Tại sao phải quy định độ tuổi kết hôn

Độ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình là bao nhiêu tuổi? Nam bao nhiêu tuổi được kết hôn? Tuổi kết hôn của nữ là bao nhiêu? Đây là các câu hỏi thường xuyên được trả lời bởi tổng đài tư vấn pháp luật của AZLAW. Trong bài viết này chuyên viên của AZLAW sẽ làm rõ về quy định độ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam

Đầu tiên, về khái niệm kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật hôn nhân gia đình và các điều kiện về kết hôn. Một trong các điều kiện về kết hôn đó chính là độ tuổi đăng ký kết hôn. Độ tuổi kết hôn được quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 luật hôn nhân gia đình 2014

Điều 8. Điều kiện kết hôn1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Luật hôn nhân gia đình 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 và vẫn được áp dụng cho tới hiện nay. Theo quy định trên thì điều kiện kết hôn đối với nam giới phải đủ 20 tuổi mới được phép lấy vợ và nữ giới phải đủ 18 tuổi mới được phép lấy chồng

Đủ 18 tuổi và đủ 20 tuổi được xác định như thế nào?

Theo khoản 1 điều 2 thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định:

Điều 2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luậtKhi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau:

1. “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Đối với nam, sinh ngày 15/05/1995. Đến ngày 01/03/2015, trường hợp này chưa đủ 20 tuổi. Phải đến ngày 16/05/2015 mới đủ tuổi đăng ký kết hôn đây được gọi là đủ 20 tuổi.
Đối với nữ, sinh ngày 20/10/1997. Đến ngày 19/10/2015, trường hợp này chưa đủ 18 tuổi và phải đến ngày 21/10/2015 thì mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.

Lưu ý: Cần phân biệt rõ khái niệm “từ X tuổi” và “từ đủ X tuổi”. Ví dụ trẻ sơ sinh mới sinh ra thì có thể coi là từ 1 tuổi, còn từ đủ 1 tuổi thì phải sau 1 năm kể từ ngày sinh thì mới được coi là đủ 1 tuổi.

Xem thêm: Xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Việc quy định về độ tuổi kết hôn dựa trên căn cứ về tâm sinh lý về sinh học để đưa ra các quy định pháp luật nhằm mục đích đảm bảo đầy đủ sức khỏe và hiểu biết cho cả người vợ và người chồng khi kết hôn. So với các quy định của luật hôn nhân gia đình trước đây (Luật hôn nhân gia đình 2000) chỉ quy định nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi thì luật hôn nhân gia đình 2014 hiện nay đã áp dụng thêm 1 năm về điều kiện kết hôn so với luật cũ.

Tại sao phải quy định độ tuổi kết hôn
Độ tuổi được phép kết hôn tại Việt Nam

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường

Khi cả nam và nữ đều đủ tuổi kết hôn mà muốn kết hôn hợp pháp sẽ phải làm giấy đăng ký kết hôn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn có thể thực hiện tại UBND xã, phường nơi vợ hoặc chồng thường trú hoặc tạm trú. Tùy vào nơi đăng ký kết hôn mà một trong hai bên hoặc cả hai bên sẽ phải xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bên còn lại sẽ làm tờ khai đăng ký kết hôn.

Xử phạt về tuổi kết hôn

Phạt hành chính khi kết hôn chưa đủ tuổi: Mức phạt theo quy định tại điều 58 nghị định 82/2020/NĐ-CP

Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Xử lý hình sự khi kết hôn chưa đủ tuổi: Theo quy định về tổ chức tạo hôn tại bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Xem thêm: Các trường hợp cấm kết hôn

Các câu hỏi về độ tuổi kết hôn

Độ tuổi kết hôn của nam là bao nhiêu?

Độ tuổi kết hôn của nam tại Việt Nam theo quy định năm 2021 là đủ 20 tuổi

Độ tuổi kết hôn của nữ là bao nhiêu?

