Tại sao nói ca huế là một thú tao nhã

Ca Huế trên Sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô Huế, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Vì thế, du khách đến Huế, ngoài nhu cầu thăm thú thưởng ngoạn những đền đài, lăng tẩm, ai cũng mong được một lần tựa mạn thuyền rồng để nghe những làn điệu ca Huế ngọt ngào sâu thẳm trên bồng bềnh sông nước Hương Giang. Đây là nhu cầu chính đáng của du khách, đặc biệt là những người yêu Huế, muốn thẩm thấu trọn vẹn cái hồn, cái tình của Huế ẩn sâu trong thú chơi nghệ thuật tinh tế đặc sắc này.

Tại sao nói ca huế là một thú tao nhã

Chẳng thế mà gần 70 năm trước chàng thi sỹ trẻ tài hoa Văn Cao, đã như lạc vào chốn “Thiên Thai” chỉ vì một lần tựa mạn thuyền rồng trên Sông Hương “...Em cạn lời cho anh dứt nhạc/Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh/Một đêm đàn lạnh trên sông Huế/ Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh...” .

Trước đây, nhiều người cho rằng, những làn điệu ca Huế bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, nên ca Huế trên sông Hương là thú vui tao nhã của những ông Hoàng, bà Chúa... Thật là một điều ngộ nhận.

Ca Huế không phải bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, mặc dù hai dòng nhạc này có sự giao thoa, tác động qua lại lẫn nhau. Ca Huế thuộc loại hình âm nhạc cổ điển mang hai yếu tố âm nhạc dân gian và bác học, được nâng cao thành chính qui trong các buổi tế tự lễ tiết cung đình. Vì thế ca Huế được tổ chức diễn tấu rộng rãi không dành riêng cho một tầng lớp nào cả, thậm chí ca Huế còn hình thành và phát triển trước khi vùng đất Phú Xuân trở thành kinh đô của nhà Nguyễn. Thế nên đò hát trên Sông Hương xưa không phải cứ là thuyền rồng, thuyền phụng như bây giờ, mà đò khách loại lớn. Tuỳ vào lượng người nghe mà để đò đơn, hay kết đò đôi thành một sân khấu di động trên sông.

Trong khoang đò hát không khí ấm cúng thanh khiết, quanh chiếc chiếu cạp điều, thính khách, ca nhi, nhạc công quây quần như một salon âm nhạc. Ban nhạc trên đò tuy không đông nhưng phải đủ trống, kèn, nhị, nguyệt, đàn tranh, sáo trúc, còn phách thì do chính ca nhi kiêm giữ. Ca Huế được chia thành hai điệu chính, điệu khách (hay còn gọi là điệu Bắc) và điệu Nam. Điệu Bắc thì trang trọng vui tươi, âm sắc trong sáng rộn rã như, cổ bản, long ngâm, hành vân, long điệp... Điệu Nam thì trữ tình sâu lắng, xen lẫn cái da diết bi thương thổn thức như: Nam ai, nam bình, tương tư khúc...

Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có nhiều hơi nhạc như: thương, ai, xuân, thiền... để diễn tả những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau khi thể hiện. Chính hơi nhạc đã làm cho các danh ca, danh cầm Huế không còn là người diễn xướng những làn điệu có sẵn, mà là đất để họ tạo nên sự khác biệt trong khổ luyện tài hoa. Chỉ cần qua sự khác biệt trong luyến giọng, rung làn, thả điệu là người ta biết được công phu khổ luyện nghề nghiệp của ca nhi đến đâu.

Đêm ca Huế trên sông Hương thường bắt đầu thả đò từ Chùa Thiên Mụ ngang qua kinh thành xuôi về Vỹ Dạ. Những đêm trăng thanh, gió mát sông Hương mờ ảo trong lãng đãng sương giăng, du khách tựa mạn thuyền, nhâm nhi ly rượu nhỏ, thả hồn theo nhịp phách, tiền dìu dặt thì chẳng khác nào lạc vào miền cổ tích thơ mộng. Chính cái thú chơi nghệ thuật đặc sắc, tinh tế, tao nhã này mà ca Huế trên sông đã được người dân Cố đô trân trọng giữ gìn và phát triển qua hàng trăm năm nay trước bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử trên đất thần kinh này.

