Tại sao lại nổi mụn viêm

Có rất nhiều loại mụn trứng cá khác nhau, trong đó mụn trứng cá bọc vốn là loại mụn nặng và tốn thời gian điều trị nhất. Bên cạnh đó, mụn bọc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến chúng ta đau đớn, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt hằng ngày.

Mụn bọc còn gọi là mụn bọc mủ. Không giống các loại mụn thông thường, mụn bọc là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da. Mụn hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc do bã nhờn, phấn trang điểm còn sót lại trên da, bụi bẩn tích tụ,... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển, tấn công làn da, hình thành mụn bọc.

Mụn bọc dưới da dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá. Tuy nhiên, mụn bọc có biểu hiện nặng hơn do khu vực lỗ chân lông bị mụn viêm nhiễm nặng, hình thành ổ khuẩn sâu. Mụn bọc có biểu hiện là nốt mụn sưng đỏ, xung quanh mụn cứng, vùng nhân mụn có dịch màu vàng hoặc trắng, mủ. Mụn bọc dễ bị tổn thương. Khi vô tình chạm tay vào hoặc nặn mụn sai cách có thể khiến mụn bị vỡ ra, gây viêm nhiễm các khu vực lân cận. Không chỉ vậy, khi chạm vào mụn thường rất đau đớn, nếu mụn vỡ dễ để lại vết thâm tồn tại lâu dài.

Mụn bọc ở mũi, má hay cằm thường hình thành, tiến triển theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Mụn trứng cá trên da bị vi khuẩn tấn công, biến thành mụn bọc mủ. Các vết mụn nhỏ, chưa nhận biết rõ ràng
  • Giai đoạn 2: Mụn bắt đầu sưng to lên, hình thành nhân chứa dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Lúc này, người bị mụn không nên chạm vào mụn vì có thể làm mụn bị chai, khó lành hơn
  • Giai đoạn 3: Mụn chín, vỡ ra, khi vỡ có thể kèm theo máu. Thời gian vết thâm mụn lành sẽ tùy thuộc vào loại da, mức độ sưng của mụn.

Tại sao lại nổi mụn viêm

Mụn bọc còn gọi là mụn bọc mủ

Mụn bọc ở má, cằm, mũi hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể đều là loại mụn khó chữa. Điều này là do nguyên nhân gây mụn rất phức tạp và khó loại bỏ triệt để. Cụ thể như:

3.1 Chức năng bài tiết bị rối loạn

Hệ bài tiết bị rối loạn khiến gan và thận hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc. Để thay thế công việc của hệ bài tiết, cơ thể đẩy mạnh quá trình hoạt động của hệ nội tiết. Và hệ quả là chức năng tiết bã nhờn của nang lông bị ảnh hưởng, khiến da mặt luôn bóng nhờn, nhiều dầu. Lượng dầu quá nhiều không thoát hết ra khỏi lỗ chân lông gây bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mụn. Kết hợp với việc vệ sinh da không sạch sẽ, mụn bọc ở cằm, má, mũi,... dễ dàng phát triển.

Việc điều trị mụn bọc trở nên khó khăn vì rất khó loại bỏ hoàn toàn được nguyên nhân này.

3.2 Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không phù hợp

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng stress. Từ đó, chức năng của thận và gan bị rối loạn, các bộ phận khác của cơ thể từ đó cũng bị rối loạn theo. Vì thế, việc ăn những thực phẩm không lành mạnh, thời gian làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý,... là nguyên nhân gây mụn bọc. Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể làm ảnh hưởng tới hệ nội tiết, thậm chí gây nhiễm độc gan.

Nếu mụn bọc hình thành do nguyên nhân này, việc điều trị mụn sẽ rất khó khăn. Người bệnh buộc phải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt theo hướng khoa học thì mới có thể trị mụn triệt để. Và nếu tiếp tục sinh hoạt không lành mạnh thì mụn bọc cũng dễ dàng tái phát.

Tại sao lại nổi mụn viêm

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không phù hợp là một trong số các nguyên nhân gây ra mụn bọc

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây mụn bọc ở một số người. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra yếu tố quyết định tới tình trạng di truyền mụn bọc. Vậy nên, sẽ không có biện pháp điều trị triệt để mụn bọc nếu do nguyên nhân di truyền.

Tuy nhiên, các trường hợp mắc mụn bọc do ảnh hưởng từ yếu tố di truyền thường sẽ tự hết mụn khi đến một thời điểm nhất định.

