Tại sao bóng bàn Trung Quốc mạnh

Tại sao bóng bàn Trung Quốc mạnh

Chúng ta cần tìm hiểu xem vì sao môn thể thao này vượt trội ở Trung Quốc. Trung Quốc là cường quốc bóng bàn thế giới, nhưng sự thừa thãi nhân tài đã dẫn tới làn sóng di cư của nhiều VĐV đẳng cấp tới các quốc gia khác khi họ xác định ít có cơ hội nếu ở lại quê hương.

Tại sao bóng bàn Trung Quốc mạnh


Trung Quốc là cường quốc bóng bàn thế giới​

Tại Olympic 2016, các tay vợt sinh ra tại Trung Quốc không chỉ đại diện thi đấu cho quê gốc, mà còn cả 21 quốc gia khác, trong tổng số 56 đoàn thể thao. Trong tất cả 172 tay vợt bóng bàn của kỳ Thế vận hội lần này, có ít nhất 44 VĐV sinh ra ở Trung Quốc. Ni Xialian góp công giúp đội Trung Quốc giành HC vàng đồng đội và HC vàng đôi nam nữ tại giải vô địch bóng bàn thế giới 1983. Nhưng chừng đó không đủ để thuyết phục các HLV của nữ VĐV này tin rằng có thể giúp cô kéo dài sự nghiệp đỉnh cao bên cạnh các tay vợt mạnh nhất ở Trung Quốc cùng thời. Bởi vậy, bà quyết định rời bỏ quê nhà Thượng Hải để tới châu Âu. Nhiều môn thể thao tại Rio 2016 có các VĐV sinh ra bên ngoài quốc gia mà họ đại diện tranh tài, nói cách khác họ chỉ là các VĐV nhập tịch. Ví dụ như Mỹ, họ có hàng chục VĐV kiểu như vậy ở hơn 20 thể thao. Nhưng bóng bàn vẫn là một trường hợp khác biệt. Có tới khoảng một phần ba số tay vợt tranh tài ở Rio 2016 sinh ra bên ngoài quốc gia họ đại diện. Tất cả các môn thể thao khác đều kém xa bóng bàn ở khía cạnh thống kê này. Danh sách dài các tay vợt sinh ra tại Trung Quốc tham gia Olympic 2016 rõ ràng cho thấy tầm ảnh hưởng rất lớn của Trung Quốc ở môn thể thao này, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi: “Liệu đây có phải cách tốt nhất cho bóng bàn thế giới phát triển?”. “Đó không phải là một vấn đề”, Chủ tịch Liên đoàn bóng bàn quốc tế, Thomas Weikert, phát biểu. “Đúng hơn, đó là một chủ đề để thảo luận”.

Sự thống trị gần như tuyệt đối của các tay vợt hàng đầu Trung Quốc tại các kỳ Olympic cho thấy đúng là nếu nhiều VĐV khác của họ không di cư tới quê hương thứ hai, thì hầu như không có cơ hội được thi đấu ở Thế vận hội.

Trung Quốc là nước đông dân trên thế giới, chính vì vậy mà họ có nhiều nhân tài trong tất cả các lĩnh vực, người Hoa cũng thông minh nữa.

TTCT - Sau Olympic, những người yêu bóng bàn ở Việt Nam lại được một phen mãn nhãn khi chứng kiến trận thắng ngoạn mục của Fan Zhendong (Phàn Chấn Đông) trước Ma Long (Mã Long), dù đó chỉ là một trận tranh tài ở Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc của Trung Quốc.

Ở các kỳ đại hội thể thao quốc tế, đoàn Trung Quốc đôi khi bị săm soi với những ánh mắt thiếu thiện cảm. Nhưng riêng với bóng bàn, cả thế giới đều phải thừa nhận họ là hình mẫu để noi theo.

Tại sao bóng bàn Trung Quốc mạnh

Các bàn bóng bàn được đặt ở khắp các công viên để người dân Trung Quốc có thể chơi bất cứ lúc nào. Ảnh: Baidu

Số bàn bóng nhiều hơn người chơi!

“Vì sao Trung Quốc thống trị bóng bàn” nằm trong top những câu hỏi thường xuất hiện nhất trên Google. Trải nhiều thập niên, giới truyền thông phương Tây đã tìm cách giải mã sự thành công của làng banh nhựa Trung Quốc. Có rất nhiều lý do được đưa ra.

Yếu tố đầu tiên luôn là mức độ phổ biến của môn thể thao này trong quần chúng. 

Thống kê của Liên đoàn Bóng bàn Trung Quốc (CTTA) gần đây cho biết có đến khoảng 80 triệu người Trung Quốc coi bóng bàn là môn thể thao chính để giải trí và vận động. Và họ được tạo rất nhiều điều kiện để chơi bóng bàn. 

Khắp Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy bàn bóng bàn, trong trường học, những CLB thể thao quần chúng, hay cả công viên ngoài trời. 

Một số thống kê thậm chí cho rằng số lượng bàn bóng bàn ở Trung Quốc còn nhiều hơn số người chơi. Nói chung, người dân Trung Quốc chỉ cần cầm vợt là sẽ có nơi để chơi bóng bàn. 

Đó là hình mẫu lý tưởng cho cơ sở vật chất trong ngành thể thao. Trung Quốc là một cường quốc thể thao, và việc họ có thể dành sự đầu tư tốt nhất cho môn thể thao thế mạnh nhất của mình không có gì đáng ngạc nhiên, từ phong trào cho tới đỉnh cao.

Điều đáng ngạc nhiên là trong khi với hầu hết các môn đỉnh cao, thể thao Trung Quốc rất đặt nặng thành tích, thì bóng bàn lại rất nỗ lực để “nói không với bệnh thành tích”.

Sathiyan Gnanasekaran, tay vợt hàng đầu của Ấn Độ từng có thời gian dài tập huấn tại Trung Quốc, bày tỏ sự ngưỡng mộ với chiến lược phát triển bóng bàn của nước này. 

“Tôi từng đánh bại nhiều tay vợt Trung Quốc ở các giải trẻ. Ở những lứa tuổi đó, họ đều có thể bị đánh bại. Họ không biết gì về chiến thuật. Khi tôi bắt đầu chơi bóng bàn, tôi đã được dạy nhiều về cách làm thế nào để thắng. Ở Ấn Độ, nếu những đứa trẻ sớm nhận thất bại, chúng sẽ không theo đường bóng bàn nữa. Nhưng ở Trung Quốc thì khác”, Sathiyan nói.

Làng thể thao Trung Quốc nổi tiếng về cách huấn luyện hà khắc, gò ép với các VĐV nhí. Nhưng mặt khác, họ có chiến lược đào tạo đường dài và không đòi hỏi VĐV trẻ phải ngay lập tức giành huy chương quốc tế. Bóng bàn là ví dụ điển hình.

“Họ có một chiến lược đường dài rất rõ ràng. Từ sơ cấp cho đến trung cấp, họ tập trung vào việc đào tạo kỹ thuật và những điều cơ bản". 

"Họ có một hệ thống mà tất cả các tay vợt đều tuân theo từ khi còn nhỏ. Từ giai đoạn trung cấp đến cao cấp, các tay vợt mới thực sự nhập tâm vào chiến thuật. Từ giao bóng, trả giao bóng cho đến động tác chân đều phải tuân theo chiến thuật, điều này mất rất nhiều thời gian". 

"Khi các tay vợt đến trình độ cao cấp, HLV sẽ dạy họ thế nào là sắc thái của một trận đấu. Và cuối cùng ở tuyển quốc gia, các tay vợt Trung Quốc sẽ được huấn luyện để thi đấu với từng đối thủ riêng biệt”, Sathiyan kể.

Biết mình, biết người

Bóng bàn là một môn thể thao đối kháng, nơi mọi tay vợt có thể tìm hiểu, phân tích chiến thuật của đối thủ để khắc chế. Sự thống trị của Trung Quốc vì thế càng đáng nể hơn. Trải qua nhiều thập niên, hầu như không một quốc gia nào tìm được cách khắc chế các tay vợt Trung Quốc, đơn giản vì họ luôn đi trước một bước.

Từ giữa những năm 2000, vấn đề này đã được báo chí phương Tây tìm hiểu và phát hiện rằng hóa ra các tay vợt Trung Quốc tuy ngự trị trên đỉnh cao nhưng lại hiểu rõ đối thủ hơn cả đối thủ hiểu họ.

Từ khi lên tuyển, các tay vợt Trung Quốc ngoài việc hoàn thiện kỹ thuật sẽ được huấn luyện theo công thức đặc biệt: hai kèm một. Mỗi tay vợt trong một chương trình huấn luyện đặc biệt sẽ được hai người tập kèm, một người đánh thuận tay và một người trái tay. 

Không chỉ vậy, những người tập kèm còn bắt chước lối đánh của những tay vợt nước ngoài nổi tiếng. Từ những năm 2000, các tay vợt Trung Quốc đã tìm mọi cách để mô phỏng lối đánh của các đối thủ hàng đầu thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, cả nam lẫn nữ.

Duan Xiang, thành viên Ủy ban Kỹ thuật thuộc Hiệp hội Bóng bàn Trung Quốc, chia sẻ: “Chúng tôi có rất nhiều [Vladimir] Samsonov [tay vợt hàng đầu thế giới người Belarus] và [Jan-Ove] Waldner [người Thụy Điển] ở Trung Quốc. Các VĐV của chúng tôi thi đấu với họ hằng ngày, điều khiến trận đấu của họ trở nên dễ dàng hơn trong tương lai”.

Sử dụng “quân xanh” trong thể thao là chuyện ai cũng làm, nhưng bóng bàn Trung Quốc đã tối ưu hóa khái niệm này. Ít ai biết rằng những VĐV “quân xanh” cũng là các thành viên cốt cán trong ban huấn luyện đội tuyển bóng bàn quốc gia. 

Cheng Yinghua (Thành Ứng Hoa), một “quân xanh” kỳ cựu từng đóng vai trò mô phỏng Tibor Klampar của Hungary và Waldner, cho biết anh luôn đến xem hai tay vợt này thi đấu trực tiếp khi có thể, và thậm chí trò chuyện, tìm hiểu sở thích, thói quen của họ.

Trước thềm World Cup bóng bàn 1987, Cheng được giao phó trọng trách kèm cặp Jiang Jialiang (Giang Gia Lương), người từng 5 lần vô địch thế giới. 

Đối thủ được đánh giá mạnh nhất của Jiang khi đó là Waldner. Ngày qua ngày, Jiang đã tập luyện với “Waldner giả”, liên tục bại trận và chấp nhận hình phạt hít đất, để rồi đến trận chung kết anh đánh bại “Waldner thật” để bảo vệ thành công tấm HCV.

Trải nhiều thập niên, những bí ẩn về sự thống trị của bóng bàn Trung Quốc đã được truyền thông phương Tây tìm hiểu cặn kẽ. Vấn đề chỉ là không một nền bóng bàn nào khác đủ nguồn lực, kiên nhẫn, đầu tư và quyết tâm như thế.■

217 chọn 1

Thành công của bóng bàn Trung Quốc không chỉ dựa trên một công thức nhất định. Nhiều năm qua, họ đôi khi phải thay đổi chiến lược. Trước thềm Olympic Tokyo, bóng bàn Trung Quốc đã được cảnh báo về sự trỗi dậy của người Nhật, và họ quyết tâm thay đổi hệ thống đào tạo trẻ. 

Hai đội tuyển trẻ đào tạo tập trung ra đời, bao gồm 32 tay vợt nam và nữ lứa tuổi 7 - 10 và 32 tay vợt nam nữ lứa tuổi 11 - 14. Các đội tuyển này được tập huấn ít nhất hai đợt trong năm, mỗi đợt kéo dài hơn 1 tháng. 

Trong quá khứ, các tay vợt trẻ Trung Quốc cũng chỉ được đào tạo tại CLB như ở nhiều nước khác, và thông qua những kỳ tuyển chọn để vào đội tuyển quốc gia. 

Nhưng trong đợt tuyển chọn đầu tiên cho đội tuyển trẻ đào tạo tập trung chuẩn bị cho Olympic Tokyo, có đến 13.887 VĐV từ 29 tỉnh thành khác nhau tham dự, tỉ lệ chọi vì vậy là 217 chọn 1.