Độ tuổi kết hôn của nữ tại Việt Nam theo quy định năm 2021 là đủ 18 tuổi

Chưa đủ tuổi kết hôn phạt bao nhiêu

Mức phạt từ 1 đến 5 triệu đồng hoặc có thể xử lý hình sự nếu tổ chức tảo hôn

Bài viết liên quan

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng và được pháp luật, xã hội thừa nhận. Việc kết hôn phải thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi kết hôn, điều kiện kết hôn, theo quy định của pháp Luật nam nữ phải đạt một độ tuổi nhất định thì mới đủ điều kiện kết hôn. Vấn đề về độ tuổi kết hôn được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời nhằm bổ sung những điểm thiếu sót của Luật để hoàn thiện hơn so với luật cũ, so với Luật năm 2000 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nhiều điểm mới đáng chú ý, đặc biệt là về độ tuổi kết hôn. Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì có sự thay đổi về quy định dộ tuổi kết hôn của nam và nữ, để làm rõ vấn đề này và thấy được điểm khác của Luật 2014 với Luật 2000 em xin đi tìm hiểu đề bài: “Phân tích và đánh giá độ tuổi kết hôn”.

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Gíao trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Luận văn Thạc sĩ luật học. Trần Thị Phương Thảo. Các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Khóa luận tốt nghiệp. Vũ Thị Hồng Điệp. Tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 – một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
  • Trên một số trang mạng Internet

Một số vấn đề chung về kết hôn và độ tuổi kết hôn

Khái niệm kết hôn

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn kết hôn và đăng ký kết hôn.

Khái niệm tuổi kết hôn

Theo định nghĩa của Từ điển luật học thì tuổi kết hôn là “độ tuổi pháp luật quy định cho phép nam nữ được quyền kết hôn”. Tuổi kết hôn cũng có nghĩa là tuổi mà một người được phép lấy chồng, lấy vợ cũng như quyền làm cha, mẹ. Độ tuổi kết hôn ở mỗi nước được quy định khác nhau, nhìn chung thì độ tuổi kết hôn ở nhiều quốc gia là 18 tuổi, tuy nhiên nhiều nước quy định độ tuổi được phép kết hôn sớm hơn. Ở Việt Nam theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn thì nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và nam từ đủ 20 tuổi trở lên thì được kết hôn.

Cơ sở quy định độ tuổi kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nâng độ tuổi kết hôn lên so với Luật năm 2000 và trước đó là dựa trên cơ sở nghiên cứu qua thực tiễn và phong tục, tập quán của người Việt, nhà làm luật đã dựa trên cơ sở sau:

Về cơ sở khoa học

Xét trên phương diện phát triển về sinh lý: Như chúng ta đã biết một trong những chức năng quan trọng của gia đình là duy trì nòi giống, theo nghiên cứu khoa học cho thấy thì nam từ 16 tuổi nữ từ 13 tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản, dân gian ta cũng có câu “ nữ thập tam, nam thập lục” để chỉ đến vấn đề độ tuổi của nam và nữ có khả năng sinh đẻ. Tuy nhiên đây chỉ là tuổi chứng minh được nam nữ đã có khả năng sinh đẻ, còn để đảm bảo cho sức khỏe của đứa trẻ khi sinh ra cũng như sức khỏe của cả người mẹ và người bố thì độ tuổi sinh đẻ của nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, và nữ là từđủ 18 tuổi trở lên. Những cặp nam, nữ sinh con trước tuổi kết hôn thì những đứa trẻ sinh ra trong những trường hợp này mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, súc đề kháng yếu, ngay bản thân người mẹ sinh con trong giai đoạn dưới tuổi kết hôn thì sức khỏe cũng không được đảm bảo dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa… Như vậy việc sinh con dưới tuổi kết hôn theo luật định gặp nhiều rủi ro cho cả đứa trẻ sinh ra và người mẹ. Theo nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, phụ nữ sinh con trước 18 tuổi và sau 34 tuổi thường gặp nguy cơ cao trong quá trình mang thai, sinh nở như dễ sẫy thai, sinh non, bang huyết, dị tật thai nhi… Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi từ 24 đến 29 tuổi, độ tuổi này phụ nữ có sức khỏe sinh sản tốt nhất và cơ thể đã phát triển toàn diện.

