Em thích động vai trò nào đối với cơ sở dữ liệu giải thích vì sao

Khi làm việc với các hệ CSDL em muốn giữ vai trò gì?

Học sinh phải giải thích được cho sự lựa chọn của mình đối với mỗi vai trò đã lựa chọn.

Ví dụ: + Bạn muốn giữ vai trò người dùng bởi khi đó bạn được sử dụng một sản phẩm công nghệ một cách hoàn thiện các tính năng. + Bạn muốn giữ vai trò là người lập trình ứng dụng vì khi đó bạn có thể sử dụng các tính năng hữu ích cho người dùng.

+ Bạn muốn giữ vai trò là người tạo ra Hệ quản trị cơ sở dữ liệu vì khi đó bạn hiểu sâu về hệ quản trị CSDL và cung cấp cho nhà lập trình những tính năng mạnh mẽ mà sản phẩm của bạn mang lại.

* Câu 3 trang 20 SGK Tin Học lớp 12

* Câu 5 trang 20 SGK Tin Học lớp 12

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 12 – Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 12

    Bài 1 trang 20 Tin học 12: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép ta làm những gì?

    Lời giải:

    Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép ta dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộn trên dữ liệu. Có thể coi ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL.

    Bài 2 trang 20 Tin học 12: Hãy kể các loại thao tác dữ liệu, nêu ví dụ minh họa.

    Lời giải:

    Các thao tác dữ liệu:

    – Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu): Trong CSDL quản lý thư viện ta có thể có các thao tác cập nhật như thêm bạn đọc, thêm sách, sửa bạn đọc, xóa bạn đọc.

    – Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,…): Trong CSDL quản lý thư viện ta có thể sắp xếp danh sách bạn đọc theo tên, trong thứ tự đó ta sắp xếp theo họ và cuối cùng sắp xếp theo tên đệm. Ngoài ra có thể báo cáo xem người này đã mượn bao nhiêu quyển sách, đã mượn đến giới hạn cho phép chưa. Có thể thống kê xem ai là người mượn nhiểu sách nhất…

    Bài 3 trang 20 Tin học 12: Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ để minh họa.

    Lời giải:

    Hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL vì:

    – Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không cho phép. Chức năng này đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin. Ví dụ, không phải ai cũng có thể truy nhập để sửa điểm của sinhvien trong CSDL quản lý sinh viên. Chỉ có những người có thẩm quyền như giảng viên, phòng giáo vụ mới có quyền để làm việc này.

    – Duy trì tính nhất quán khi cập nhật dữ liệu. Ví dụ, Khi hai người cùng mua một chiếc vé máy bay nhưng chỉ còn lại một chiếc duy nhất. Nếu không có tính nhất quán khi cập nhật dữ liệu có thể cả hai người sẽ mua cùng một chiếc vé.

    Bài 4 trang 20 Tin học 12: Khi làm việc với với các hệ CSDL, em muốn giữ vai trò gì? Vì sao?

    Lời giải:

    – Người quản trị cơ sở dữ liệu: Vì có thể tự mình thiết kế, tạo ra được những cơ sở dữ liệu mình muốn.

    – Người lập trình ứng dụng: Vì được lập trình những ứng dụng đẹp mắt dựa trên cơ sở dữ liệu đã được xây dựng.

    – Người dùng: Được sử dụng các sản phẩm công nghệ một cách hoàn thiện.

    Bài 5 trang 20 Tin học 12: Trong các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, theo em chức năng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

    Lời giải:

    – Chức năng quan trọng nhất là chức năng Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu. Vì cơ sở dữ liệu thực chất là tập hợp các dữ liệu có liên quan đến nhau. Mục tiêu lưu trữ là đê đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của người dùng với nhiều mục đích khác nhau.

    Bài 6 trang 20 Tin học 12: Hãy trình bày sơ lược về hoạt động của một hệ QTCSDL.

    Lời giải:

    Khi có yêu cầu của người dùng, hệ QTCSDL sẽ gửi yêu cầu đó đến thành phần có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm một số tệp chứa dữ liệu cần thiết. Các tệp tìm thấy được chuyển về cho hệ QTCSDL xử lí và kết quả được trả ra cho người dùng.