Dựa vào văn bản " Ca Huế trên sông Hương " em hãy chứng minh rằng : nghe ca Huế là 1 thú vui tao nhã.

a. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này, ngửi mãi, ...

(Ê- dốp,Hai người bạn đồng hành và con gấu)

b. Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiến chó thủng thẳng sủa giăng; ...

(Duy Khán,Tuổi thơ im lặng)

c. Bác tai gật đầu lia địa:

- Phải, phải ...Bác sĩ đi với các cháu!

(Chân, tay,tai,mắt,miệng)

d. Những com chim mẹ bay chao chát theo anh Thà về tận nhà, gào thét mãi ...

(Duy Khán,Tuổi thơ im lặng)

đ. Ò ...ó ...o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

(Sọ Dừa)

e. Tôi quắc mắt:

- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn nữa?

- Thưa anh, thế thì ...hừ hừ ...em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

(Tô Hoài,Dế Mèn phiêu lưu kí)

Huế không chỉ là nơi lưu giữ các di tích lịch sử mà còn được nổi tiếng với với cái tên " là nôi của những dòng nhạc có điệu hò khác nhau ". Đến Huế, không chỉ đi tham quan các khu di tích lịch sử như : Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Lăng Minh Mạng,sân Đại Triều Nhi và Điện Thái Hòa ; Thế miếu ...Mà khi đêm xuống, xương mù bao phủ lấy toàn thành phố, trên con thuyền rồng, những người khác đến nơi đây sẽ được nghe những bản điệu dân ca, không gian đang yên tĩnh, bỗng đâu chẳng còn im ắng như trước mà những âm thanh của tiếng đàn bầu, đàn nhị,...vang lên của dàn hòa tấu. Âm thanh du dương trầm bổng, khiến cho những người khách đến đây như không muốn đi. Những câu hát, câu chèo vang lên như xíu chân lòng người. Tiếng gió lao xao, những con sóng nhè nhẹ đập vào mạn thuyền, lúc ấy không gian thật lắng đọng để lại cho người nghe những cảm xúc riêng biệt khó quên.

Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

a) Ca Huế được hình thành từ đâu?

b) Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?

c*) Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã?

Soạn cách 1

a. Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình nhã nhạc, thể hiện theo hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc

b. Bắt nguồn từ nguồn gốc hình thành, mà tạo cho ca Huế vừa vui tươi vừa sôi nổi vừa trang trọng uy nghi. “Ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng”

c. Có thể nói, nghe ca Huế là một thú vui tao nhã bởi:

+ Người thưởng thức ca Huế, có thể ngồi trên những chiếc thuyền rồng, thả nhẹ tâm hồn trên dòng sống Hương, lắng nghe từng bài ca Huế ngân nga trầm bổng.

+ Ca Huế mang nội dung tỏng sáng, chủ yếu ca ngợi quê hương, con người Huế -> làm cho tâm hồn người nghe cũng trở nên trong trẻo hơn

+ Những nguwoif thể hiện những điệu khúc dân ca là những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện trên những nhạc cụ dân gian

+ Không gian: trên sống Hương + thời gian: đêm trăng gió mát

=> Không gian, thời gian hòa quyện cùng những bài ca Huế làm cho tâm hồn người thưởng thức cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái biết bao.

Soạn cách 2

a. Ca Huế được hình thành từ nguồn nhạc dân gian và nhạc cung đình có cả điệu Bắc lẫn điệu Nam

b. Các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng uy nghi vì thành phần hình thành nên nó:

- Giọng sôi nổi vui tươi khi nhắc tới sự hình thành của ca Huế được hình thành từ các làn điệu dân gian

- Giọng trang trọng uy nghi vì ca Huế là một loại nhạc cung đình chỉ dành cho các vua chúa

c. Nói nghe ca Huế là một thú tao nhã vì: ca Huế thanh cao ở nhiều khía cạnh từ nội dung đến hình thức, đến cách biểu diễn và thưởng thức và cả ở những ca công nhạc công,...

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ca Huế trên sông Hương này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Đề bài: Trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương”, tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã?

