Tại sao khi ngủ dậy mắt lại có ghèn

Mắt nhiều ghèn khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Thế nhưng ít ai nghĩ rằng đây là dấu hiệu cảnh báo mắt đang có nguy cơ bị bệnh.

Vậy gỉ mắt khi nào là bất thường? Nhiều gỉ mắt vào buổi sáng là dấu hiệu của bệnh gì đây? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tường tận những vấn đề này. Tham khảo ngay để phát hiện và điều trị bệnh trước khi quá muộn nhé!

Mắt nhiều ghèn khi ngủ dậy là do đâu?

Mắt ra nhiều ghèn khi ngủ dậy – Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại như vậy không?

Theo nghiên cứu, mắt của con người hay động vật có vú được phủ bởi màng nước mắt 3 lớp. Lớp trong cùng chủ yếu là màng nhầy bao phủ quanh giác mạc. Lớp thứ hai là dung dịch nước mắt với thành phần chính là nước. Lớp ngoài cùng sát mi là một chất nhờn có tên là Meibum. Lớp Meibum này có thành phần do những chất béo và Cholesterol tạo thành.

Bình thường lớp Meibum này chỉ là một chất lỏng nhờn trong suốt. Thế nhưng khi nhiệt độ giảm xuống 1 độ thì nó sẽ cô đặc lại như sáp. Khi ngủ thì nhiệt độ cơ thể của chúng ta sẽ giảm xuống. Đây cũng là lý do ghèn xuất hiện sau khi thức giấc.

Tóm lại, sau khi ngủ dậy thấy mắt có ghèn thì cũng đừng hoảng nhé! Việc này cũng bình thường thôi. Tuy nhiên, mắt bị đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy kèm theo các triệu chứng khác thì rất bất ổn. Lúc này bạn nên đến các trung tâm nhãn khoa để khám và phát hiện bệnh (nếu có) kịp thời.

Theo nghiên cứu, mắt của con người hay động vật có vú được phủ bởi màng nước mắt 3 lớp

Mắt nhiều ghèn là bệnh gì?

Viêm kết mạc. Thường khi bị bệnh này mắt sẽ có gỉ màu xanh, trắng hoặc vàng. Ngoài nhiều ghèn thì mắt còn có dấu hiệu bị đỏ, cộm lên rất khó chịu. Tình trạng này có thể do vi khuẩn, vi rút gây hại mắt. Hoặc cũng có thể mắt đang bị dị ứng.

Lẹo mắt cũng gây ra tình trạng mắt nhiều ghèn khi ngủ dậy. Bệnh này gây cảm giác đau nhức mi mắt, làm mắt bị sưng và ngứa. Điều này khiến người bệnh cảm giác khó chịu khi nhìn. Công việc sinh hoạt cũng vì thế mà bị ảnh hưởng không ít.

Chấn thương mắt. Ví dụ như giác mạc của mắt bị xước, mắt sưng ngứa và đổ nhiều ghèn. Nếu không điều trị sớm sẽ khiến vết thương bị nhiễm khuẩn, mắt tiết nhiều dịch nhầy hơn bình thường.

Tắc tuyến lệ. Mắt có nhiều ghèn khi ngủ dậy cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo mắt tắc tuyến lệ. Triệu chứng thường gặp nhất chính là chảy nước mắt nhiều, mắt bị viêm và tái phát liên tục. Ngoài ra, mắt còn bị sưng đau góc bên trong mắt, có gỉ mắt nhiều…

Dị vật trong mắt cũng là nguyên nhân khiến mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy. Dị vật trong mắt khiến mắt bị kích ứng, chảy nước mắt nhiều và nhạy cảm dưới ánh sáng. Thêm nữa nó còn làm mắt “sản xuất” ra nhiều chất nhầy và đổ ghèn nhiều hơn bình thường.

Mắt nhiều ghèn ở trẻ sơ sinh nhiều khả năng là do bé bị tắc tuyến lệ. Thông thường tình trạng này xuất hiện và tự khỏi trong năm đầu tiên.

Tình trạng này có thể do vi khuẩn, vi rút gây hại mắt

Cách giúp ngăn ngừa tình trạng gỉ mắt nhiều

Mắt nhiều ghèn khi ngủ dậy dù có bệnh hay không đều khiến chúng ta khó chịu. Thực tế vẫn có một vài cách giúp bạn đề phòng tình trạng này.

Thứ nhất, hãy vệ sinh mắt thật tốt. Nếu bạn trang điểm cho mắt thì cần tẩy trang sạch sẽ và lau bằng khăn sạch.

