trộm tê giác giảm về tổng thể là điều đáng khích lệ nhưng vấn nạn này vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của loài động vật .

Báo cáo cho thấy các biện pháp phong tỏa và siết chặt do COVID-19 là yếu tố khiến hoạt động săn trộm tê giác tại một số nước châu Phi giảm trong năm 2020 so với những năm trước đó.

Theo số liệu trong báo cáo, Nam Phi đã mất 394 con tê giác trong năm 2020, trong khi đó Kenya không ghi nhận con tê giác nào bị săn trộm.

Tuy nhiên, sau khi các biện pháp siết chặt được dỡ bỏ, thì số tê giác bị săn trộm tại một số quốc gia lại gia tăng, ví dụ như Nam Phi và Kenya ghi nhận lần lượt 451 và 6 con tê giác bị săn bắt trong năm 2021. Con số này vẫn thấp hơn so với mức đỉnh của năm 2015 khi Nam Phi mất tới 1.175 con tê giác.

Báo cáo cũng cho biết hằng năm, quần thể tê giác châu Phi đã giảm trung bình 1,6%, từ mức 23.562 con của năm 2018 xuống còn 22.137 con vào cuối năm ngoái.

IUCN cho biết số lượng tê giác trắng - vốn được xếp loại nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa - đã giảm gần 12% từ mức 18.067 con xuống còn 15.942 con trong cùng giai đoạn trên. Trong khi đó, số tê giác đen lại tăng 12% lên 6.195 con.

[Tê giác xuất hiện trở lại ở Mozambique sau gần 40 năm tuyệt chủng]

IUCN cho rằng để hỗ trợ sự gia tăng số lượng tê giác, cần phải tiếp tục các hoạt động kiểm soát quần thể và chống săn trộm tại các quốc gia khác nhau.

Bên cạnh việc giảm thiểu số vụ săn bắt, dữ liệu được phân tích theo phạm vi và các quốc gia tiêu thụ cho thấy mỗi năm trung bình có từ 575 đến 923 sừng tê giác châu Phi được tiêu thụ trên thị trường trong giai đoạn 2018-2020, giảm đáng kể so với khoảng 2.378 sừng trong các năm 2016 và 2017.

Cũng theo IUCN, số lượng tê giác một sừng, vốn tập trung chủ yếu tại Ấn Độ và Nepal, và tê giác Java có xu hướng tăng kể từ năm 2017. Nhờ những nỗ lực bảo tồn, số lượng tê giác một sừng ở Ấn Độ và Nepal đã tăng từ khoảng 3.588 con của năm 2018 lên 4.014 con vào cuối năm 2021, trong khi tổng số tê giác Java tăng từ khoảng 65 và 68 cá thể vào năm 2018 lên 76 cá thể vào cuối năm 2021.

Trong khi đó, số lượng tê giác Sumatra lại giảm với khoảng 34 đến 47 con vào năm 2021, so với 40 đến 78 con vào năm 2018.

IUCN xếp loại tê giác Sumatra - loài nhỏ nhất trong tất cả các loài tê giác- vào diện nguy cấp.

Theo Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF), trên thế giới, số lượng tê giác Sumatra chưa tới 80 con. Loài này chủ yếu tập trung tại đảo Sumatra và Borneo của Indonesia./.

Chủ đề