Xét trên phương diện tâm lý: Khi nam nữ đã đạt độ tuổi trưởng thành, về cơ bản suy nghĩ đã chin chắn, hạn chế được sự bồng bột nhất thời, nghiêm túc trong hành động và có những quyết định đúng đắn trong kết hôn. Như đã nêu ở trên nam ở độ tuổi đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi được coi về cơ bản đã phát triển tương đối đầy đủ về trí tuệ và sức khỏe, khi đó hai bên nam nữ có thể lựa chọn và quyết định việc kết hôn. Hơn nữa ở độ tuổi này hai bên nam, nữ về cơ bản đã tự tạo lập cuộc sống cho bản thân, không bị phụ thuộc vào gia đình, tự tạo lập cho mình cuộc sống gia đình mới.

Tại sao phải quy định độ tuổi kết hôn
Phân tích và đánh giá độ tuổi kết hôn

Cở sở thực tiễn

Nhìn chung nước ta với nhiều vùng nông thôn và dân tộc thiểu số, ở các vùng miền này tỉ lệ nam nữ kết hôn lập gia đình sớm hơn so với các khu đô thị, thành phố. Theo số liệu thống kê, khảo sát cho thấy ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số tỉ lệ kết hôn dưới tuổi luật định đang còn chiếm tỉ lệ cao. Hiện nay độ tuổi kết hôn trung bình của nữ là từ 16 đến 18, nam từ 18 đến 21 tuổi, ở độ tuổi này nam nữ kết hôn chiếm 50%. Do đó vấn đề độ tuổi kết hôn tối thiểu của nam nữ cần xem xét trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là về các phong tục tập quán ở các vùng miền. Về vấn đề này có nhiều quan điểm cho rằng nên hạ thấp tuổi kết hôn tối thiểu của nam và nữ cho phù hợp với tập quán ở các vùng miền và tránh nạn tảo hôn ở các vùng dân tộc thiểu số.

Độ tuổi kết hôn theo luật 2014

Nâng độ tuổi kết hôn của nam và nữ

TheoĐiểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện về độ tuổi kết hôn của nam và nữ là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi ( 17 tuổi 1 ngày ) thay vì vừa bước qua tuổi 18 như quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật 2014 quy định độ tuổi kết hôn với nữ là từ đủ 18 tuổi và nam từ đủ 20 tuổi là phù hợp với sự phát triển sinh lý của con người, đồng thời cũng thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Còn theo Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004,thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ vàlàm hạn chế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện. Luật 2014 nâng độ tuổi kết hôn lên như vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nữ giới, khi họ đủ 18 tuổi thì có thể tự mình xác lập các yêu cầu dân sự như ly hôn mà không cần có người đại diện.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định độ tuổi kết hôn dựa trên căn cứ khoa học về sự phát triển tâm sinh lý của các bên nam nữ và điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay .Nam nữ kết hôn là xác lập quan hệ hôn nhân – cơ sở của gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, xã hội muốn phát triển thì điều quan trọng là gia đình phải thực hiện tốt các chức năng của mình. Một trong những chức năng quan trọng của gia đình là thực hiện chức năng sinh đẻ duy trì nòi giống. Trong sự phát triển về tâm sinh lý của con người để đảm bảo việc thực hiện được chức năng sinh con khỏe mạnh thì độ tuổi được coi là đã phát triển một cách tương đối đảm bảo chức năng làm cha mẹ của nam là đủ 20 tuổi và nữ là đủ 18 tuổi. Như vậy trong hôn nhân độ tuổi có vai trò và vị trí quan trọng, do vậy Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã nâng độ tuổi kết hôn của nam nữ, quy định thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối vơi sức khỏe của nam nữ, đảm bảo cho nam nữ có thể đảm đương được trách nhiệm làm vợ làm chồng, làm cha làm mẹ trong gia đình. Đồng thời đảm bảo cho con cái sinh ra khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Tuổi kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là tuổi tối thiểu cho phép nam nữ kết hôn. Sở dĩ quy định tuổi kết hôn tối thiểu là vì Luật Hôn nhân và gia đình đề cao sự tự do lựa chọn người kết hôn và tuổi kết hôn theo nguyện vọng của nam nữ khi đã đến tuổi. Khi đến tuổi luật định, nam nữ kết hôn vào tuổi nào là tùy theo hoàn cảnh công tác, điều kiện sinh hoạt và sở thích của mỗi người. Điều này cũng xuất phát từ việc đề cao nguyên tắc hôn nhân tự nguyện. Do đó và nhà nước và pháp luật không quy định độ tuổi kết hôn tối đa của nam nữ, điều đó sẽ hạn chế quyền tự do của họ. Bên cạnh đó nhiều người có quan điểm và sở thích kết hôn muộn, họ cho rằng ở tuổi mười tám đôi mươi mình còn quá trẻ để lập gia đình, và muốn giành thời gian công sức cho việc xây dựng sự nghiệp rồi sau này mới tính tới chuyện kết hôn.

