Trái bình bát là gì

  • Cây Bình bát là cây gì
  • Cây bình bát phân bố ở đâu?
  • Thu hái và sơ chế
    • Bảo quản dược liệu
  • Công dụng của trái Bình Bát
    • Công dụng thanh nhiệt
    • Điều trị mề đay mẩn ngứa
    • Điều trị bệnh lao phổi
    • Chữa đau nhức xương khớp, tay chân nhức mỏi
    • Điều trị bệnh tiểu đường
    • Chữa bướu cổ
    • Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, trị giun sán
    • Chữa các bệnh xương khớp
    • Trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
    • Giúp da sáng đẹp mờ sẹo
  • Lưu ý khi sử dụng Bình bát

Trái Bình Bát được biết đến để dùng làm thực phẩm như là thức uống giả nhiệt hoặc loài cây ăn trái, nhưng ít ai biết được nó còn là một vị thuốc nam có nhiều tác dụng. Vậy những công dụng của trái Bình bát là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Trái bình bát là gì
Công dụng của trái bình bát

Cây Bình bát là cây gì

Cây Bình bát còn được gọi là cây Na xiêm, là loại cây rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Thuộc họ cây thân gỗ, nhỏ, có thể cao 5 – 7 mét và có tán lá rộng. Có nhiều cành nhỏ, các cành non có phủ một lớp lông mịn, các cành già thường nhẵn, bóng, không lông.

Quả Bình bát hình tim. Khi non quả có màu xanh và có mùi đặc trưng, khi chính chuyển thành màu vàng hoặc hơi trắng ngà, có mùi thơm nồng và ăn được.

Cây ra hoa vào tháng 5 – 6 hằng năm.

Bộ phận sử dụng dược liệu: Thân, quả, hạt, lá và rễ

Cây bình bát phân bố ở đâu?

Tại Việt Nam, cây được tìm thấy ở các vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam. Bình bát ưa nước nên thường sống ở bờ sông, rìa kênh, mương, ao hồ.

Thu hái và sơ chế

Lá Bình bát có thể thu hái quanh năm, rễ nên thu ở những cây lớn, rễ to khỏe, quả hái tùy vào mục đích sử dụng, hạt hái khi quả chín, bỏ phần thịt lấy hạt dùng.

Sau khi thu hái rửa sạch để ráo nước, có thể phơi khô hoặc dùng tươi đều được.

Bảo quản dược liệu

Bình bát có mùi thơm đặc trưng nên dễ thu hút côn trùng nhỏ. Do đó, khi bảo quản cần chú ý tránh nơi có nhiều côn trùng. Ngoài ra bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để khô làm ẩm mốc, hư hỏng dược liệu.

Công dụng thanh nhiệt

Khi trái bình bát chín chuyển màu vàng và có mùi thơm rất dễ chịu. Cũng giống mãng cầu, phần cùi của quả bình bát ăn được, có vị chua dôn dốt khá ngon. Tuy mọc hoang, nhưng trái bình bát chín dầm đường và bỏ thêm đá lại là những thứ giải khát ngon, có mùi rất quyến rũ, giàu vitamin.

Ngoài dầm đá đường đơn giản thì người ta còn dùng nạc bình bát (bỏ hột) để làm kem lạnh. Cũng có thể làm nước sốt bình bát ăn kèm với cà ri hay cá.

Điều trị mề đay mẩn ngứa

Sử dụng một bó nhỏ lá dừa khô và một vài nhánh cây Bình bát tươi, rửa sạch, để ráo nước. Đốt lá dừa khô để tạo lửa, sau đó đặt lá Bình bát đã ráo nước lên trên để tạo khói. Cởi quần áo hoặc hơ những vị trí bệnh mề đay qua khói đến khi đổ hết mồ hôi thì lau khô người.

Điều trị bệnh lao phổi

Sử dụng 20 g thân vỏ cây thái thành lát mỏng, phơi khô, đun sôi cùng 1.2 lít nước, dùng uống trong ngày.

Chữa đau nhức xương khớp, tay chân nhức mỏi

Trái Bình bát đập dập, hơ qua lửa nóng, chườm vào vị trí đau nhứ. Nếu khu vực đau ở lưng, người bệnh có thể đặt quả hơ nóng lên lưng rồi nằm nghỉ ngơi.

Điều trị bệnh tiểu đường

Quả Bình bát xanh, thái mỏng, bỏ hạt, phơi khô. Mỗi lần dùng 5 g đun thành nước dùng uống trong ngày.

Chữa bướu cổ

Sử dụng quả tươi, cắm xuyên qua một cây đũa, nướng cháy xém vỏ. Để nguội vừa phải, dùng lăn lên bướu. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi lăn khoảng 2 – 3 quả, làm liên tục đến khi bướu tan hẳn.

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, trị giun sán

Sử dụng quả Bình bát xanh, phơi khô, thái lát. Mỗi lần dùng 8 – 12 g sắc thành thuốc, dùng uống.

Chữa các bệnh xương khớp

Thường có tác dụng với những bệnh như: thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương, thoái hóa cột sống cổ, lưng đau khớp gối, đau lưng, thần kinh tọa chèn ép dây thần kinh…

Thái nhỏ trái bình bát xanh, giã nhuyễn. Cho bình bát đã giã vào nồi, thêm chút nước xào nóng. Bọc vải, chườm lên chỗ đau. Thực hiện việc chườm nóng này tầm 30 phút mỗi ngày. Nếu chúng ta kết hợp với các loại thực phẩm chức năng bổ dưỡng xương khớp như collagen type 2, sụn vi cá mập, glucosamine, chondroitin…sẽ tăng hiệu quả lên.

Trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Trái Bình bát có thể trị được bệnh khí hư (huyết trắng) ở phụ nữ, chứng thiếu máu. Khoa học đã chứng minh rằng, các hoạt chất trong bình bát có tính ức chế các loại vi khuẩn cư trú và gây viêm nhiễm. Giúp cân bằng độ axit ở vùng kín, chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.

Giúp da sáng đẹp mờ sẹo

Trái bình bát chứa nhiều vitamin C, viatmin A, B6, magne, potassium…giúp chống lão hóa, da và tóc khỏe, tăng thị lực, tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm.

Trái bình bát còn được dùng để làm đẹp như dưỡng da mặt, làm mờ sẹo. Có tác dụng bổ sung dưỡng chất giúp da sáng đep, làm mờ sẹo. Chất tanin có trong trái bình bát sẽ làm se khít lỗ chân lông, giúp da láng mịn, hạn chế mụn nhọt, giúp chị em xinh đẹp hơn.

Lưu ý khi sử dụng Bình bát

Bình bát có chứa độc tố, do đó khi sử dụng cần hết sức thận trọng. Không để nhựa, nước của cây bắn vào mắt để tránh kích ứng. Khi sơ chế nên tránh để tiếp xúc trực tiếp với da, nhựa cây có thể gây dị ứng, kích ứng, mề đay mẩn ngứa.

Qua bài viết trên cho chúng ta thấy được khá nhiều công dụng của trái Bình bát, hy vọng những thông tin cung cấp thông tin hữu ích đến cho bạn đọc.

Đăng nhập