Tại sao người bị huyết áp cao không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia

Cháu bạn,

Năm nay bạn 46 tuổi, bị tăng huyết áp ở độ tuổi khá trẻ, không rõ bạn đã đi khám và được làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân chưa hay đánh giá các biến chứng do huyết áp gây ra chưa? Bạn đang dùng thuốc huyết áp nhưng không rõ bạn dùng thuốc gì, liều lượng ra sao. Huyết áp tăng khi thay đổi thời tiết cũng hay gặp, nhất là thời tiết quá lạnh, độ ẩm cao, trước bão. Tuy nhiên, nếu bạn được dùng thuốc đúng loại và đúng liều lượng thì sự dao động huyết áp này không quá nhiều.

Theo thông tin bạn cung cấp, lúc thời tiết thay đổi huyết áp của bạn tăng lên 160/95mmHg, nhưng không rõ huyết áp nền sau khi dùng thuốc của bạn là bao nhiêu, do đó khó đánh giá được nguy cơ biến cố do việc tăng huyết áp đó gây nên. Thói quen uống nhiều bia là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến các rối loạn chuyến hoá mỡ, đường, acid uric, béo bụng, tăng cân khó kiểm soát. Đây cũng là những nguyên nhân làm huyết áp tăng lên. Đặc biệt, dưới tác dụng của bia, các mạch máu não dễ bị giãn mạch não, nên khi huyết áp tăng đột biến sau uống bia rất dễ gây ra biến chứng tai biến mạch máu não. Vì vậy, bạn cần hạn chế uống bia rượu, việc có cần kiêng hẳn hay vẫn có thể dùng uống ít hơn thì cần dựa vào mức độ nguy cơ của bạn dựa trên các thăm khám lâm sàng và xét nghiệm máu cũng như các xét nghiệm khác.

Trong trường hợp, nguy cơ tim mạch của bạn thấp, bạn có thể uống dưới 350ml bia, dưới 100ml – 150ml rượu nhẹ, dưới 45ml rượu nặng. Như vậy, bạn nên thay đổi thói quen hạn chế uống bia và đi khám lại ở cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được đánh giá lại vấn đề dùng thuốc và mức độ kiểm soát huyết áp của bạn, để giúp bạn có thể phòng tránh được các biến cố đáng tiếc có thể xảy ra. Trân trọng, chúc bạn nhiều sức khỏe!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Hồng Nhật   -   Thứ ba, 10/11/2020 19:22 (GMT+7)

Bệnh cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp, là trình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim, đột quỵ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không chữa trị, ổn định huyết áp kịp thời.

Tại sao người bị huyết áp cao không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia
Huyết áp cao là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Đồ họa: Hồng Nhật

Cao huyết áp không thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày và tránh xa những loại thực phẩm có có hại cho sức khỏe.

Muối

Muối làm tăng tính thấm của màng tế bào và gây tăng nước trong thành tế bào, thành mạch tăng cường lực gây co mạch, sức cản ngoại vi tăng gây tăng huyết áp và không tốt cho tim mạch.

Những người bị tăng huyết áp chỉ nên dùng tối đa 1.500ml muối mỗi ngày. Hình thành thói quen ăn nhạt sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

Không nên ăn thực phẩm muối chua và thực phẩm đóng gói sẵn

Tại sao người bị huyết áp cao không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia
Thưc phẩm chứa nhiều muối không tốt cho sức khỏe. Đồ họa: Hồng Nhật

Do muối có khả năng ngăn chặn sự phân rã của thực phẩm nên thường được dùng nhiều để bảo quản thực phẩm. Tất cả các loại rau củ muối như: cà, dưa, củ cải, cà rốt,... thường ngấm nhiều muối. Một miếng dưa muối có thể chứa tới 390mg muối.

Ngoài ra, theo cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có đến 75% lượng muối được hấp thu vào cơ thể là từ nguồn thực phẩm đóng gói.

Do đó, người cao huyết áp nên hạn chế sử dụng các món ăn được muối chua và các thực phẩm đóng hộp sẵn như: Xúc xích, bánh pizza đông lạnh, nước sốt cà chua,....

Đồ cay nóng và tinh bột

Theo y học những thức ăn cay nóng hay thức ăn chứa nhiều tinh bột khiến tim đập nhanh hơn làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Thức ăn nhiều năng lượng

Thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mía, đường glucose,...) là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Khi béo phì, các dây thần kinh giao cảm bị căng thẳng làm huyết áp tăng. Do đó, huyết áp cao phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, phụ nữ nên hạn chế lượng đường bổ sung ở mức sáu muỗng cà phê (24g) mỗi ngày. Với đàn ông, chín muỗng cà phê (36g) là đủ cho một ngày.

Mỡ và cholesterol

Các loại thực phẩm chiên rán, thịt mỡ làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ, khiến động mạch xơ cứng làm tăng huyết áp.

Đồ uống chứa nhiều cồn

Tại sao người bị huyết áp cao không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia
Rượu, bia làm tăng nhịp đập của tim. Đồ họa: Hồng Nhật

Rượu bia có thể làm cho tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao.

Mặt khác, rượu cũng làm hạn chế hiệu quả của các loại thuốc điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra, rượu với hàm lượng calo cao phải được chuyển hóa ở gan và còn dẫn đến tăng cân.

Trà đặc

Trà đặc cũng là một nước uống mà nhiều người Việt Nam yêu thích. Trà đặc có nhiều chất kiềm có thể gây hưng phấn đại não, gây bất an, mất ngủ, làm tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Nhất là loại hồng trà đặc, bệnh nhân cao huyết áp cần phải kiêng.

Tuy nhiên, uống trà xanh sẽ rất có lợi cho việc điều trị cao huyết áp. Trong nước trà xanh pha loãng có chất flavonoids là chất chống oxy hóa, góp phần phòng ngừa ung thư, phòng ngừa tăng cholesterol máu, giảm xơ vữa động mạch ở người bệnh tăng huyết áp.

Cà phê

Trong cà phê chứa cafein – chất này có thể làm kích thích nhịp đập của tim gây tăng huyết áp.

Bạn hoặc người thân của bạn có phải là người nghiện rượu? Và bạn có biết uống rượu có thể làm tăng huyết áp, thậm chí dẫn tới huyết áp cao không? 

Rượu và huyết áp

Tại sao người bị huyết áp cao không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia

Rượu được chuyển hoá như thế nào?  Gan thực hiện gần 90% quá trình chuyển hoá rượu bằng cách phân huỷ rượu thành nước và carbon dioxide. Phần còn lại được bài tiết bởi phổi, thận và tuyến mồ hôi.

Tất cả rượu ethyl được phân huỷ thành acetaldehyde- một chất độc tương tự formaldehyd, sau đó được phân huỷ thành các gốc axit axetic( hoặc acetyl).

Một số người nhận thấy huyết áp của họ tăng khi uống rượu. Các nhà nghiên cứu cho thấy tiêu thụ rượu quá mức có thể làm tăng huyết áp, có nhiều lý thuyết giải thích mối liên quan đó. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều rượu có thể làm hỏng não, gan và hệ tim mạch của bạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy uống rượu điều độ không gây tăng huyết áp.

Rượu có làm tăng huyết áp?

Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy một lượng rượu uống vừa phải có thể gây tăng huyết áp. Tiến sĩ Noriyuki Nakanishi, tại Đại học Y khoa Osaka, Nhật Bản, tác giả chính của nghiên cứu cho biết sử dụng rượu là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi quan trọng đối với huyết áp cao.

Cơ chế mà rượu làm tăng huyết áp vẫn khó nắm bắt. Một số cơ chế đã đề xuất, đó là:

  1. Hệ thống thần kinh trung ương: Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rượu khởi phát các phản ứng trung tâm cũng như ngoại biên gây tăng huyết áp.
  2. Hệ thống thần kinh giao cảm: Tiêu thụ rượu làm tăng kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm làm hạn chế các mạch máu và làm tăng huyết áp.
  3. Baroreceptors– Rượu làm giảm phản xạ baro bằng cách tương tác với các thụ thể trong thân não.
  4. Hệ thống Renin-angiotensin-aldosterone: Nồng độ trong huyết thanh của các chất hoạt hoá như renin- aldosterone đã được báo cáo là bị ảnh hưởng khi uống rượu.
  5. Cortisol: Các nghiên cứu đã được báo cáo sự gia tăng đáng kể nồng độ cortisol trong huyết tương sau khi uống rượu. Sự dư thừa Cortisol liên quan đến tăng huyết áp.
  6. Canxi nội bào và phản ứng mạch máu: Tiêu thụ rượu cho thấy sự co thắt của các mạch máu do sự thay đổi trong liên kết ion canxi của động mạch gây tăng độ nhạy cảm với các thuốc co mạch nội sinh.
  7. Nội mạch và stress oxy hoá:
  • Rượu kích thích và tăng giải phóng endothelin 1,2 và angiotensin II. Endothenlin angiotensin II kích thích sản xuất superoxide đã được biết đến là thuốc co mạch mạnh của các mạch máu, do đó làm tăng huyết áp.
  • Uống rượu làm tăng huyết áp bằng cách giảm các thuốc giãn mạch như NO trong nội mô mạch máu hoặc do ức chế synthase oxit nội mô.

Một nghiên cứu mới ở nam giới gần đây cho thấy rằng những người bị cao huyết áp (chỉ số huyết áp là 140/90 mmHg) chỉ cần uống khoảng 150 – 300 ml rượu bia có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2 – 5 lần so với những người có huyết áp bình thường hoặc những người kiêng rượu bia hoàn toàn.

Bao nhiêu rượu là an toàn cho bệnh nhân tăng huyết áp?

Một ly rượu tương đương:

  • 335 ml bia
  • 148 ml rượu vang
  • 44 ml rượu chưng cất (rượu từ 40% alcohol)

Rượu có thể tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp, do vậy có thể làm giảm hiệu quả và tăng tác dụng phụ của thuốc.

Những người nghiện rượu nặng khi cắt giảm việc uống rượu đã giảm huyết áp tâm thu từ 3-5 mmHg và huyết áp tâm trương từ 1-2 mmHg.

Nếu bạn bị tăng huyết áp, hãy tránh uống rượu hoặc uống một cách điều độ. Lượng rượu khuyên dùng là:

  • 2 ly/ ngày đối với nam giới dưới 65 tuổi
  • 1 ly/ ngày đối với nam giới trên 65 tuổi
  • 1 ly/ ngày đối với nữ giới ở mọi lứa tuổi

Để kiểm tra được sự thay đổi của chỉ số huyết áp khi uống rượu bạn nên trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp cá nhân. Việc theo dõi chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn điều chỉnh được lượng rượu phù hợp không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mình. Máy đo huyết áp Omron đang là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình đã được chứng nhận lâm sàng về độ chính xác, an toàn và tiện dùng khi sử dụng nên rất phù hợp khi sử dụng tại nhà.

Khi bạn ngừng uống rượu…

Tại sao người bị huyết áp cao không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia
Bạn sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn khi ngừng uống rượu( ảnh minh hoạ)

Khi bạn ngừng uống rượu, bạn có thể gặp phải một số tác dụng ngắn hạn như thèm rượu, khó chịu, tức giận, đau đầu và mất tập trung.

Những biểu hiện này là do cơ thể bạn bắt đầu luyện tập với nó. Rượu la một tác nhân gây nghiện, nếu bạn bắt đầu trải qua các triệu chứng cai rượu hãy kiên nhẫn và kiểm soát bản thân.

Hiệu ứng cai rượu cho thấy cơ thể bạn đã bắt đầu làm quen với việc không có rượu. Triệu chứng cai rượu chỉ là tạm thời, thường gây khó chịu nhiều vào lúc ban đầu rồi dần biến mất.

6 lợi ích của việc ngừng uống rượu

Lợi ích đầu tiên bạn cảm nhận được từ việc ngừng uống rượu là chính bạn sẽ cảm thấy tốt hơn hoàn toàn. Các lợi ích phổ biến khác là:

  • Bạn cảm thấy khoẻ mạnh hơn, hạnh phúc hơn, có động lực hơn
  • Bạn có thể giảm cân
  • Gan bắt đầu hồi phục: Khi mọi người uống rượu thường xuyên, các tế bào gan sẽ chết và phục hồi nhưng đó là một quá trình rất chậm. Khi uống càng ít, sự phục hồi gan sẽ càng nhanh.
  • Bạn có thể ngủ ngon hơn, ban ngày nhanh nhẹn, nhạy bén hơn
  • Bạn có thể ăn ngon hơn
  • Huyết áp của bạn giảm đáng kể

Nếu bạn bị cao huyết áp, bạn có thể tham khảo thêm chữa cao huyết áp không hề khó như bạn nghĩ.

Tóm lại:

  • Tiêu thụ quá nhiều rượu gây ra hỏng não, gan và hệ tim mạch, bao gồm cả tình trạng huyết áp cao.
  • Đối với người huyết áp bình thường nên uống rượu một cách điều độ.
  • Đối với người huyết áp cao không nên uống rượu.
  • Đối với người huyết áp thấp cũng không nên dùng rượu để hỗ trợ tăng huyết áp.
  • Hãy thử hạn chế lượng rượu bạn đang uống, việc làm đó sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ huyết áp cao và nhiều hệ luỵ từ nó.

Nguồn: Huyetap.net tổng hợp và biên dịch