3.4 Đặc trưng của mụn bọc

Mụn bọc không phải là loại mụn thông thường mà là các nốt sần hình thành sâu dưới lỗ chân lông nên không thể điều trị đơn giản bằng thuốc trị mụn thông thường. Việc điều trị mụn bọc sẽ cần sử dụng các loại dược phẩm chuyên biệt, được bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định tùy trường hợp cụ thể. Bệnh nhân có thể dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết mụn hoặc dùng kháng sinh đường uống,... Người bệnh phải kiên trì để điều trị thành công.

Tại sao lại nổi mụn viêm

Bệnh nhân có thể điều trị bằng cách bôi thuốc trực tiếp lên miệng vết thương hoặc dùng kháng sinh đường uống

Nếu chủ quan trong việc điều trị, mụn bọc có thể lan ra khắp vùng mặt, khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, đồng thời kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ.

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên mụn bọc, để tình trạng mụn thuyên giảm trước tiên chúng ta nên chủ động thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và nên đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Bởi việc điều trị sớm không chỉ giúp mang đến hiệu quả cao mà còn rút ngắn thời gian và hạn chế gây nên những tổn thương trên da.

Khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện là địa chỉ tiếp nhận thăm khám và chữa trị mọi vấn đề về da, trong đó có tình trạng mụn trứng cá, mụn bọc. Việc thăm khám luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm giúp mang đến kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Nỗi ám ảnh của con gái chính là khi thức dậy, phát hoảng với những nốt mụn đỏ “vô tình ghé chơi”. Còn gì buồn lòng hơn là các loại mụn đỏ sưng tấy, đau nhức không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dễ để lại biến chứng gây thâm, sẹo sau mụn nếu không được điều trị đúng cách. Đặc biệt, loại mụn này có thể xuất hiện ở cả giai đoạn dậy thì và trưởng thành.

Phải trải qua nhiều giai đoạn, mụn mới phát triển thành những nốt mụn sưng to, đỏ ửng, gồ ghề. Vì thế, trước hết chúng ta cần tìm hiểm các loại mụn thường gặp từ mức độ nhẹ đến nặng:

Tại sao lại nổi mụn viêm

  1. Mụn đầu trắng
  2. Mụn đầu đen
  3. Mụn đỏ/viêm
  4. Mụn mủ
  5. Mụn bọc
  6. Mụn nang

Nằm ở vị trí thứ 3, chứng tỏ loại mụn đỏ được hình thành từ hai loại mụn đầu trắng và đầu đen, sau đó dễ chuyển sang các dạng mụn mủ, mụn bọc, và mụn nang nếu không tìm ra được nguyên nhân và cách điều trị đúng.

Mụn đỏ sưng tấy là gì?

Là những nốt mụn màu đỏ, có đường kính thường nhỏ hơn 5 mm, thường không thấy nhân đầu trắng hoặc vàng, khi chạm vào có cảm giác đau và nhức, nghiêm trọng hơn sẽ tiến triển thành mụn mủ sau vài ngày.

Thông thường khi gặp tình trạng mụn này, bạn không nên nặn mụn vì chúng rất dễ lây lan ra các vùng da khỏe mạnh nếu không có phương pháp hợp lý.

Quá trình hình thành mụn đỏ

Mụn đỏ được hình thành bởi quá trình comedo – quá trình dầu thừa và tế bào chết kết hợp lại với nhau gây tắc nghẽn và làm viêm nang lông (lỗ chân lông). Khi lượng dầu thừa được bài tiết quá nhiều và ứ đọng trong lỗ chân lông sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P. acnes) sinh sôi.

Những nguyên nhân gây mụn đỏ sưng tấy thường gặp

Tại sao lại nổi mụn viêm

Nguyên nhân chủ yếu gây mụn sưng viêm là do:

  • Do vi khuẩn tích tụ.
  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.
  • Hoạt động dư thừa của androgen (hormone sinh dục nam) gây mất cân bằng estrogen.

Ngoài ra còn có nguyên nhân khác:

>>> Bạn có thể quan tâm: Làm sao để hết mụn đỏ và không bị thâm mụn tại nhà?

Cách điều trị mụn đỏ đau rát, sưng viêm

Dùng thuốc bôi ngoài điều trị mụn đỏ sưng tấy

Sử dụng các dạng thuốc bôi ngoài da không cần kê toa như: benzoyl peroxide, salicylic acid, nhóm retinoids (adapalene, tretinoin, tazarotene), thuốc kháng sinh…

Benzoyl peroxide: Bạn dễ dàng tìm thấy thành phần này ở các sản phẩm chấm mụn hoặc thoa toàn mặt. Theo bác sĩ da liễu Arash Akhavan – thành viên Hiệp hội Da liễu và Laser cho biết: Hoạt chất này rất thích hợp với những bạn có làn da dầu mụn bởi khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Vì thế, những ai gặp tình trạng mụn nhẹ đến mụn sưng to đau nhức đều có thể sử dụng hoạt chất này.