Khi xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nhiều quan điểm khác nhau về độ tuổi kết hôn. Có quan điểm cho rằng, nên hạ thấp độ tuổi kết hôn vì kinh tế ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, các điều kiện văn hóa, xã hội cũng ngày càng phát triển, con người sẽ phát triển sớm hơn về thể lực. Do đó có thể hạ thấp tuổi kết hôn cho phù hợp với thực tế và có thể hòa nhập với quốc tế. Bên cạnh đó cũng có những quan điểm khác cho rằng, nên quy định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là như nhau đều từ 18 tuổi trở lên là được kết hôn. Tuy nhiên những quan điểm này đã không được chấp nhận. Luật Hôn nhân và gia đình quy định độ tuổi kết hôn cho nam và nữ để không mâu thuẫn với quy đinh của Bộ luật Dân sự, thì theo quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể tự mình xác lập các yêu cầu dân sự mà không cần người đại diện, do đó để không mâu thuẫn với hai luật này và đảm bảo quyền lợi của nữ giới Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định chặt chẽ hơn về độ tuổi kết hôn của nam và nữ.

Về vấn đề quy định độ tuổi kết hôn của nam và nữ mỗi vùng miền, mỗi quốc gia có những quy định khác nhau. Dựa vào trình độ phát triển kinh tế cũng như phát triển tâm sinh lý của mỗi quốc gia mà có những quy định về độ tuổi kết hôn khác nhau. Ở các nước Châu Âu như Mỹ họ quy định độ tuổi kết hôn thấp hơn so với các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, dựa vào sựu phát triển về mặt sinh lý ở các nước thuộ khu vực Châu Âu thường phát triển sớm hơn, đồng thời về mặt kinh tế xã hội ở các nước đó cũng có những bước phát triển vượt bậc, do vậy mà quy định về dộ tuổi kết hôn của nam và nữ ở họ cũng có những điểm khác với chúng ta.

Cách tính tuổi kết hôn

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nam từ đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi, tức là Luật 2014 tính theo tuổi tròn của nam nữ, theo đó bắt buộc nam phải đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi, tức là nam bước sang sinh nhật lần thứ 20 và nữ bước sang sinh nhật lần thứ 18 thì được kết hôn.

Phân tích và đánh giá độ tuổi kết hôn

Ví dụ: Anh Nguyễn văn A sinh ngày 01/04/1995 và chị Lê thị B sinh 01/04/1997. Ngày 20/03/2015 hai anh chị đến Uỷ ban nhân dân phường làm thủ tục đăng ký kết hôn, cán bộ Tư pháp-Hộ tịch phường đã từ chối đăng ký kết hôn và giải thích cho anh chị là theo Luật 2014 anh chị chưa đủ tuổi kết hôn, vì anh A sinh ngày 01/04/1995 thì đến ngày 01/04/2015 anh A mới đủ 20 tuổi và chị B sinh ngày 01/04/1997 thì đến ngày 01/04/2015 chị B mới đủ 18 tuổi và đủ tuổi kết hôn.

