Tại sao khối ngoại mua ròng

Thị trường chứng khoán chứng kiến "cú đạp sâu" khiến VN-Index rơi 79,33 điểm, xuống 1.379,23 điểm phần nào cho thấy nhà đầu tư cũng hoang mang khi liên tiếp các vụ xử lý sai phạm thời gian qua vì tội thao túng thị trường chứng khoán.

Sau khi liên tiếp “hấp thụ” tin tức tiêu cực trên thị trường, chứng khoán trải qua chuỗi phiên điều chỉnh mạnh từ đầu tháng Tư. Tuần qua, thêm vụ thao túng chứng khoán của “nhóm Louis” bị khởi tố. Thị trường nối dài đà giảm, và phải tới phiên cuối tuần (22/04), VN-Index mới dứt chuỗi giảm mạnh 6 phiên liên tiếp.

Khối ngoại tiếp tục vị thế mua ròng 2.587 tỷ đồng trên HoSE

Tính chung cả tuần, VN-Index trải qua 04 phiên giảm, 01 phiên tăng, mất đi 79,33 điểm tương đương 5,44% và dừng chân tại mốc 1.379,23 điểm. Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 23.527 tỷ đồng, tăng 13% so với tuần trước đó nhưng vẫn giảm 3,6% so với mức trung bình 05 tuần gần đây.

Trong tuần thị trường lao dốc trong tâm lý giao dịch bi quan của nhà đầu tư, VCB là bluechips duy nhất có tác động đáng kể bên chiều tăng, với mức đóng góp 2,4 điểm cho VN-Index.

Ở chiều ngược lại, Top 10 mã ảnh hưởng tiêu cực lên chỉ số gọi tên loạt cổ phiếu trụ đến từ nhóm bất động sản, ngân hàng, dầu khí như VHM, GVR, VIC, SHB, CTG, VPB, NVL, PLX, GAS, MBB. Danh mục này đã lấy đi 28,5 điểm của VN-Index.

Trái ngược với diễn biến kém sắc của thị trường chung, dòng vốn ngoại đẩy mạnh mua ròng 2.587 tỷ đồng trên HOS.Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 2.495 tỷ đồng.Top cổ phiếu mua ròng khớp lệnh tuần này của nước ngoài gồm GEX, DXG, NLG, VRE, STB, VNM, VIC, KBC, FUEVFVND, DCM.

Nhóm mua ròng có GEX được Dragon Capital mua ròng mạnh, STB được nước ngoài mua ròng liên tục từ đầu năm đến giờ… còn lại các cổ gồm Fubon mua ròng cổ phiếu Việt Nam. Đáng chú ý, nước ngoài mua ròng liên tiếp những tuần gần phiếu khác đa phần là bất động sản.

Thống kê giao dịch qua kênh khớp lệnh theo nhóm nhà đầu tư. Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trong tuần các ETFs bao đây cổ phiếu VRE và VNM. Bên cạnh đó, bán ròng tập trung vào VHM, DGC, BVH, SSI, CII, HPG, OCB, PHR, VND, PTB

Đối với nhóm cổ phiếu họ Vingroup, nước ngoài thay đổi trạng thái mua ròng VIC, VRE trong khi họ lại bán VHM.

Nhóm nhà đầu tư cá nhân mua ròng khớp lệnh mạnh nhất DIG, VHM, DGC, VPB, BVH, ngược lại bán ròng khớp lệnh nhiều nhất là FPT, VIC, STB, VNM, MSN. Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 5.287 tỷ đồng trên HoSE. Tính riêng khớp lệnh, họ bán ròng 5.161 tỷ đồng.

Tổ chức trong nước mua ròng 2.700 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 2.666 tỷ. Top các mã mua ròng FPT, MWG, TCB, MSN, VIC. Họ bán ròng khớp lệnh mạnh nhất DIG, DXG, GEX, VPB, FUEVFVND.

Cổ phiếu ngân hàng giảm xuống 13,36%

Tuần qua, sau khi công ty PVD công bố kế hoạch kinh doanh năm 2022 thì cổ phiếu của PVD bị bán sàn 03 phiên liên tiếp. Tính từ đầu năm PVD đã giảm 21,25% bằng mức giảm 03 phiên gần đây.

Trong tuần, nhóm ngành tăng điểm đáng chú ý là ngân hàng. Nhóm này ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch giảm xuống 13,36% toàn thị trường, mức thấp nhất trong vòng 03 tuần, chỉ số giá ngành giảm 3,26%. Như vậy, áp lực bán của nhóm ngân hàng đã giảm và nhóm này đã có sự phục hồi trong 02 phiên cuối tuần.