Thứ hai, nếu bạn bị khô mắt dẫn đến mắt bị ghèn nhiều thì có thể dùng thuốc nhỏ mắt. Bạn nên mua các loại thuốc có thương hiệu và dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc nhỏ mắt sẽ giúp cải thiện tình trạng này nhanh chóng.

Thứ ba, với những ai dùng kính áp tròng thì nhất định phải tháo kính khi đi ngủ. Đeo kính quá lâu rồi ngủ quên sẽ khiến mắt dễ bị đau, ảnh hưởng đến thị lực của bạn.

Nếu bạn bị khô mắt dẫn đến mắt bị ghèn nhiều thì có thể dùng thuốc nhỏ mắt

Hãy nhớ rằng mắt nhiều ghèn khi ngủ dậy là dấu hiệu chứng tỏ mắt đang gặp vấn đề. Vậy nên các bạn phải đi khám càng sớm càng tốt trước khi bệnh nặng hơn nhé!

Phong Linh

Khô mắt

Nếu mắt không tiết đủ nước mắt để giữ ẩm, bạn có thể nhận thấy rằng xuất hiện nhiều chất nhầy hơn bình thường vào buổi sáng. Đây là kết quả của việc mắt bù đắp quá mức cho tình trạng khô mắt bằng cách tạo ra nhiều độ ẩm hơn bình thường. Ngoài ra, bề mặt mắt bị khô sẽ trở nên kích ứng và viêm, gây thêm triệu chứng như mắt đỏ ngầu, châm chích, nóng rát trong mắt, nhìn mờ và cảm thấy cộm mắt.

Lẹo mắt

Lẹo mắt là một cục u nhỏ và màu đỏ mọc ở gốc lông mi hoặc ngay dưới mí mắt. Nguyên nhân chính là do nang lông bị nhiễm trùng. Mụn lẹo thường gây đau, đỏ, sưng mí mắt. Lẹo mắt cũng có thể gây ra hiện tượng chảy mủ vàng, mí mắt đổ ghèn và khó chịu khi chớp mắt.

Lẹo mắt thường tự khỏi, nhưng cũng có một số biện pháp điều trị lẹo mắt tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giảm cảm giác khó chịu. Điều quan trọng là hạn chế nặn mủ từ lẹo mắt để giảm nguy cơ nhiễm trùng lây lan sang các vùng khác của mắt.

Tắc tuyến lệ

Ống dẫn nước mắt bị tắc cũng có thể là nguyên nhân khiến mắt đổ ghèn ở các góc vào buổi sáng. Điều này là do khi ống dẫn nước mắt bị tắc, nước mắt ứ lại trong túi lệ dẫn tới viêm. Ngoài đau, đỏ còn khiến mắt bị chảy nước, đổ ghèn và nhìn mờ.

Tắc tuyến lệ phổ biến ở trẻ sơ sinh với nhiều lý do khác nhau và thường tự khỏi trong năm đầu tiên. Đối với người trưởng thành, ống dẫn nước mắt bị tắc có thể do chấn thương, nhiễm trùng, khối u, thuốc men,..và cần được điều trị phù hợp.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi hoặc viêm mí mắt, là tình trạng viêm các nang lông mi hoặc tiết dầu nhờn bất thường. Mắt đổ ghèn nhiều do bờ mi viêm khiến hai mí mắt dính vào nhau khi thức dậy. Vệ sinh mí mắt đúng cách có thể giúp hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần phải dùng thuốc điều trị.

Loét giác mạc

Giác mạc chính là lớp màng bao phủ lòng đen của mắt. Khi giác mạc bị loét (thường do chấn thương hoặc nhiễm trùng mắt không được điều trị) mà không can thiệp kịp thời có thể gây mù lòa. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này gồm có tiết dịch mắt dày, mắt bị đau, đỏ, mí mắt sưng. Lớp mủ ghèn của mắt đôi khi nghiêm trọng tới mức làm giác mạc mờ và gây nhìn mờ.

Bên cạnh đó, có dị vật trong mắt hoặc chấn thương mắt cũng là nguyên nhân mắt đổ ghèn cần được lưu tâm. Trong những tình huống này, mắt sẽ tiết nhiều nước hơn để tăng cường bảo vệ. Bạn cần lưu ý đặc biệt nếu mắt có mủ hoặc máu trong mắt, xảy ra sau khi gặp chấn thương mắt thì cần đi khám nhãn khoa ngay lập tức để được điều trị.

Điều trị

Những phương pháp điều trị mắt đổ ghèn

Bạn hoàn toàn có thể tự loại bỏ ghèn ở mắt ngay tại nhà. Đầu tiên, hãy ngâm một chiếc khăn sạch vào nước có ấm vừa phải. Sau đó, đặt khăn lên mí mắt và lông mi trong vài phút, lau nhẹ lên mắt để làm sạch ghèn một cách nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, cần thăm khám để có phương án y khoa phù hợp.

Tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế, cách trị mắt đổ ghèn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Họ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc một loại thuốc khác để giúp giảm bớt các triệu chứng. Chẳng hạn như:

  • Do nhiễm khuẩn, virus, nấm: thuốc nhỏ mắt kết hợp với thuốc mỡ kháng sinh/ kháng virus hoặc kháng nấm để điều trị.
  • Do dị ứng mắt: thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng histamin.
  • Do bị lẹo mắt hoặc tắc tuyến lệ: bạn có thể cần phẫu thuật để xử lý.

Phòng ngừa

Những biện pháp giúp phòng ngừa mắt đổ ghèn

12-09-2017 Huynh Ha

Mắt của con người hay động vật có vú nói chung được phủ bởi màng nước mắt 3 lớp để giúp mắt hoạt động tốt hơn. Lớp trong cùng hay lớp glycocalyx chủ yếu là màng nhầy bao phủ giác mạc. Màng nhầy này có nhiệm vụ hút nước và tạo điều kiện để lớp thứ 2 trải đều ra. Lớp thứ 2 là dung dịch nước mắt với thành phần chủ yếu là nước, với nhiệm vụ quan trọng là giúp cho mắt của chúng ta được bôi trơn và tránh khả năng bị nhiễm khuẩn. Lớp ngoài cùng sát bờ mi là một chất nhờn có tên Meibum do những chất béo như acid béo và cholesterol tạo thành.

Đôi khi chất nhờn bị thừa quá mức bình thường, phủ tràn lên mí mắt và sẽ tạo thành ghèn.

Ở nhiệt độ cơ thể bình thường, Meibum là một chất lỏng nhờn trong suốt nhưng nó sẽ trở thành chất đặc như sáp khi nhiệt độ giảm xuống 1 độ. Và chính chất đặc đó là ghèn trong mắt chúng ta. Ghèn trong mắt được sản sinh ra trong giấc ngủ bởi khi đó, nhiệt độ cơ thể chúng ta giảm xuống khiến Meibum cô đặc lại.

Robert G. Linton (Bác sĩ nhãn khoa người Úc) cho biết: “Khi ngủ, các tuyến dẫn Meibum hoạt động giảm sút nhưng vẫn đủ để bao phủ mắt chúng ta. Đôi khi chất nhờn bị thừa quá mức bình thường, phủ tràn lên mí mắt và sẽ tạo thành ghèn”.

Meibum giúp giữ nước mắt lại ở trong mắt và giữ ẩm cho đôi mắt. Theo kết quả của một nghiên cứu được tiến hành trên thỏ, khi không còn Meibum, đôi mắt của chúng ta sẽ bị mất nước do bay hơi nhanh hơn 17 lần so với tốc độ bình thường. Và khi mắt bị khô, bạn sẽ có cảm giác rát, cộm, khó nhắm hoặc khó mở, chớp mắt càng rát hơn.

Khi không còn Meibum, đôi mắt của chúng ta sẽ bị mất nước do bay hơi nhanh hơn.

Tóm lại, mỗi khi thức dậy vào buổi sáng mà bạn thấy cục ghèn nằm ở phía khóe mắt thì cũng không phải lo lắng nhiều nữa nhé, vì đây có thể chỉ là một hoạt động sinh lý bình thường của mắt nhằm loại bỏ bụi bám vào mắt từ môi trường bên ngoài. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần đeo kính bảo hộ nếu môi trường lao động nhiều bụi, mang kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài và thỉnh thoảng nên rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý. 

Tuy nhiên, riêng với trường hợp mắt ra nhiều ghèn kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, giảm thị lực... thì nên đến trung tâm nhãn khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời vì rất có thể mắt bạn đang bị viêm nhiễm. 

Bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh? Đừng quên truy cập Bestie mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe bạn nhé!

Theo: //yan.thethaovanhoa.vn/ban-than-phai-dep/day-la-ly-do-khien-mat-ban-day-ghen-sau-khi-ngu-day-27486.html

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề