Tại sao vàng tăng giá

(PLO)- Việc Mỹ tăng nhanh hay chậm lãi suất sẽ quyết định giá vàng trong tương lai.

Trong báo cáo mới phát hành, Tập đoàn tài chính MKS PAMP (Thụy Sĩ) đánh giá giá vàng tăng hay giảm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng nhanh hay chậm lãi suất.

Theo đó, MKS PAMP đưa ra khả năng giá vàng tăng hay giảm trong năm năm tới. Tập đoàn tài chính này đưa ra giả thiết nếu Fed lựa chọn chế ngự lạm phát bằng cách thực hiện chu kỳ tăng chậm lãi suất thì đến năm 2027 vàng sẽ leo lên 4.000 USD/ounce, tương đương 111,7 triệu đồng/lượng.

Ngược lại, FED chọn cách tiêu diệt lạm phát bằng việc thực hiện tăng nhanh lãi suất thì vàng sẽ rớt xuống 1.300 USD/ounce, tương đương 36,2 triệu đồng/lượng trong năm năm tới.

Tuy nhiên, MKS PAMP đánh giá hiện nay khó đánh giá tốc độ tăng hay giảm lãi suất của Fed nhưng vàng đang trong xu hướng giảm dưới áp lực tăng lãi suất của Fed. Nếu thị trường vàng tiếp tục xu hướng giảm thì giá vàng có khả năng sẽ rớt xuống 1.850 USD/ounce, tương đương 51,6 triệu đồng/lượng.

Đến chiều nay, giá vàng trong nước có xu hướng biến động khá hỗn loạn so với phiên sáng. Theo đó, vàng PNJ hiện bán ra thị trường là 55,7 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng so với phiên sáng.

Trong khi đó, vàng SJC lại giảm 200.000 đồng so với phiên sáng và hiện bán ra là 70,1 triệu đồng/lượng.

Theo Kitco

Ngày 7/3 đánh dấu ba mốc lịch sử của thị trường vàng miếng trong nước. Đầu tiên là giá vàng miếng bán ra tại SJC lên 72,85 triệu đồng, một số hệ thống khác chạm mốc 73,3 triệu đồng một lượng. Thứ hai, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khi quy đổi theo tỷ giá Vietcombank lên đến 15 triệu đồng. Cuối cùng là mức điều chỉnh trong ngày tại các tiệm vàng cao nhất từ trước đến nay, một số nơi tăng gần 4 triệu đồng so với hôm trước. Điều này dẫn đến chênh lệch giữa giá mua và bán có thời điểm hơn 2 triệu đồng một lượng.

Đến cuối giờ chiều nay, giá vàng miếng được niêm yết giá bán ra 73,5 triệu đồng và mua vào 71,7 triệu đồng, lần lượt tăng 4,48 triệu đồng và 3,7 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước. Chỉ trong một ngày, giá vàng SJC đã tăng hơn 3,4 triệu đồng và 2,8 triệu đồng lần lượt ở chiều bán ra và mua vào.

Trước diễn biến này, ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch Công ty Vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ, nhận định thị trường kim loại quý biến động mạnh về yếu tố bên trong lẫn bên ngoài.

Cụ thể, vàng miếng đang chịu ảnh hưởng lớn của giá thế giới. Một khi giá vàng quốc tế tăng mạnh, điển hình như sáng nay lên 2.003 USD một ounce do xung đột Ukraine - Nga kéo dài và nhiều khả năng có thêm sự tham gia sâu hơn của Mỹ, thì giá trong nước sẽ vọt mạnh. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước giữ chặt nguồn cung khiến lượng vàng miếng trên thị trường không dồi dào cũng khiến giá tiếp tục leo thang.

"Vàng miếng vượt 73 triệu đồng một lượng vừa là dấu mốc lịch sử, vừa là tín hiệu cho thấy giá kim loại quý thời gian tới diễn biến khó lường", ông Hải nói và từ chối dự đoán một mức giá mục tiêu trong ngắn hạn.

Đồng quan điểm về việc giá vàng khó đoán trong bối cảnh hiện tại nhưng chủ một tiệm vàng trên đường Lê Thạch (quận 4, TP HCM) cho rằng, mốc 70 triệu đồng một lượng có thể được giữ ít nhất một tuần. Thậm chí theo ông, mức 90-100 triệu đồng như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư có thể xảy ra nhưng sẽ mất thêm nhiều thời gian và cần một yếu tố không mong đợi là cuộc chiến Ukraine - Nga kéo dài.

Ông này cũng cho rằng, giá vàng đang bị các công ty nắm thị phần lớn "bơm" lên nhanh hơn đà tăng của thế giới. Khi giá thế giới lập đỉnh lịch sử 2.063 USD một ounce vào tháng 8/2020, giá trong nước cũng lập đỉnh 62 triệu đồng. Đến lúc này, giá thế giới còn cách đỉnh một khoảng tương đối lớn (70 USD) nhưng giá trong nước đã vượt đỉnh 10 triệu đồng dù sức mua biến động không đáng kể.

Về việc nên bán hay mua trong bối cảnh giá vàng tăng cao như hiện nay, ông Tô Thanh Hiệp - Tổng giám đốc SBJ cho rằng, đây là câu hỏi khó có lời đáp chuẩn xác. Theo ông, vàng sẽ còn nhịp tăng giá trong những ngày tới khi diễn biến địa chính trị trên thế giới vẫn tiếp tục căng thẳng. Vì thế, người đang nắm giữ vàng có thể tiếp tục bình tĩnh theo dõi thay vì vội chốt lời. Ở chiều mua vào, người dân cũng nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện giao dịch.

"Nếu muốn mua vàng để chờ nhịp tăng tiếp theo rồi bán chốt lời, cần phải đợi đến khi giá vàng tăng mạnh hơn nữa, qua mốc 75 triệu đồng một lượng", ông khuyến nghị.

Bên cạnh đó, lãnh đạo SBJ lưu ý, người dân không nên chỉ tập trung vào vàng miếng. Bởi với nguồn cung giới hạn, nếu thị trường chỉ nhắm vào mỗi loại vàng này sẽ khiến giá bị đẩy lên cao vọt. Trong khi đó, cùng hàm lượng nhưng vàng 9999 hoặc vàng nhẫn lại có giá giao dịch thấp hơn, trong khoảng 56-58 triệu đồng. Người dân có thể cân nhắc mua vào các loại vàng này.

Ông cho biết thêm, trong một tuần trở lại đây, SBJ ghi nhận lượng giao dịch vàng tăng lên so với thường lệ. Người dân chưa có dấu hiệu chốt lời khi lượng giao dịch mua và bán vẫn diễn ra song song, tuy nhiên lượng mua vào đang có xu hướng tăng nhanh hơn.

"Giá vàng miếng tăng cao và biến động mạnh khiến một lượng khách hàng cảm thấy không còn phù hợp với khẩu vị chấp nhận rủi ro của mình, nên tìm đến các loại vàng khác", ông Hiệp giải thích.

Phương Đông - Tất Đạt

Bất chấp thị trường kim loại quý thế giới đảo chiều giảm gần 10 USD một ounce, các nhà vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng giá bán trong sáng 8/3. Vàng miếng SJC sáng nay tăng 900.000 đồng, lên đỉnh 74,4 triệu đồng một lượng và tạo mức chênh lệch gần 20 triệu đồng so với giá thế giới.

Chuyện giá vàng trong nước cao hơn vàng thế giới vốn đã không còn chuyện xa lạ ở Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, dù theo quy luật, lẽ ra giá vàng trong nước sẽ tăng, giảm theo sự biến động của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước liên tục có những thời điểm cao hơn từ 15 đến 18% so với thế giới, mức chưa từng có trong nhiều năm trước. Câu hỏi được đặt ra là vì đâu giá vàng trong nước lại tăng sốc như vậy?

Chênh lệnh giữa giá mua và giá bán hiện nay cũng rất lớn. Có một điểm bất thường khác đó là giá vàng trong nước vẫn liên tục lập đỉnh trong khi lực mua thực tế lại rất thấp. Theo dõi thị trường những ngày gần đây, chúng ta chủ yếu thấy người người, nhà nhà xếp hàng đi bán chốt lời. Vậy tại sao giá vàng lại tăng, có hay không việc vàng trong nước đang bị thổi giá?

>> Vía Thần Tài hay vía tiệm vàng?

Tất nhiên, ở thời điểm hiện tại, không thể phủ nhận một yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng đó là tình hình thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn là một bất thường khi giá vàng trong nước và thế giới diễn biến ngược chiều. Chứng kiến đà tăng giá chóng mặt của vàng trong nước, hẳn nhiều người cũng sẽ tính đến chuyện mua thêm để đầu tư.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, người mua vàng trong nước lúc này cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro kép: một bên là chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế (gần 20 triệu đồng/lượng), một lên là chênh lệch giữa giá mua và bán (lên đến 2 triệu đồng/lượng). Lãi càng cao bao giờ cũng sẽ đi kèm với rủi ro càng lớn.

Theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012, vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất; Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia.

Nghị định số 24 cũng quy định chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Điều 14 Nghị định nêu rõ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp.

Đô Thành

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    Đang tải...

  • {{title}}

Tại sao vàng tăng giá

 Đồng USD yếu đi, đẩy giá vàng tăng cao. Ảnh minh hoạ.
Sau khi Nga tiêm vaccine phòng ngừa virus SARS-CoV-2 trên diện rộng, thì Anh cũng đã bắt đầu tiêm chủng mở rộng, cho thấy những tín hiệu tích cực của vaccine trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu.Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng: Các nước lớn đã đăng ký mua vượt mức vaccine Covid-19 so với số lượng người cần tiêm phòng, do đó nguồn cung không đủ. Điều này sẽ dẫn đến việc phòng ngừa dịch bệnh không được thực hiện trên diện rộng, khiến cho nền kinh tế toàn cầu không phục hồi nhanh chóng như kỳ vọng.Cùng với đó, hàng loạt gói kích thích kinh tế mới được dự kiến đưa vào thị trường. Trong đó, Hội đồng điều hành ECB sẽ bổ sung thêm 500 tỷ euro, tương đương 600 tỷ USD vào chương trình mua trái phiếu khẩn cấp (PEPP), trị giá gói trái phiếu này sẽ nâng lên 1.350 tỷ Euro, và gia hạn chương trình đến tháng 6/2021.Nhà Trắng (Mỹ) đề xuất gói hỗ trợ kinh tế trị giá 916 tỷ USD nhằm kích thích kinh tế mới, bao gồm các khoản tiền hỗ trợ cho chính quyền bang và địa phương, bảo vệ pháp lý cho doanh nghiệp.Thủ tướng Nhật Bản ông Suga Yoshihide cũng vừa cho biết, sẽ đưa ra gói kích thích kinh tế mới với trị giá 780 tỷ USD nhằm phục hồi kinh tế. Đây là gói kích thích kinh tế đầu tiên ông đưa ra sau khi lên nhận chức vào ngày 16/9/2020.Chuyên gia phân tích cho rằng: Vàng đã leo lên ngưỡng cao nhất trong gần 3 tuần qua dựa trên sự gia tăng trong kỳ vọng lạm phát dài hạn của Mỹ và nhiều nước, khi dòng tiền được tung vào thị trường gia tăng.Tại Mỹ, tỷ lệ lạm phát hòa vốn trong 30 năm – thước đo kỳ vọng của thị trường tài chính đối với áp lực giá dài hạn đã tăng lên 2% vào thứ 2 ngày 7/12, đạt mức cao nhất trong gần 19 tháng.Tỷ lệ hòa vốn 10 năm đã tăng từ 1,69% lên 1,89%, cũng ở mức cao nhất trong 19 tháng qua. Lạm phát gia tăng, chính là dự báo rủi ro gia tăng trên thị trường tài chính, đó là yếu tố hỗ đối với các tài sản dự phòng rủi ro là vàng.Các dòng tiền đẩy vào thị trường tăng qua các gói kích thích kinh tế làm cho đồng USD và một số ngoại tệ sẽ yếu đi. Trong đó chỉ số đo lường sức mạnh đồng đô la trong giỏ những đồng tiền chính thanh toán quốc tế đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua vào cuối tuần trước tại mức 90,50, giảm 3% trong quý 3 và giảm gần 6% so với đầu năm.Dự báo lạm phát gia tăng và sự mất giá của đồng tiền đã đẩy giá vàng tăng mạnh, bất chấp lượng bán vàng gia tăng trên thị trường. Cụ thể, Quỹ đầu tư uỷ thác vàng lớn nhất thế giới (SPDR Gold Trust) đã bán ra gần 117 tấn vàng chỉ trong 5 tuần qua.Giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á lúc đầu giờ chiều 8/12 (theo giờ Việt Nam) đã tăng khoảng 40 USD/oz so với phiên ngày trước đó 7/12, lên 1.867USD/ounce, tương đương tăng khoảng 1,1 triệu đồng/lượng so với một ngày trước.Trong khi đó, vàng SJC trong nước phiên hôm qua có lúc tăng 500.000 đồng/lượng, trước khi hạ xuống vào thời điểm đóng cửa phiên chiều qua 8/12.Một số nhà quan sát cho rằng: Đồng USD còn tiếp tục giảm mạnh tới 10% trong 12 tháng này. Sự yếu đi của đồng bạc xanh tiếp tục sẽ đẩy giá vàng tăng mạnh trong thời gian tới.