Nhóm cổ phiếu này đã được điều chỉnh đáng kể từ đầu năm. Tính trong vòng 03 tháng, chỉ có 4/27 mã còn tăng điểm, trong vòng 01 tháng chỉ có 01 mã tăng điểm, tính trong vòng 01 tuần cũng chỉ có 01 mã tăng điểm là VCB nhờ mức tăng vào cuối ngày thứ Sáu.

Đáng chú ý, CTG là cổ phiếu vẫn còn giảm điểm tính trong vòng 01 năm. VCB là cổ phiếu tăng điểm mạnh 4,9% ngày thứ Sáu, giúp cho cổ phiếu này tăng 2,49% trong tuần và tăng điểm trở lại trong vòng 01 năm là 3,1%.

Top cổ phiếu tăng điểm trong tuần gồm: VCB, PDR, VJC, SAB với mức tăng từ 1% đến 2,49%. Cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là GVR, SSI, POW, VHM, PLX giảm từ 8,4% đến 18%.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là SAM, ASM, SZC, ITA, HNG giảm từ 23% đến 26% cho thấy có lực bán chủ động mạnh nhóm này.

Top cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất là ACL, VSC, DBD, NCT, IBC tăng từ 2% đến 18%.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là FCN, NBB, TVB, APG, HQC, giảm từ 28% đến 30% liên quan đến nhóm Bất động sản, xây dựng và nhóm Trí Việt do tổng giám đốc bị bắt.

Lê Pháp (T/h)

Ảnh: Internet.

Chốt phiên giao dịch 23/8, VN-Index đạt 1.298,66 điểm, giảm 2,3% (tương đương 30,57 điểm). Điều này đồng nghĩa thành quả 1 tháng tăng điểm của chỉ số chính đã không còn chỉ sau 2 phiên giao dịch (phiên 20/8 mất 45 điểm). Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 cũng giảm 2,65% (giảm 38,45 điểm) – mức giảm lớn hơn cả VN-Index.

Một trong những điểm nhấn của phiên giao dịch hôm nay là việc khối ngoại mạnh tay bán ròng hơn 11,7 triệu đơn vị, tương đương tổng giá trị giao dịch 381,67 tỷ đồng trên HOSE. Trong đó, họ tập trung bán ròng FUEVFVND (-227 tỷ đồng), HPG (-85,2 tỷ đồng), MSN (-78,6 tỷ đồng), NVL (-53,1 tỷ đồng), VIC (-48,3 tỷ đồng)...Ở chiều ngược lại, họ mua ròng VHM (+74,6 tỷ đồng), SSI (+68,2 tỷ đồng), CTG (+59,7 tỷ đồng), NLG (+26,8 tỷ đồng), VNM (+23,3 tỷ đồng)...

Như vậy, khối ngoại đã bán ròng trong 10 phiên giao dịch liên tiếp (từ ngày 10/8 - 23/8) với tổng giá trị hơn 8.300 tỷ đồng. Động thái này của khối ngoại có phần bất ngờ với giới đầu tư, bởi trước đó trong tháng 7/2021, NĐTNN đã mua ròng 4.941 tỷ đồng – điều khiến nhiều người tin rằng có thể dòng vốn này đã đảo chiều sau nhiều tháng bán ròng miệt mài.

Dù vậy, nhìn vào thống kê từ đầu năm đến nay, có thể thấy rằng TTCK Việt Nam vẫn nằm trong xu hướng bị bán ròng.

Ảnh: VDSC.

Lực bán ròng của khối ngoại thời gian gần đây có sự đóng góp không nhỏ của quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF (Đài Loan). Số liệu cho thấy trong 2 tuần giao dịch đầu tiên của tháng 8/2021, nhóm này đã rút ròng gần 1.000 tỷ đồng. Ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc môi giới hội sở của Mirae Asset Việt Nam nhận định, có thể Fubon FTSE Vietnam ETF đang bị các cổ đông tại Đài Loan yêu cầu rút vốn và do đó họ buộc phải bán chứng khoán cơ sở tại Việt Nam để hoàn trả.

Ông cũng cho rằng, dòng vốn rút ra khỏi ETF này sẽ chững lại và sẽ tăng trở lại khi hoạt động cơ cấu danh mục của nhóm cổ đông hoàn tất.

Nhóm NĐTNN thứ 2 rút vốn mạnh khỏi TTCK Việt Nam từ các quỹ Hàn Quốc. Ông Tuấn đánh giá, nhóm quỹ này đã rút vốn ròng rã 1 năm qua với quy mô khá lớn và có lẽ là dòng vốn rút chủ đạo của nước ngoài tại Việt Nam.

