Ktdt là gì

KĐT là gì ?

KĐT là “Khu đô thị” trong tiếng Việt.

Ý nghĩa của từ KĐT

KĐT có nghĩa “Khu đô thị”.

KĐT là viết tắt của từ gì ?

Cụm từ được viết tắt bằng KĐT là “Khu đô thị”.

Gợi ý viết tắt liên quan đến KĐT:
+ KV2: Khu vực 2.
+ NCTT: Nghiên cứu thị trường.
+ CSKV: Cảnh sát khu vực.
+ KCN: Khu công nghiệp.
+ KĐS: Khu đường sông.
+ QLTT: Quản lý thị trường.
+ KP: Khu phố.
+ KV: Khu vực.
+ QK: Quân khu.
+ KV1: Khu vực 1.
+ KKT: Khu kinh tế.
+ TTCN: Thị trường chuyển nhượng.
...

Công trình đa năng là gì? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Khánh Ngân, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Quận 6, Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số quy định trong lĩnh vực xây dựng. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Công trình đa năng là gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.      

Ý nghĩa của từ Quy chế QLQH.KTĐT là gì:

Quy chế QLQH.KTĐT nghĩa là gì? Dưới đây bạn tìm thấy một ý nghĩa cho từ Quy chế QLQH.KTĐT Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Quy chế QLQH.KTĐT mình


1

0

Ktdt là gì
  0
Ktdt là gì

Là Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị 113/QĐ-UBND Tỉnh Bắc Ninh



Một số thông tin dành cho các bạn tham gia Bài kiểm tra tư duy của ĐHBK Hà Nội ngày 15/8/2020:

- Địa điểm thi: Hà Nội (tại ĐHBK Hà Nội) và Thanh Hóa (tại ĐH Hồng Đức cơ sở mới)

- Thời gian thi: 15/8/2020. Lịch DỰ KIẾN như sau:

Buổi sáng: 8h30 tập trung nghe phổ biến nội quy, nhận Giấy báo dự thi bản gốc

Buổi chiều: 13h30 vào phòng thi, 14h00 - 16h00: làm bài thi.

- Giấy báo dự thi sẽ được gửi về theo email của thí sinh đã đăng ký trên hệ thống, các em kiểm tra email thường xuyên, bao gồm cả spam. Dự kiến sẽ gửi vào ngày 10/8/2020.

- Khi đi thi, các em mang theo CMND hoặc CCCD nhé.

Thách thức trong việc quy hoạch chiếu sáng đô thị

Quy hoạch chiếu sáng được coi như là công cụ của chiếu sáng bền vững, tiết kiệm năng lượng, hạn chế những ảnh hưởng đến chiếu sáng, môi trường và tạo ra đặc trưng của từng địa phương. Tuy nhiên, việc bắt buộc lập quy hoạch chiếu sáng đang là một thách thức lớn đối với các đô thị Việt Nam.

Quy hoạch chiếu sáng đã đến lúc cần thay đổi

Theo Tiến sĩ Lương Thị Ngọc Huyền - Phó trưởng phòng Phòng Quản lý Kỹ thuật CONINCO, chuyên gia nghiên cứu về chiếu sáng đô thị, quy hoạch chiếu sáng đô thị của Việt Nam không phải là quy hoạch chiếu sáng tổng thể bởi vì nó đòi hỏi các tính toán, dự toán tổng mức đầu tư và dự báo vốn thực hiện. Nó cũng không phải là quy hoạch chiếu sáng chi tiết bởi vì nó bao trùm chiếu sáng của toàn bộ thành phố. Ngoài ra, đội ngũ kỹ thuật viên ánh sáng, nhà thiết kế ánh sáng của Việt Nam còn yếu, nghề chiếu sáng quá mới mẻ. Việc đào tạo về chiếu sáng mới chỉ giới hạn trong lĩnh vực kỹ thuật cho các kỹ sư điện trong khi chiếu sáng đang thực sự trở thành một lĩnh vực vừa mang tính mỹ thuật và kỹ thuật.

Tiến sĩ Huyền cho biết, khi lập quy hoạch chiếu sáng cần phải xác định quy hoạch nào phù hợp với Việt Nam, phải xác định được đối tượng chiếu sáng, mục tiêu chiếu sáng là gì… Như ở Pháp, công cụ để lập quy hoạch chiếu sáng đô thị gồm có quy hoạch chiếu sáng đô thị tổng thể, quy hoạch chi tiết và các quy chế về quản lý chiếu sáng. Nhưng việc sử dụng công cụ nào phù hợp với Việt Nam đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. TS Huyền cho rằng, việc lập quy hoạch chiếu sáng tổng thể sẽ rất khó, vì vậy, quy hoạch chiếu sáng chi tiết là lựa chọn phù hợp đối với các đô thị Việt Nam hiện nay, nhất là trong bối cảnh thiếu các chuyên gia trong nước để thực hiện.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tiến - Vụ trưởng Vụ Hạ tầng KTĐT (Bộ Xây dựng) cho rằng, hiện quy hoạch chiếu sáng công cộng đô thị được thực hiện chỉ đề cập như là một nội dung trong quy hoạch cấp điện đô thị. Các đồ án quy hoạch chiếu sáng xây dựng đô thị hầu như ít quan tâm đến vấn đề chiếu sáng đô thị hoặc nếu có cũng chỉ rất sơ bộ, chỉ quan tâm chủ yếu đến chiếu sáng giao thông…

Cần tạo dựng bộ mặt thứ hai cho đô thị

Theo TS Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch Kiến trúc, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo bản sắc cho đô thị. Không có một công thức chung trong quy hoạch và tổ chức chiếu sáng cho các đô thị vì mỗi thành phố có yếu tố văn hóa riêng, đặc điểm hình thái đô thị, cảnh quan cũng như cá tính, dấu ấn riêng, trong đó tinh thần nguồn cội rất quan trọng, khiến người ta không thể quên, đi đâu cũng nhớ về đô thị đó. Vì vậy, vai trò của người làm chiếu sáng đô thị là phải  tìm ra được cá tính, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị.

Các chuyên gia Pháp cho rằng, quy hoạch tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề chiếu sáng công cộng và những yếu tố địa lý. Bởi năng lượng cho chiếu sáng đô thị chiếm tới hơn 50% năng lượng tiêu thụ của một thành phố. Vì vậy cần phải có quy hoạch chiếu sáng hiệu quả và hợp lý để tiết kiệm năng lượng. Theo các chuyên gia, việc thiếu quy hoạch đồng bộ giữa chiếu sáng công cộng và các công trình hạ tầng đô thị khác cũng dẫn đến tình trạng xây dựng chồng chéo, lộn xộn, không đáp ứng được các yêu cầu chung về kỹ thuật, đồng thời gây mất mỹ quan đô thị.

Ngày nay, việc chiếu sáng không chỉ nhằm vào an ninh an toàn mà nó còn hướng tới giá trị thẩm mỹ, không khí đô thị và tiện nghi thị giác, cũng như làm thay đổi sâu sắc hình ảnh của đô thị. Vì vậy, một thành phố được chiếu sáng tốt sẽ thỏa mãn người dân đô thị, tạo ra và trở thành một yếu tố quảng bá hình ảnh đô thị đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi chính quyền đô thị phải xác định được việc chiếu sáng một cách đúng đắn cũng như có chiến lược về chiếu sáng, nơi nào cần, khi nào cần, chiếu sáng như thế nào và với giá thành tốt nhất.

"Người ta thường cho rằng cứ có chiếu sáng là tạo được cảnh quan ấn tượng. Nhưng thực tế, nếu không được nghiên cứu kỹ càng, chiếu sáng sẽ chỉ gây sự thất vọng và tốn kém. Như việc chiếu sáng của TP Đà Nẵng đã bước đầu tạo dựng được hình ảnh của một thành phố năng động, nhưng do quá “lạm dụng” khiến cho thành phố đang rơi vào tình trạng ô nhiễm ánh sáng"  - Tiến sĩ Huyền cho biết.

Việt Nam đã ban hành nhiều quy định liên quan đến chiếu sáng đô thị như: Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/09/2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.

Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025, hay thông tư hướng dẫn về chiếu sáng đô thị.