Tại sao lại bị mộng tinh

Nam giới khi đến độ tuổi dậy thì thường xuất hiện những “giấc mơ ướt” và nhiều người không khỏi bàng hoàng khi thức dậy với chiếc quần dính đầy tinh dịch. Hiện tượng này khiến nhiều trẻ nam ở tuổi vị thành niên lo lắng song thực tế đây là một hiện tượng sinh lý bình thường có tên gọi là mộng tinh.

Về cơ bản, mộng tinh được coi là mốc đánh dấu sự trưởng thành của nam giới về mặt hoàn thiện chức năng sinh sản, tuy nhiên, nếu tình huống này xảy ra thường xuyên sẽ đem lại không ít những phiền toái cho cánh mày râu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về hiện tượng này.

1. Mộng tinh là gì?

Mộng tinh là hiện tượng thoát tinh dịch ra ngoài khi đang ngủ, thường đi kèm với những giấc mơ mà ở đó, nam giới đang hành lạc với một người phụ nữ nào đấy, có khoái cảm và “lên đỉnh” như một cuộc giao hợp thực sự. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở trẻ nam độ tuổi dậy thì, thường chính là lần xuất tinh đầu tiên của họ và đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh sản của nam giới. Đôi khi, mộng tinh có thể xảy ra ở những người đàn ông xa vợ lâu ngày, lâu chưa quan hệ tình dục, khi đó, mộng tinh được ví như hình ảnh “bát nước đầy sẽ phải trào ra”, giúp giải phóng bớt lượng tinh trùng trong cơ thể ra ngoài.

Tại sao lại bị mộng tinh

Theo góc nhìn sinh lý, hiện tượng mộng tinh có thể xảy ra 1 – 2 lần/tháng và giảm dần (thậm chí hết hẳn) khi nam giới trưởng thành và sinh hoạt tình dục đều đặn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bản thân thì được coi là bệnh lý và cần tìm nguyên nhân để điều trị.

2. Nguyên nhân của mộng tinh

Như đã trình bày ở trên, mộng tinh phần lớn được coi là một hiện tượng sinh lý bình thường (giống với hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ), tuy nhiên có thể xuất hiện trong một số trường hợp khác được liệt kê dưới đây:

  • Mộng tinh do sự sản xuất quá nhiều nội tiết tố trong cơ thể so với giai đoạn trước (thường ghi nhận ở lứa tuổi dậy thì)
  • Nam giới lâu ngày không xuất tinh, không quan hệ tình dục nhưng vẫn có nhu cầu và ham muốn. Ở chiều ngược lại, mộng tinh cũng có thể xảy ra ở những người thường xuyên xem phim và những hình ảnh gợi dục trước khi đi ngủ. 
  • Một số nam giới có thói quen mặc quần lót quá bó khi đi ngủ cũng có thể bị mộng tinh, do dương vật có hiện tượng cương dương tự động khi ngủ, cọ sát vào quần gây nên các kích thích dẫn đến xuất tinh.
  • Mộng tinh ở độ tuổi trung niên có thể là biểu hiện của các tình trạng suy nhược cơ thể, căng thẳng thần kinh, hoặc là hậu quả của việc lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, ma túy…) kéo dài.

Tải ứng dụng IVIE để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Mộng tinh có phải là một tình trạng bệnh lý

Mộng tinh chỉ được coi là sinh lý trong trường hợp xảy ra với tần suất 1 – 2 lần/tháng ở lứa tuổi dậy thì. Các nguyên nhân còn lại (dù có tổn thương bệnh lý thực sự hay không) đều cần được thăm khám và điều chỉnh lại lối sống, tránh để tình trạng này xảy ra quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân.