Để lý giải điều này, ông cho rằng cần nhìn lại trạng thái TTCK Hàn Quốc, đồng tiền Won và bối cảnh vĩ mô của nước này. Cụ thể, GDP quý II/2021 của Hàn Quốc chỉ tăng 0.7% - mức rất thấp, cho thấy bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Hàn đang yếu, đi kèm với đó là đồng Won liên tục mất giá mạnh so với USD. Đây chính là 2 yếu tố trọng yếu khiến dòng vốn này đảo nghịch tại Việt Nam để rút về chính quốc với nhiều động cơ, trong đó mục đích cơ cấu danh mục là trọng yếu nhất.

Ngoài ra, tỷ giá USD/Won tiếp tục tăng mạnh gần 8% kể từ tháng 6 tới đây đã làm cho VND tăng gần 10% so với đồng Won theo tính chất bắc cầu. Từ đó, cho thấy dòng vốn Hàn có thêm động cơ tận dụng mức chênh tỷ giá này (bán tại Việt Nam và quy đổi ra USD rồi tới Won) sẽ mang lại mức lợi từ 8-10% cho nhóm quỹ này.

Một nguyên nhân khác dẫn đến trạng thái bán ròng của NĐTNN là do một số cổ phiếu thực hiện tăng vốn nhưng không nằm trong kế hoạch của các quỹ. Ở trường hợp này, các quỹ đang nắm giữ những cổ phiếu này sẽ buộc phải bán ra để tránh phải thực hiện quyền. 

Ông Tuấn cũng cho biết đà rút ròng của khối ngoại có thể chững lại khi họ giải quyết xong những vấn đề và mục tiêu cơ cấu. Vì vậy, nhà đầu tư nên tập làm quen với xu thế này và có chiến lược đầu tư phân bổ danh mục sao cho hợp lý.

Khối ngoại là thuật ngữ dùng để chỉ các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài. Đó có thể là tổ chức hay cá nhân nước ngoài, tiến hành đăng ký mở tài khoản chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Khối ngoại thường có thể là các quỹ thường sở hữu cổ phiếu của những công ty có vốn hóa lớn.

Khối ngoại mua/bán ròng ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán Việt Nam?

Ngoài tìm hiểu về khối ngoại là gì? Nhiều người cũng quan tâm đến hai khái niệm mới là khối ngoại mua ròng và khối ngoại bán ròng. Theo đó, thuật ngữ mua ròng dùng để chỉ việc các nhà đầu tư khối ngoại mua vào số lượng cổ phiếu nhiều hơn bán ra. Ngược lại, nếu họ bán ra số lượng cố phiếu nhiều hơn mua vào thì gọi là bán ròng.

Cả khối ngoại bán ròng và mua ròng đều có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt là khi lượng mua ròng từ khối ngoại tăng cao, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sôi động và phát triển mạnh, từ đó giá cổ phiếu cũng tăng theo. Điều này được giải thích bởi khối ngoại thường là những cá nhân và tổ chức đầu tư có quy mô lớn. Vì vậy, khi khối này làm tăng xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư khối nội và được xem là "trụ đỡ" trên thị trường chứng khoán trong nước. 

Ảnh hưởng của việc khối ngoại mua ròng

Khối ngoại mua ròng thường diễn ra khi có sự chuyển biến tích cực trong tình hình của một quốc gia nào đó.

Khối ngoại mua ròng có tác động lớn đến thị trường chứng khoán

Khi các nhà đầu tư cảm thấy tình hình chứng khoán lạc quan và có tiềm năng sản sinh lợi nhuận sau này, họ sẽ bỏ một số vốn rất lớn để mua vào cổ phiếu. Điều này được xem là một tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư nội tiếp tục đầu tư vốn để đầu tư.

Tỷ lệ khối ngoại mua ròng tăng mạnh cũng đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Dẫn đến, khối lượng giao dịch cũng tăng đáng kể. Đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán trong nước.

Ảnh hưởng của việc khối ngoại bán ròng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khối ngoại bán ròng. Nguyên nhân đầu tiên là do các nhà đầu tư ngoại quốc nhận thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không còn hấp dẫn, nên họ muốn rút vốn đầu tư. Cũng có thể các nhà đầu tư nước ngoài muốn rút lui để tái cơ cấu các danh mục và sắp xếp lại nguồn vốn đang có. 

Tác động của khối ngoại bán ròng

Nếu khối ngoại mua ròng là "trụ đỡ" của các nhà đầu tư nội thì khối ngoại bán ròng sẽ là mối lo với họ. Bởi lẽ, đây là một tín hiệu không tốt đến từ các nhà đầu tư ngoại quốc. Dẫn đến nhà đầu tư trong nước sẽ cảm thấy hoảng loạn. 

