Tại sao vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại có mưa nhiều

Câu hỏi: Hướng gió chính vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa là?

Trả lời: 

Vào mùa hạ, hướng gió thổi vào các khu vực Nam Á và Đông Nam Á chủ yếu là hướng tây nam; khi di chuyển lên phía bắc, hướng gió chuyển sang hướng đông nam.

Bạn đang xem: Hướng gió chính vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa là?

Cùng THPT Đông Đô tìm hiểu thêm về môi trường nhiệt đới gió mùa nhé!

  • Tại sao vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại có mưa nhiều

1. Khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa

     Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.

     Ở khu Vực Nam Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn. Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng về gần Xích Đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở những vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài đến hàng tuần. Mùa đông ở Hà Nội, nhiệt độ có thể xuống dưới 10°c trong vài ngày.

     Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

     Nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 20°c. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8°c.

     Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị tr gần biển hay xa biển, vào sườn núi đón gió hay khuất gió. Sê-ra-pun-di nằm ờ sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới (12.000 mm). Mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung từ 70% đến 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV), lượng mưa tuy ít nhưng vẫn đi cho cây cối sinh trưởng.

     Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.

2. Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới gió mùa

     Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú của đới nóng.

     Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người trong khu vực.

     Tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm mà có các thảm thực vật khác nhau. Ó những nơi mưa nhiều, rừng cũng có nhiều tầng nhưng không bằng rừng rậm xanh quanh năm ; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.

     Những nơi ít mưa có đồng cỏ cao nhiệt đới. Ở vùng cửa sông, ven biển đang được phù sa bồi đắp, xuất hiện rừng ngập mặn. Đó là những môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật khác nhau, cả ở trên cạn và dưới nước.

     Khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực nhiệt đới đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp. Vùng nhiệt đới gió mùa là một r ng những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới.

     Khí hậu nhiệt đới gió mùa không giống với khí hậu xavan, tháng khô nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng giáng thủy ít hơn 60 mm/tháng, nhưng lớn hơn (100-[tổng lượng giáng thủy{mm}/25]). Quan trọng hơn, khí hậu nhiệt đới gió mùa thường không có mùa khô đáng kể như khí hậu xavan. Cuối cùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa gặp ít sự thay đổi về nhiệt độ trong năm hơn khí hậu xavan. Đối với khí hậu này, mùa khô nhất thường xảy ra vào đông chí (đầu mùa đông) đối với phía đó của đường xích đạo.

     Khí hậu nhiệt đới gió mùa được tìm thấy phổ biến ở Nam Á và Tây Phi. Tuy nhiên, có những vùng của Đông Nam Á như Việt Nam hay Thái Lan, vùng Caribe, Bắc và Nam Mĩ có kiểu khí hậu này.

     Nhân tố chính kiểm soát khí hậu nhiệt đới gió mùa là hướng gió mùa. Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Ở châu Á, vào mùa hè (mùa mặt trời cao), có một luồng không khí vào bờ. Vào mùa đông (mùa mặt trời thấp),luồng không khí ra bờ (thổi từ lục địa ra)thường xuất hiện. Sự thay đổi về hướng là do sự khác biệt trong cách nước và đất nóng lên.

     Những cách thay đổi áp suất mà ảnh hưởng đến sự phân bố theo mùa của lượng giáng thủy cũng xuất hiện ở châu Phi; mặc dù thông thường nó khác với sự hoạt động ở châu Á.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 7, Địa Lý lớp 7

Lý thuyết môi trường nhiệt đới gió mùa Địa lí 7 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió:

Nguyên nhân:

+ Mùa hạ: gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ, mưa lớn.

+ Mùa đông: gió thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh.

Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC.

Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vị trí gần hay xa biển, sườn núi đón gió hay khuất gió.

+ Mùa mưa (tháng 5 - 10), chiếm 70 - 95% lượng nước cả năm; mùa khô (tháng 11 - 4).

- Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều.

=> Dễ gây hạn hán hoặc lụt lội.

2. Các đặc điểm khác của môi trường

- Thảm thực vật phong phú và đa dạng, thay đổi theo lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.

+ Nơi mưa nhiều: rừng có nhiều tầng (không bằng rừng rậm xanh quanh năm), có một số cây rụng lá vào mùa khô.

+ Nơi mưa ít: đồng cỏ cao nhiệt đới.

- Khí hậu thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp.

- Là một trong những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
  • Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
  • Giải Địa Lí Lớp 7 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

(trang 23 sgk Địa Lí 7): – Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1

Tại sao vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại có mưa nhiều

Trả lời:

Dựa vào bảng chú giải trên bản đồ để xác định (Môi trường nhiệt đới gió mùa chủ yếu nằm ở Nam Á và Đông Nam Á. )

(trang 23 sgk Địa Lí 7): – Quan sát các hình 7.1 và 7.2, nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông.

Tại sao vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại có mưa nhiều

Trả lời:

– Nhận xét hướng gió:

+ về mùa hạ: hướng gió thổi vào các khu vực Nam Á và Đông Nam Á chủ yếu là hướng tây nam; khi di chuyển lên phía bắc, hướng gió chuyển sang hướng đông nam.

+ Về mùa đông: hướng gió thổi vào các khu vực Nam Á và Đông Nam Á chủ yếu là hướng đông bắc; khi di chuyển xuống phía nam, gió đổi sang hướng tây nam.

– Giải thích: mùa hạ mưa nhiều do gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, mang theo nhiều hơi nước; mùa đông mưa rất ít là do gió mùa thổi từ lục địa Châu Á ra , đem theo không khí khô và lạnh

(trang 24 sgk Địa Lí 7): – Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai (Ấn Độ), qua đó nêu nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội có gì khác ở Mum-bai?

Tại sao vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại có mưa nhiều

Trả lời:

– Nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oc, nhưng thay đổi theo mùa

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1.500mm, nhưng thay đổi theo mùa: có một mùa mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10), một mùa mưa ít (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

– Sự khác nhau về diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội và ồ Mum-bai +Về nhiệt độ, Hà Nội có mùa đông xuống dưới 18oc, mùa hạ lên tới hơn 30oc, biên độ nhiệt năm cao, đến trên 12oc. Mum-bai có tháng nóng nhất dưới 30oc, tháng mát nhất trên 23oc. Hà Nội có t mùa đông lạnh còn Mum-bai nóng quanh năm.

+ Về lượng mưa, cả hai đều có lượng mưa lớn (Hà Nội: 1.722mm, Mum-bai: 1.784mm) và mưa theo mùa, nhưng lượng mưa phân bố vào mùa đông của Hà Nội lớn hơn Mum-bai.

(trang 25 sgk Địa Lí 7): – Nhận xét về sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên qua hai ảnh dưới đây.

Tại sao vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại có mưa nhiều

Trả lời:

– Hình 7.5: Cây cối xanh tươi

– Hình 7.6: lá xây chuyển màu vàng và rụng đi

Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Lời giải:

– Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oCvà trên 29oC vào cuối mùa khô

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm, nhưng thay đổi theo mùa: mùa mưa tập trung (từ tháng 5 đến tháng 10) đến 70% – 95% lượng mưa cả năm

– Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.

Câu 2: Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.

Lời giải:

– Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian do có sự khác nhau về lượng mưa và về phân bố mưa trong năm giữa các địa phương và giữa các mùa.

+ Ở những nơi mưa nhiều, rừng có nhiều tầng; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.

+ Những nơi mưa ít, có đồng cỏ cao nhiệt đới.

+ Ở vùng cửa sông, ven biển xuất hiện rừng ngập mặn.

– Tính đa dạng về cảnh quan này không thể có ở môi trường xích đạo ẩm hay ở môi trường nhiệt đới.