Tại sao lại bị mộng tinh

4. Cần làm gì để hết mộng tinh khi ngủ?

Trong các trường hợp không phải là sinh lý, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và làm việc là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng mộng tinh. Dưới đây là những việc nên làm để giúp bạn có một sức khỏe sinh sản tốt, có thể áp dụng cho tất cả nam giới, không riêng gì trường hợp nam giới bị mộng tinh:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: biện pháp này không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe mà còn giúp não bộ bớt những suy nghĩ về các vấn đề “nhạy cảm” khác không cần thiết.
  • Hạn chế xem và sử dụng các văn hóa phẩm, tranh ảnh dung tục, đồi trụy…
  • Nên mặc quần rộng khi đi ngủ, ban ngày cũng không nên mặc quần lót quá chật gây cọ sát và kích thích “cậu nhỏ”.

Tại sao lại bị mộng tinh

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích; uống nhiều nước trong ngày để cơ thể duy trì được trạng thái sức khỏe tốt nhất.
  • Nếu bạn có vấn đề về căng thẳng thần kinh, stress với công việc nhưng không thể tự giải quyết, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được tư vấn và có thể sử dụng một số thuốc để hỗ trợ giải lo âu, trầm cảm,…

Nếu đã làm theo các lời khuyên trên nhưng tình trạng mộng tinh vẫn không cải thiện, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Nam học để được khám và chẩn đoán, cũng như điều trị bệnh kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe chung và khả năng sinh sản sau này.

Cẩm nang IVIE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Tham vấn y khoa:

Tại sao lại bị mộng tinh

Ths.BSNT.Đường Mạnh Long

Chuyên khoa Nội tổng hợp,Chuyên khoa TT Nam học,Chuyên Khoa Thận tiết niệu

Tại sao lại bị mộng tinh
Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Mộng tinh là hiện tượng xuất tinh của nam giới vào lúc ngủ có kèm hoặc không kèm theo việc chiêm bao thấy kích thích tình dục hoặc quan hệ tình dục. Các từ lóng giấc mơ ướt, đêm mơ thấy…thác đổ, bắn máy bay đêm thường để chỉ mộng tinh.[1]

Mộng tinh là một hiện tượng bình thường của cơ thể nếu không xảy ra quá nhiều hoặc kèm theo một số triệu chứng khác. Mộng tinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở tuổi dậy thì và giảm dần sau khi lập gia đình. Đây là một cơ chế giải phóng tinh dịch dư thừa khi không có thủ dâm hay quan hệ tình dục, thủ dâm cũng có thể là nguyên nhân gây mộng tinh.[2]

  • Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể suy nhược làm rối loạn việc xuất tinh
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng thần kinh[3]
  • Mặc quần lót quá bó chặt và thường cọ vào dương vật gây cương cứng thường xuyên
  • Xem phim, ảnh, sách báo, tạp chí có nội dung khiêu dâm trước khi ngủ
  • Các khích thích tình dục khiến tâm lý ám ảnh. Ban ngày tiếp xúc với tình huống kích dục hay thủ dâm quá nhiều, ban đêm dễ bị mộng tinh
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Ăn uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh nâng cao thể chất, tinh thần và sức khỏe
  • Mặc quần lót rộng rãi thoáng mát
  • Tham gia các hội đoàn, hoạt động công tác xã hội, từ thiện để tránh có nhiều thời gian suy nghĩ về tình dục[4]
  • Không xem phim, ảnh, sách báo, tạp chí có nội dung khiêu dâm
  • Tránh nghĩ đến, thảo luận, bàn bạc về vấn đề quan hệ nam nữ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn
  • Không được sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Di tinh

  1. ^ Đêm mơ thấy… thác đổ Bác sĩ PHẠM NAM VIỆT. Báo Tuổi Trẻ 20/07/2008 11:41 GMT+7
  2. ^ Mộng tinh không phải là bệnh BS. Đinh Nguyên Đức, Sức khoẻ & Đời Sống. VnExpress 14/7/2004 | 10:59 GMT+7
  3. ^ Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ. “Thường mộng tinh thấy mình quan hệ, làm sao giảm bớt”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ Khánh Vy (20 tháng 7 năm 2013). “Làm gì khi mộng tinh, di tinh?”. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2015.

  • Di tinh tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Nocturnal emission tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mộng_tinh&oldid=68551387”