Tại sao nước anh không dùng đồng euro

TraderViet | Cộng Đồng Trader Việt Nam

Diễn đàn > Diễn đàn chung > Kiến thức kinh tế - tài chính >

  1. Các cặp tiền tệ hàng hóa (Commodity pairs) là gì?

    Dạo này thích nghiên cứu lịch sử ghê, sau khi cháy quá nhiều tài khoản thì chúng ta thường sống triết lý và ngẫm đời hơn các bác nhỉ. Hôm nay lại cùng nhau đi tìm về việc tại sao có một vài nước Châu Âu lại không sử dụng đồng Euro. Trở lại những ngày đầu khi hình thành Liên minh châu Âu (EU) đã mở đường cho một hệ thống tài chính đa quốc gia thống nhất dưới một đồng tiền duy nhất - đồng euro. Trong khi hầu hết các quốc gia thành viên EU đồng ý chấp nhận đồng euro, một số ít nước khác như Vương quốc Anh, Đan Mạch và Thụy Điển… đã quyết định không dùng Euro mà gắn bó với đồng tiền tệ xưa giờ của họ. Bài viết này thảo luận về lý do tại sao một số quốc gia EU không sử dụng đồng euro.

    Hiện có 28 quốc gia trong Liên minh châu Âu và trong số này, có 9 quốc gia không nằm trong khu vực đồng euro. Hai trong số những quốc gia này là Vương quốc Anh và Đan Mạch. Tất cả các nước EU khác phải vào khu vực đồng euro sau khi đáp ứng các tiêu chí nhất định. Các quốc gia cũng có thể chủ động trì hoãn việc sử dụng đồng Euro cũng được. Các quốc gia EU rất đa dạng về văn hóa, khí hậu, dân số và kinh tế. Mỗi quốc gia có nhu cầu và thách thức về tài chính khác nhau để giải quyết. Đồng tiền chung Euro phần nào giải quyết vấn đề đó, áp đặt một hệ thống chính sách tiền tệ trung tâm cho tất cả quốc gia sử dụng. Tuy nhiên, khi có vấn đề xảy ra với đồng Euro thì nó tạo ra phản ứng dây chuyền cho nhiều nước luôn, cũng thật là đáng ngại. Vì vậy có nhiều quốc gia trì hoãn việc sử dụng đồng Euro cũng là muốn duy trì sự độc lập về kinh tế. Dưới đây là một vài lý do tại sao nhiều quốc gia EU không sử dụng đồng euro:

    1. Độc lập trong soạn thảo chính sách tiền tệ: Kể từ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thiết lập các chính sách kinh tế và tiền tệ cho tất cả các quốc gia thuộc khu vực đồng euro, thì nghĩa là không còn các chính sách độc lập riêng lẻ nào để phù hợp với điều kiện riêng của nước mình.

    Vương quốc Anh không sử dụng đồng Euro đã xoay xở rất tốt để phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 bằng cách nhanh chóng giảm lãi suất trong nước vào tháng 10 năm 2008 và bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng vào tháng 3 năm 2009. Ngược lại, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho đến năm 2015 mới bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng (tạo tiền để mua trái phiếu chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế).

    2. Độc lập trong việc xử lý các thách thức riêng của mỗi quốc gia cụ thể: Mỗi nền kinh tế đều có những thách thức riêng. Hy Lạp là ví dụ có độ nhạy cao với thay đổi lãi suất, vì hầu hết các khoản thế chấp của nó là lãi suất biến đổi thay vì cố định.

    Tuy nhiên, bị ràng buộc bởi các quy định của Ngân hàng Trung ương châu Âu, Hy Lạp không được độc lập quản lý lãi suất để mang lại lợi ích cho người dân và nền kinh tế của mình. Trong khi đó, nền kinh tế Anh cũng rất nhạy cảm với những thay đổi lãi suất. Nhưng với tư cách là một quốc gia không thuộc khu vực đồng tiền chung, nó có thể giữ lãi suất thấp thông qua ngân hàng trung ương Anh.

    3. Người cho vay độc lập cuối cùng: Nền kinh tế của một quốc gia rất nhạy cảm với lãi suất trái phiếu kho bạc. Một lần nữa, các nước không phải sử dụng đồng euro có lợi thế ở đây. Họ có các ngân hàng trung ương độc lập của riêng họ, có thể hoạt động như người cho vay cuối cùng cho khoản nợ của đất nước.