Khi tỷ lệ khối ngoại bán ròng tăng nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư. Điều này góp phần khiến họ nhanh chóng rút vốn và e dè không dám đầu tư vào thị trường. Bởi vậy, thị trường chứng khoán trong nước sẽ khủng hoảng và tăng trưởng chậm lại.

Vì sao khối ngoại được đánh giá có khả năng thúc đẩy thị trường chứng khoán

Như đã đề cập trong câu hỏi khối ngoại là gì ở trên, chủ thể của khối ngoại là những nhà đầu tư ngoại quốc. Theo như sự nhận định của nhiều chuyên gia về lĩnh vực chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài rất thông minh và họ tự tin vào khả năng dự đoán thị trường của mình. 

Họ chỉ cần nhìn vào đồ thị trên sàn chứng khoán hiện tại là có thể dự đoán được xu hướng lên hay xuống của biểu đồ. Chính vì sự chuyên nghiệp đó, mà các nhà đầu tư nội đặt khá nhiều niềm tin vào khối ngoại. Khi chứng kiến khối ngoại mua ròng, họ cũng sẽ chạy theo xu hướng đó và mua vào số lượng lớn cổ phiểu. Chính vì thế mà thị trường chứng khoán trong nước cũng trở nên sôi động và tăng trưởng nhanh.

Khối ngoại có khả năng thúc đẩy thị trường chứng khoán

Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư của khối ngoại rất lớn, nếu họ đầu tư một số vốn khổng lồ vào thị trường chứng khoán, chắc chắn các công ty sẽ mở rộng quy mô và tăng trưởng rất nhanh. Khi các tập đoàn kinh doanh phát triển nhanh, giá cổ phiếu sẽ tăng cao, đây là tín hiệu tốt với thị trường chứng khoán.

Một mã cổ phiếu tiềm năng có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đó chính là mã PGT của doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT).

Trong năm 2022 PGT Holdings chào đón một cổ đông mới và là đối tác chiến lược trong Ban lãnh đạo của doanh nghiệp.

Ông Nakao Hiroshi đã mua lại 230.000 cổ phiếu (khoảng 2,49%) cổ phiếu PGT và trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược. Ông Nakao hoạt động trong lĩnh vực tài chính với tư cách là thành viên của quỹ đầu tư chuyên về chứng khoán niêm yết, và công ty chứng khoán SMBC.

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex, một doanh nghiệp có 18 năm hoạt động trên các lĩnh vực Mua bán & Sáp nhập, Thuê ngoài nhân sự, xuất khẩu lao động và tài chính vi mô. Đây đều là những ngành hưởng lợi nhiều khi nền kinh tế phục hồi trở lại. PGT Holdings đã tận dụng lợi thế từ các yếu tố vĩ mô của thị trường để làm động lực bứt phá, tạo đà vươn lên trong thời gian qua.

Nhắc tới Ban lãnh đạo của PGT Holdings, CEO ông Kakazu Shogo như một người thuyền trưởng chèo lái doanh nghiệp vượt qua những bão táp. Đồng hành cùng PGT Holdings qua rất nhiều năm CEO người Nhật Bản luôn truyền cảm hứng tới đội ngũ nhân viên cùng các nhà đầu tư về triết lý "Giá trị bền vững". Phát triển "Giá trị bền vững" đang là hướng đi tích cực mà bất kỳ doanh nghiệp ở quy mô nào đều muốn hướng đến. Thực tế cho thấy, lợi ích của phát triển bền vững đối với doanh nghiệp phải kể đến về thương hiệu, hiệu quả khai thác tác nguyên, giảm thiểu chi phí, và các vấn đề môi trường xã hội.

CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp.

Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.

Bảng thông tin giao dịch cổ phiếu PGT (HNX) gần đây

Sau đà giảm sâu toàn thị trường khiến Vn-Index rớt không phanh, các nhà đầu tư đã chứng kiến vài phiên hồi phục với sắc xanh bao phủ, PGT kết phiên ngày 29/04/2022 với giá 8.400 VND. Chứng tỏ PGT vẫn đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư giá trị tiềm năng có tầm nhìn dài hạn.

PGT Holdings tin rằng với những tín hiệu tích cực từ những thông tin đã công bố cùng báo cáo tài chính quý 1/2022 sắp tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ăn nên làm ra. Là tài sản dài hạn an toàn và tin cậy của các nhà đầu tư đang nắm giữ mã PGT.

Thông tin doanh nghiệp

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Video liên quan

Chủ đề