Salicylic acid: Hoạt chất thuộc nhóm BHA có thể tan trong dầu, làm sạch lỗ chân lông, đồng thời giúp triệt tiêu nhân mụn.

Retinoids:

  • Adapalene (Difin): Hoạt chất này được khuyên dùng đối với tình trạng mụn đỏ, mụn trứng cá bởi công dụng giảm sưng viêm, nhiễm khuẩn. Đồng thời, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào mới giúp da nhanh lành hơn.
  • Tretinoin (Retin-A): Hoạt chất nay có thể bóc tách tế bào chết, hư tổn ra khỏi tế bào da khỏe mạnh với phản ứng gôm cồi, làm khô nhân mụn, bong tróc nhẹ. Bên cạnh đó, giúp ức chế hình thành tăng sắc tố da melanin, vừa trị mụn vừa giảm thâm hiệu quả.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần này từ phần trăm thấp đến cao để tránh gây kích ứng (0.01%, 0.03%, 0.1%, 0.5%, 1%).

  • Tazarotene (Tazorac): Tazarotene được khuyên dùng để trị mụn đỏ có nhân hoặc không nhân, và kiểm soát bã nhờn hiệu quả. Bạn có thể sử dụng sản phẩm để chấm, thoa lên các vùng da bị mụn một lần mỗi ngày. Có 2 dạng tồn tại là gel thoa và thuốc bọt (0.1%).
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có thể tiêu diệt vi khuẩn dư thừa gây tình trạng mụn bị sưng trên da. Đồng thời, làm giảm mụn đỏ sưng tấy, đau rát. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như:
  1. Erythromycin kết hợp với benzoyl peroxide (Benzamycin).
  2. Clindamycin với benzoyl peroxide (BenzaClin).
  3. Đôi khi kháng sinh được dùng với retinoids.
  4. Sử dụng thuốc uống theo kê toa bác sĩ.

Dùng thuốc uống điều trị mụn đỏ

Trường hợp tình trạng mụn viêm sưng khá nặng, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng các dạng thuốc uống như:

Nhóm thuốc kháng sinh: Bao gồm một macrolide như azithromycin (hoặc erythromycin) hoặc một tetracycline như doxycycline (hoặc minocycline).

Thuốc tránh thai (dành cho nữ): Sự kết hợp giữa estrogen và progestin có thể giúp trị mụn trứng cá, chẳng hạn như: ortho tri-cyclen hoặc yaz.

Nhóm thuốc chống androgen (dành cho nữ): Spironolactone (aldactone) có thể ngăn chặn tác dụng của nội tiết tố androgen trên tuyến dầu.

>>> Bạn có thể quan tâm: Mụn đỏ: Báo động đỏ của việc căng thẳng kéo dài

Tuyệt đối không nặn mụn đỏ sưng tấy

Thông thường các loại mụn đỏ có thể sưng hoặc không, nhưng chúng thường rất khó để thấy nhân mụn. Bởi những vết mụn đỏ chính là phản ứng tự nhiên của da khi bị tắc nghẽn lỗ chân lông từ dầu thừa và tế bào da chết. Đối với các vết mụn đỏ mới, chúng sẽ không có mủ, sau vài ngày sẽ trồi đầu mủ trắng hoặc vàng lên, sờ vào thấy đau nhức. Lúc này bạn hãy đừng vội nặn, bởi các vết mủ chảy ra nếu không được vệ sinh kỹ và đúng cách sẽ lây lan sang vùng da khác, khiến tình trạng mụn chuyển sang giai đoạn mụn sưng nhức hơn đấy!

Nếu mụn đỏ ở mức độ nhẹ, bạn có thể chọn giải pháp mua các sản phẩm bôi ngoài hoặc thuốc không kê đơn. Trường hợp nổi mụn sưng đỏ, khó kiểm soát, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được điều trị dứt điểm nhé!

Tại sao lại nổi mụn viêm

Lỡ không may các vết mụn đỏ ghé ngang qua đời bạn, đừng vội lo lắng, điều đó chỉ khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn thôi! Bạn hãy thật bình tĩnh! Tìm hiểu nguyên nhân và xác định đúng loại mụn đang gặp phải, từ đó đưa ra những quyết định điều trị phù hợp cho chính mình.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.