    Trong trường hợp lãi suất trái phiếu tăng cao, các ngân hàng trung ương này bắt đầu mua trái phiếu và theo cách đó làm tăng tính thanh khoản trên thị trường. Các nước Eurozone có ECB là ngân hàng trung ương của họ, nhưng ECB không mua trái phiếu cụ thể của quốc gia thành viên trong các tình huống như vậy. Kết quả là các nước như Ý đã phải đối mặt với những thách thức lớn do tăng sản lượng trái phiếu.


    4. Độc lập trong các biện pháp kiểm soát lạm phát: Khi lạm phát tăng lên trong nền kinh tế, một cách hiệu quả để ngăn chặn đó là tăng lãi suất. Các nước không phải là đồng euro có thể thực hiện điều này thông qua chính sách tiền tệ quản lý độc lập của họ. Các quốc gia thuộc Eurozone không phải lúc nào cũng có quyền đó. Ví dụ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất vì lo ngại lạm phát cao ở Đức. Động thái này đã giúp Đức, nhưng các quốc gia khác như Ý và Bồ Đào Nha phải gánh chịu mức lãi suất cao.

    5. Độc lập cho sự mất giá tiền tệ: Các quốc gia có thể đối mặt với những thách thức kinh tế do chu kỳ lạm phát cao, tiền lương cao, giảm xuất khẩu hoặc giảm sản xuất công nghiệp. Các tình huống như vậy có thể được xử lý hiệu quả bằng cách giảm giá tiền tệ của quốc gia, khiến cho hàng xuất khẩu rẻ hơn và cạnh tranh hơn và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Các quốc gia không phải euro có thể giảm giá trị tiền tệ tương ứng khi cần. Tuy nhiên, khu vực đồng euro không thể thay đổi giá trị đồng euro một cách độc lập - nó ảnh hưởng đến 19 quốc gia khác và được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu.

    Điểm mấu chốt

    Các nước Eurozone phát triển mạnh theo đồng euro. Đồng tiền chung mang lại cho nó sự loại bỏ biến động tỷ giá hối đoái (và chi phí liên quan), dễ dàng thâm nhập vào một thị trường châu Âu lớn và hợp nhất về tiền bạc và tính minh bạch về giá. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 đã chỉ ra một số cạm bẫy của đồng euro. Một số nền kinh tế khu vực đồng euro phải gánh chịu nhiều hơn những nền kinh tế khác (ví dụ như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha). Do thiếu sự độc lập về kinh tế, các nước này không thể thiết lập chính sách tiền tệ riêng của họ để thúc đẩy tốt nhất sự phục hồi cho riêng họ. Tương lai của đồng euro sẽ phụ thuộc vào cách các chính sách do EU phát triển để giải quyết các thách thức tiền tệ của các quốc gia riêng lẻ theo một chính sách tiền tệ chung duy nhất.

    *Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

    Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

    Thêm thông tin

    #2 pipsmaster, 29/05/2018

    THAM GIA GROUP FB TRADERVIET

    ✅ ICHIMOKU TOÀN TẬP - Bài 4: Chiến Lược Số 1 | TraderViet

    ✅ Phân Tích VÀNG-FOREX-BITCOIN Tuần 24-30/04 Theo Phương Pháp WYCKOFF | TraderViet

    ✅ ICHIMOKU TOÀN TẬP - Bài 5: Chiến Lược Số 2 | TraderViet

    ✅ Phân Tích VÀNG-FOREX-STOCK Tuần 02-06/05 Theo Phương Pháp Price Action Tinh Gọn | TraderViet

    Điểm Nóng Forex Tuần 25-29/4 ✅ - Việc Thắt Chặt Chính Sách Đang Bị Định Giá Quá Mức?! | TraderViet

    ✅ Phân Tích BITCOIN - ALTCOIN Theo Price Action Tuần 24-30/04 | TraderViet

    ✅ Cú Trade Coin 6 CHỮ SỐ & Suy Tư Của Tôi Về Công Dụng Thực Sự Của Phân Tích Kỹ Thuật | TraderViet

    ✅ Bí Quyết Giúp Phù Thủy Bill Lipschutz Biến $12.000 Thừa Kế Thành Tỷ Đô La | TraderViet

(Cần Đăng nhập để trả lời bài viết.)

Chủ đề:

TraderViet | Cộng Đồng Trader Việt Nam

Diễn đàn > Diễn đàn chung > Kiến thức kinh tế - tài chính >

Video liên quan

Chủ đề