    Khi làm việc với các hệ CSDL em muốn giữ vai trò là người quản trị cơ sở dữ liệu.

    Vì, với vai trò là người quản trị cơ sở dữ liệu em có thể nắm bắt được toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu của mình một cách tường tận, chi tiết nhất. Từ đó tư duy, xử lí các dữ liệu hiện có theo các hướng mà em mong muốn với từng mục đích sử dụng dữ liệu khác nhau cho hiệu quả nhất.

    Cơ sở dữ liệu là gì? Mỗi ngày, chúng ta gặp gỡ rất nhiều con người, sự vật, sự việc và tiếp cận rất nhiều thông tin thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải nhớ hết tất cả các thông tin. Từ vô vàn thông tin đó, chúng ta lọc ra những thông tin cần thiết và hữu ích để lưu lại. Đây là data (dữ liệu).

    Tuỳ theo từng nhu cầu và mục đích sử dụng, lượng data lưu lại của mỗi người sẽ khác nhau. Hình thức data vô cùng phong phú: chữ viết, con số, kí hiệu, hình ảnh, âm thanh,…

    Database (cơ sở dữ liệu) là một tập hợp những data (dữ liệu) có liên quan với nhau . Database được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. (Theo Wikipedia)

    Những database điển hình là danh sách học sinh trong lớp, bảng chấm công nhân viên, danh sách kiểm kê hàng hoá,…

    2. Phân loại database

    Phân loại database theo mục đích sử dụng

    • Database dạng file:Đây là dạng dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file. Database dạng file thường được sử dụng nhất là *.mdb Foxpro,một số định dạng file khác làtext, ascii, *.dbf.
    • Database quan hệ:Đây là dạng dữ liệu (thực thể) khác nhau được lưu trữ trong các bảng dữ liệu. Giữa các thực thể này có mối liên hệ với nhau gọi là các quan hệ với nhau. Các hệ quản trị hỗ trợ database quan hệ nổi tiếng có thể kể đến: MS SQL server, Oracle, MySQL…
    • Database hướng đối tượng: Đây là dạng dữ liệu cũng được lưu trữ trong các bảng dữ liệu. Điều khác biệt là các bảng có bổ sung thêm các tính năng hướng đối tượng như lưu trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành vi của đối tượng. Mỗi bảng xem như một lớp dữ liệu. Một dòng dữ liệu trong bảng là một đối tượng. Các hệ quản trị có hỗ trợ database hướng đối tượng như: MS SQL server, Oracle, Postgres SQL
    • Database bán cấu trúc:Đây là dạng dữ liệu được lưu dưới định dạng XML, các thông tin mô tả dữ liệu, đối tượng được trình bày trong các thẻ tag. Với ưu điểm lưu trữ được hầu hết các loại dữ liệu khác nhau, database bán cấu trúc là hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng về CSDL.

    Phân loại database theo hệ điều hành

    • Database sử dụng hệ điều hành Linux:MySQL, Mariadb
    • Database sử dụng hệ điều hành Windows: SQL Server – MSSQL

    Tại sao phải sử dụng cơ sở dữ liệu?

    Nếu CSDL thực chất là một tập hợp các danh sách được lưu trữ trong các bảng và có thể tạo bảng trong Excel thì tại sao lại cần CSDL và phải dùng đến Access? Excel thiên về lưu trữ và xử lý dữ liệu dạng số, trong khi đó Access mạnh hơn ở việc xử lý dữ liệu không phải dạng số, như tên, mô tả. Dữ liệu không phải là số đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các CSDL và việc sắp xếp, phân tích nó mới là điều cần thực hiện thường xuyên.

    Hơn nữa, sự khác biệt chính trong việc tổ chức dữ liệu trong CSDL với Access và theo các cách khác là sự kết nối. Những CSDL như vậy được gọi là CSDL quan hệ, nhìn vào đó, chúng ta có thể hiểu được các danh sách và đối tượng trong CSDL liên hệ với nhau như thế nào. Quay trở lại với CSDL chỉ có hai hàng là tên bạn bè và loại bánh đã làm. Giờ bạn muốn tạo thêm danh sách thứ ba là những loại bánh đã làm và tặng chúng cho ai. Vì bạn chỉ làm bánh đã biết công thức và chỉ mang cho bạn bè nên danh sách mới này sẽ bao gồm thông tin từ hai danh sách đã có trước đó.