Trả lời:

Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Vì thế du khách đến Huế, ngoài nhu cầu thăm thú thưởng ngoạn những đền đài lăng tẩm Huế, ai cũng mong được một lần tựa mạn thuyền rồng để nghe những làn điệu ca Huế ngọt ngào sâu thẳm cất lên trên bồng bềnh sông nước Hương giang. Đặc biệt là những người yêu Huế, muốn thẩm thấu trọn vẹn cái hồn, cái tình của Huế ẩn sâu trong thú chơi nghệ thuật tinh tế đặc sắc này.

Chẳng thế mà gần 70 năm trước chàng thi sĩ trẻ tài hoa Văn Cao, đã như lạc vào chốn “Thiên Thai” chỉ vì một lần tựa mạn thuyền rồng trên sông Hương:

 “ ... Em cạn lời cho anh dứt nhạc Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh Một đêm đàn lạnh trên sông Huế

Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh...” .

Trước đây, nhiều người cứ cho rằng, những làn điệu ca Huế bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, nên ca Huế trên sông Hương là thú vui tao nhã của những ông hoàng, bà chúa... thật là một điều ngộ nhận. Ca Huế không phải bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, mặc dù hai dòng nhạc này có sự giao thoa tác động qua lại lẫn nhau. Ca Huế thuộc loại hình âm nhạc cổ điển mang hai yếu tố âm nhạc dân gian và bác học, được nâng cao thành chính quy trong các buổi tế tự lễ tiết cung đình. Vì thế ca Huế được tổ chức diễn tấu rộng rãi không dành riêng cho một tầng lớp nào cả, thậm chí ca Huế còn hình thành và phát triển trước khi vùng đất Phú Xuân trở thành kinh đô của nhà Nguyễn.

Thế nên đò hát trên sông Hương xưa không phải cứ là thuyền rồng, thuyền phụng như bây giờ, mà đò khách loại lớn, tùy vào lượng người nghe mà để đò đơn, hay kết đò đôi thành một sân khấu di động trên sông. Trong khoang đò hát, không khí ấm cúng thanh khiết, quanh chiếc chiếu cạp điều thính khách, ca nhi, nhạc công quây quần như một salon âm nhạc. Ban nhạc trên đò tuy không đông nhưng phải đủ trống, kèn, nhị, nguyệt, đàn tranh, sáo trúc, còn phách thì do chính ca nhi kiêm giữ. Ca Huế được chia thành hai điệu chính, điệu khách (hay còn gọi là điệu Bắc) và điệu Nam. Điệu Bắc thì trang trọng vui tươi, âm sắc trong sáng rộn rã như cổ bản, long ngâm, hành vân, long điệp... Điệu Nam thì trữ tình sâu lắng xen lẫn cái da diết bi thương thổn thức như nam ai, nam bình, tương tư khúc...

Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có nhiều hơi nhạc như thương, ai, xuân, thiền... để diễn tả những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau khi thể hiện. Chính hơi nhạc đã làm cho các danh ca, danh cầm Huế không còn là người diễn xướng đơn thuần những làn điệu có sẵn, mà là đất để họ tạo nên sự khác biệt trong khổ luyện tài hoa. Chỉ cần qua sự khác biệt trong luyến giọng, rung làn, thả điệu  là người ta biết được công phu khổ luyện nghề nghiệp của ca nhi đến đâu.

 Đêm nghe ca Huế trên sông Hương được coi lý tưởng nhất thường bắt đầu thả đò từ bến chùa Thiên Mụ ngang qua kinh thành xuôi về đến Vỹ Dạ. Những đêm trăng thanh, gió mát sông Hương mờ ảo trong lãng đãng sương giăng, du khách tựa mạn thuyền, nhâm nhi ly rượu nhỏ thả hồn theo nhịp phách, tiền dìu dặt thì chẳng khác nào như lạc vào miền cổ tích thơ mộng. Thú chơi nghệ thuật đặc sắc tinh tế tao nhã này không chỉ làm say lòng tao nhân mặc khách, mà còn lôi cuốn cả các bậc vương tôn, công tử chốn thần kinh. Vì thế, ca Huế trên sông đã được người dân cố đô trân trọng giữ gìn và phát triển qua hàng trăm năm nay trước bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử như một tài sản văn hóa vô giá của miền sông Hương núi Ngự.

Ngày nay, du khách đến Huế ngày một đông, nhu cầu thưởng thức ca Huế trên sông ngày một lớn. Vì thế, ca Huế trên sông đã trở thành một dịch vụ du lịch hái ra tiền, dẫn đến tình trạng trăm hoa đua nở thuyền rồng, thuyền phụng, ca sĩ, nhạc công phát triển đến mức không kiểm soát được. Hiện tại ngoài 4 đơn vị  của Nhà nước được phép tổ chức các tour ca Huế trên sông là: Nhà văn hóa Huế, Câu lạc bộ ca Huế, Đoàn ca kịch Huế và Đoàn nghệ thuật truyền thống Huế. Thì còn rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp tư nhân... có thuyền rồng, thuyền phụng chưa có giấy phép vẫn tham gia vào dịch vụ này. Theo con số khảo sát mới đây của ngành chức năng, trên sông Hương có 129 chiếc thuyền rồng, thuyền phụng gồm 51 thuyền đôi, 78 thuyền đơn đang hoạt động dịch vụ ca Huế trên sông.

Đội ngũ ca sĩ nhạc công được cấp giấy phép đủ tiêu chuẩn biểu diễn hiện nay chưa đến 300 người. Vì thế để lấp khoảng trống này các ông bầu tổ chức biểu diễn thu gom tận dụng cả những người mới tập hát ca Huế, những mùa cao điểm lên đến vài trăm người. Tình trạng chạy sô, giảm tối đa số lượng nhạc công, ca sĩ, giảm thời gian biểu diễn, rút ngắn khoảng cách thả đò hầu như diễn ra thường xuyên. Thậm chí ca Huế trộn lẫn với nhạc trẻ cùng với các dịch vụ ăn theo chèo kéo khách mua băng đĩa, tranh ảnh đang làm cho chất lượng các buổi ca Huế trên sông giảm sút là điều tất yếu. Bên cạnh đó là nạn cò mồi tranh giành khách giữa các chủ đò, giữa các đơn vị tổ chức biểu diễn làm cho ca Huế giảm đi cái thi vị tao nhã của mình.

 Thêm vào đó là không ít du khách tìm đến với ca Huế trên sông không phải để thưởng thức nghệ thuật mà chỉ là cái mốt thời thượng, thiếu những tâm hồn đồng điệu để tôn vinh thêm nét đẹp nghệ thuật của thú chơi ca Huế trên sông.

Mặc dù thời gian qua, các cấp ngành chức năng ở Thừa Thiên-Huế đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh, thậm chí có hẳn cả một đề án chuyên đề về quản lý biểu diễn ca Huế trên sông Hương, trong đó có 6 điều cấm: Cấm rút ngắn thời lượng, thay đổi chương trình làm ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật, cấm bán các loại băng, đĩa trái phép khi tham gia biểu diễn ca Huế; không được lợi dụng ca Huế làm tổn hại đạo đức, lối sống, suy giảm giá trị nghệ thuật của loại hình nghệ thuật này; cấm nuôi gia súc, gia cầm và bố trí người ăn ở, sinh hoạt trên thuyền ca Huế; tẩy xóa, chỉnh sửa, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng giấy phép biểu diễn ca Huế; cấm tranh giành khách, ghép khách dưới mọi hình thức…

Tuy vẫn còn nhiều bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện, nhưng những nỗ lực chấn chỉnh của các cấp ngành chức năng ở Thừa Thiên-Huế không ngoài mục đích trả lại cho ca Huế trên sông Hương môi trường nghệ thuật lành mạnh vốn có. Để ca Huế trên sông thực sự trở thành một thương hiệu văn hóa đặc sắc của vùng đất cố đô, để du khách tìm đến với ca Huế trên sông Hương là tìm đến cái thi vị của cảnh sắc, cái thanh cái đẹp của nghệ thuật, tìm đến một lối thưởng thức nghệ thuật độc đáo của người dân xứ Huế.