So sánh độ tuổi kết hôn với luật 2000

Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn. Điều này có nghĩa là theo Luật 2000 thì nam chỉ cần 19 tuổi 1 ngày, nữ chỉcần 17 tuổi 1 ngày là được phép kết hôn. Còn theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từu đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn. Như vậy so với Luật 2000 thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nâng độ tuổi kết hôn của nam và nữ từ 18 tuổi đối với nữ lên đủ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi lên đủ 20 tuổi. Nếu như trước đây theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì nữ chỉ cần bước sang tuổi 18 tức là 17 tuổi 1 ngày thì được kết hôn, ví dụ như chị Trần Thị B sinh ngày 20/3/1995 thì đến ngày 21/3/2012 là chị B được kết hôn. Nhưng kể từ ngày 01/01/2015 khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thì đến ngày 21/3/2012 chị B chưa đủ tuổi kết hôn mà phải đến ngày 20/3/2013 chị B mới được kết hôn. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không bắt buộc nam phải đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn, mà nữ chỉ cần bước sang tuổi 18 và

nam bước sang tuổi 20 là được kết hôn. Nhưng theo Luật 2014 thì bắt buộc nữ phải đủ 18 tuổi và nam đủ 20 trở lên kết hôn mới không vi phạm vào điều kiệnvề độ tuổi kết hôn. Luật năm 2014 đã nâng độ tuổi kết hôn của nam và nữ lên so với Luật năm 2000, quy định mới này thể hiện điểm tiến bộ của Luật 2014, không bị mâu thuẫn với quy định của Luật khác đặc biệt là Bộ Luật dân sự và Luật tố tụng dân sự.

Đánh giá độ tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Ưu điểm

Trên cơ sở kế thừa và phát huy Luật 2000 và luật trước đó, Luật 2014 ra đời đã có những quy định mới phù hợp, khắc phục những điểm thiếu sót để hoàn thiện hơn. Trong đó Luật 2014 có quy định mới về độ tuổi kết hôn của nam và nữ, như đã phân tích ở trên Luật 20114 đã nâng độ tuổi kết hôn của nam và nữ. Việc quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn là phù hợp với trình độ phát kinh tế và sựu phát triển tâm sinh lý của nam nữ ở nước ta. Việc quy định này xét trên cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn phùhợp để đảm bảo đời sống gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Để đảm bảo tính ổn định của gia đình, đồng thời xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc thì nam nữ kết hôn với nhau khi đã có suy nghĩ chin chắn, tránh sự bồng bột nhất thời, thấy được vai trò quan trọng của việc quy định tuổi kết hôn, dự tính được những rủi ro đó mà Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã nâng độ tuổi kết hôn của nam và nữ. Đồng thời việc nâng tuổi kết hôn của nam và nữ lên như vậy phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của người Việt Nam, đối với sự phát triển sinh lý của người phụ nữ để đảm bảo thiên chức làm vợ làm mẹ thì khi đủ 18 tuổi trở lên đến dưới 35 tuổi sẽ tránh được những rủi ro về mang thai và sinh con. Hơn nữa việc nâng độ tuổi kết hôn như vậy khắc phục được tình trạng không thống nhất với quy định tại Bộ Luật Dân sự và Luật tố tụng dân sự, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi két hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của người phụ nữ khi xác lập, thực hiện các giao dịch và tham gia tố tụng dân sự. Quy định rõ ràng như vậy về độ tuổi kết hôn của nam và nữ góp phần đáng kể trong việc thực hiện mục tiêuhạn chế tiến tới loại trừ nạn kết hôn khi vi phạm điều kiện tuổi. Qua những số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy trong thực tiễn việc thực hiện pháp luật về độ tuổi kết hôn có nhiều thành tựu đáng kể, theo số liệu thống kê từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy dân số Việt Nam ngày càng kết hôn muộn hơn, qua ba cuộc tổng điều tra dân số năm 1979, 1999, 2009 cho thấy nữ thường kết hôn sớm hơn nam. Trong những năm gần đây người dân có xu hướng kết hôn muộn hơn và tuổi kết hôn trung bình ngày càng tang, những biểu hiện của việc dân số kết hôn muộn là dấu hiệu tốt để tiến tới hạn chế và xóa bỏ nạn tảo hôn.

Tại sao phải quy định độ tuổi kết hôn
Phân tích và đánh giá độ tuổi kết hôn

Hạn chế

Bên cạnh những điểm tích cực, tiến bộ của quy định về độ tuổi kết hôn thì Luật 2014 vẫn đang còn những hạn chế nhất định.

Việc nâng độ tuổi kết hôn lên với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn đã không phù hợp với một số vùng địa phương, vùng dân tộc thiểu số, quy định nâng độ tuổi kết hôn lên như vậy sẽ gây ra vấn đề gia tăng nạn tảo hôn ở các vùng này. Ở các tỉnh phía Tây bắc, Tây Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La…có tỷ lệ kết hôn sớm giao động từ 15 đến 19 tuổi, ở các vùng này có phong tục kết hôn sớm do đó mà việc Luật quy định nâng cao độ tuổi kết hôn lên như vậy không phù hợp dẫn đến nạn tảo hôn gia tăng. Không những ở các vùng dân tộc thiểu số mà ngay ở các tỉnh phát triển thì việc nâng độ tuổi kết hôn cũng làm hạn chế nhu cầu kết hôn lập gia đình của nam nữ mà phải chờ đủ tuổi mới được kết hôn theo như quy định của pháp luật.

Để tránh tình trạng nạn tảo hôn ngày càng da tăng đặc biệt là ở các vùng miền núi dân tộc thì chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao sự hiểu biết về pháp luật cho người dân. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật phải được đẩy mạnh, bên cạnh đó quy định về chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình cần được cụ thể hóa để người dân dễ hiểu và thực thi. Đồng thời cần có sự can thệp của chính quyền địa phương đối với các trường hợp kết hôn không đủ điều kiện về độ tuổi một cách mạnh mẽ và quyết liệt, nếu có sự can thiệp quyết liệt xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm, loại bỏ những phong tục lạc hậu trái pháp luật của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thì việc làm giảm nạn tảo hôn sẽ đạt được kết quả rất lớn. Trên thực tế chúng ta thấy hiện tượng tảo hôn vẫn diễn ra ở các địa phương một phần thuộc lỗi của cơ quan chức năng ở địa phương đó, mặt khác gia đình cũng là một yếu tố quan trọng làm gia tăng nạn tảo hôn. Nếu có sự can thiệp đồng thời của gia đình và chính quyền địa phương thì ắt rằng nạn tảo hôn sẽ giảm đáng kể. Ở các vùng dân tộc thiểu số do ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu mà việc kết hôn là một sự ép buộc của cha mẹ hai bên gia đình, hay đôi khi việc kết hôn chỉ là sự đồng ý của già làng, trưởng làng và hôn lễ được tiến hành theo nghi lễ của dân tộc mà không tuân theo pháp luật. Do đó để hạn chế nạn tảo hôn vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn cần loại bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu để việc thực hiện pháp luật được nâng cao và đạt hiệu quả cao.

Kết hôn và thành lập gia đình là vấn đề quan trọng không chỉ đối với mỗi người mà đối với toàn xã hội, xã hội muốn phát triển thì gia đình phải phát triển bền vững. Để đảm bảo cho gia đình và xã hội phát triển bền vững Luật Hôn nhân và gia đình quy định độ tuổi được phép kết hôn của nam và nữ, khi đạt độ tuổi luật đinh nam nữ được quyền kết hôn lập gia đình theo nguyện vọng của mình. Khác đối với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định mới về độ tuổi kết hôn của nam nữ, theo đó Luật 2014 nâng độ tuổi kết hôn của nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi lên thành nữ phải đủ 18 tuổi trở lên và nam từ đủ 20 tuổi trở lên được kết hôn. Quy định như vậy phù hợp với sự phát triển của tâm sinh lý người Việt Nam, đồng thời thống nhất với Bộ Luật Dân sự và Bộ Luật Tố tụng dân sự, tránh những điểm mâu thuẫn với hai bộ luật này, đảm bảo quyền của người phụ nữ khi tham gia tố tụng theo độ tuổi luật định.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Phân tích đánh giá độ tuổi kết hôn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.