    Lý giải thêm sao nên sử dụng CSDL

    Nhìn cách danh sách thứ 3 được tạo ra bằng cách sử dụng các từ có trong hai danh sách trước đó bạn có thể hiểu được rằng Dad và Oatmeal trong Batches chính là Dad và Oatmeal trong 2 danh sách ban đầu. Mối quan hệ này có vẻ hiển nhiên, tuy nhiên, nếu là một bảng tính Excel thì sẽ khó hiểu hơn.

    Excel sẽ coi tất cả những dữ liệu đã nhập vào là những mẩu thông tin riêng biệt, không liên quan đến nhau. Trong Excel, bạn phải nhập mọi thông tin về một người hoặc một loại bánh mỗi khi đề cập đến nó, vì CSDL trong Excel không phải là CSDL quan hệ như trong Access. Để đơn giản có thể hiểu CSDL quan hệ có thể nhận ra những gì mà con người có thể nhận: Nếu một từ cùng xuất hiện trong nhiều danh sách, chúng đang đề cập đến cùng một thứ.

    Với cách xử lý thông tin như vậy, CSDL quan hệ giúp nhập, tìm kiếm, phân tích dữ liệu trong nhiều bảng cùng lúc. Tất cả những điều này sẽ rất khó thực hiện trong Excel, nhưng trong Access thậm chí là các tác vụ phức tạp hơn cũng có thể được đơn giản hóa và thân thiện với người dùng.

    Vai trò và tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu

    Trong thời đại công nghệ 4.0, database chiếm vị trí quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động đời sống hàng ngày.

    1. Lưu trữ thông tin có hệ thống

    Cấu trúc sắp xếp có tính hệ thống – đây là điều làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa dữ liệu thông thường và CSDL database. Dữ liệu sẽ được lưu trữ theo một cấu trúc nhất định , có tính nhất quán cao.

    Với đặc điểm này, database giúp người dùng thuận tiện trong việc tạo lập, lưu trữ, tìm kiếm và sử dụng dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng.

    2. Đảm bảo an toàn dữ liệu

    Đảm bảo toàn vẹn và an toàn dữ liệu là điểm quan trọng hàng đầu trong công tác lưu trữ dữ liệu. Và database xứng đáng nhận “điểm 10” về độ an toàn dữ liệu.

    Nếu muốn lưu dữ liệu ra file text, bạn nên sử dụng cách lưu ra File .xml và file .csv là tốt nhất. Khi lưu ra hai loại file bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi vào database dễ dàng và an toàn. Thông thường cách này thường dùng trong việc sao lưu database ra ngoài để đọc được dễ dàng.

    3. Đảm bảo khả năng truy xuất đồng thời của nhiều người dùng trên dữ liệu

    Nhiều người có thể sử dụng database cùng lúc mà không phải qua các khâu rườm rà phức tạp nhờ vào việc truy xuất từ các cách khác nhau. Do đó, bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc việc sử dụng, quản lý, truy cập dữ liệu,…

    4. Linh hoạt thay đổi theo nhu cầu của người dùng

    Bạn có thể linh hoạt thay đổi kích cỡ và độ phức tạp của một database. Có những database chỉ gồm vài trăm bản ghi (danh sách học sinh của một lớp) và có những database có dung lượng rất lớn (như database quản lí hàng hoá của một hệ thống siêu thị).

    Song song đó, hình thức lưu trữ database cũng khá đa dạng. Database có thể được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau như ổ cứng, USB hay đĩa CD.

    5. Công tác quản lí dễ dàng hơn

    Một database được thiết kế, hình thành, lưu trữ để dễ dàng trong việc tạo lập, cập nhập và khai thác thông tin. Dữ liệu sẽ được cập nhật thường xuyên và hoàn toàn không trùng lặp. Sử dụng database giúp tạo ra các sản phẩm chuyên nghiệp hơn, lưu trữ có hệ thống, dễ dàng trong công tác quản lí.

    Với ưu điểm đó, database ngày càng phổ biến trong lĩnh vực lập trình ứng dụng nói riêng và công nghệ thông tin nói chung.

    Ví dụ: Hệ thống đặt vé máy bay của Vietnam Airlines: ứng dụng database được phát huy tính năng khá tốt. Trong trường hợp nhiều hành khách đặt vé cùng lúc, database sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai sót không mong muốn. Điển hình như: khách hàng mua phải vé đã bán cho người khác, một vé nhưng nhiều khách hàng đặt, ….

    Tích hợp database với hệ thống website là xu hướng hiện nay của các tổ chức, công ty doanh nghiêp. Việc tích hợp này cho phép tổ chức, công ty đó gửi và thu thập thông tin với người dùng nhanh gọn và hiệu quả. Bạn có thể tạo ra database và duy trì một cách thủ công hoặc tin học hoá database. Khi được tin học hoá, một database được tạo ra và duy trì bằng bằng một nhóm chương trình ứng dụng hoặc bằng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

    Tuỳ vào tính chất, nhu cầu sử dụng mà bạn nên chọn một phương thức thích hợp với mình. Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tinohost để được tư vấn chi tiết nhé!

    Công việc của nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

    1. Giám sát mọi truy cập

    Để đảm bảo cho sự an toàn của cơ sở dữ liệu, người quản trị có vai trò tìm hiểu và giám sát truy cập của người dùng. Tức là họ sẽ đảm bảo sự thông suốt, chính xác và nhanh chóng trong quá trình người dùng tìm kiếm kết nối đến cơ sở dữ liệu.

    Người quản trị CSDL là những người có toàn quyền và phải chịu trách nhiệm với hệ thống. Vì thế nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) phải kiểm soát quyền truy cập và các quyền ưu tiên.

    2. Thiết kế, thay đổi CSDL cho hợp lý

    Người quản trị cơ sở dữ liệu còn có vai trò lên ý tương thiết kế cơ sở dữ liệu. Có thể là thay đổi khi cần để đảm bảo phù hợp. Đảm bảo việc sử dụng trong thời gian lâu dài phù hợp với các phiên bản mới.

    3. Tổ chức, hướng dẫn

    Người quản trị cơ sở dữ liệu là người hiểu rõ nhất về CSDL. Vì vậy trong công việc học là người  viết tài liệu về cơ sở dữ liệu.  Bao gồm các dữ liệu chuẩn, quy trình, hướng dẫn, định nghĩa,…

    4. Phát triển, quản lý đảm bảo sự chính xác, toàn vẹn cho CSDL

    Trong môi trường kỹ thuật công nghệ luôn thay đổi, người quản trị CSDL cũng luôn phải phát triển, cập nhật hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Công việc của họ là quản lý, kiểm tra các kế hoạch sao lưu, phục hồi. Nhằm mục đích đảm bảo quy trình lưu trữ hoạt động thông suốt, chính xác. Kết hợp cùng các nhân viên kỹ thuật, vận hành, ứng dụng đảm bảo cơ sở dữ liệu toàn vẹn, bảo mật.

    Bạn đã hiểu về công việc của nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu là gì rồi chứ. Trong một công ty không thể thiếu nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu. Họ đóng vai trò như “quả tim” cung cấp “máu” cho cả công ty hoạt động. Một công việc đòi hỏi sự chính xác rất cao.

    [block id=”affiliate–marketing–banner-ads”]

    Các tìm kiếm liên quan đến cơ sở dữ liệu

    • cơ sở dữ liệu ngành
    • cơ sở dữ liệu trường tiểu học
    • cơ sở dữ liệu ngành giáo dục
    • nhập cơ sở dữ liệu ngành giáo dục
    • cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo
    • cơ sở dữ liệu quản lý trường học
    • hướng dẫn nhập cơ sở dữ liệu ngành giáo dục
    • hướng dẫn sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu