Súc miệng bằng nước muối sinh lý có tốt không

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, súc họng bằng nước muối hằng ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp, hỗ trợ giảm đau họng nhẹ, giảm rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng. Cũng như rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn.

Nhiều người cho rằng pha nước muối súc họng càng mặn thì tính sát trùng, sát khuẩn sẽ càng cao, nên đã pha nước muối rất mặn để súc miệng hàng ngày. Tuy nhiên việc làm này lại vô tình gây tổn thương niêm mạc vùng họng khiến họng khô rát, thậm chí trầy xước, chảy máu vùng họng, nguy hiểm hơn. Chỉ nên súc họng 3 lần/ngày. Súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tốt nhất với dung dịch Chlorhexidine gluconate, là dung địch được WHO và các bác sĩ khuyến nghị sử dụng trong nước súc miệng để diệt vi rút.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có tốt không

Súc họng nước muối bảo vệ bạn khỏi COVID-19?

Nhiều người cho rằng chỉ cần súc họng bằng nước muối, hoặc nhỏ mũi bằng nước muối cũng có thể phòng ngừa được COVID-19. Song, các chuyên gia y tế cho biết, chưa có bằng chứng cho thấy việc thường xuyên nhỏ mũi, súc họng bằng nước muối và nước sẽ bảo vệ bạn chống lại hoặc chữa khỏi bệnh do COVID -19 gây ra.

Trước khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập xuống phổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm thì phải đi qua mũi, miệng, sinh sôi ở vùng hầu họng. Sau một thời gian ủ bệnh, virus mới di chuyển xuống đường hô hấp dưới là phổi, phế quản. Vì thế, nếu bảo vệ tốt “chốt chặn” đầu tiên này bằng cách súc miệng, súc họng sát khuẩn, sẽ giúp hỗ trợ phòng bệnh tốt hơn.

Một số loại nước muối (hay dung dịch NaCL) được sử dụng phổ biến, cần nhận biết và phân loại như sau:

Nước muối sinh lý: là dung dịch nước muối được pha chế với tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất là 0,9%. Tức 1 lít nước cất với 9g natri chloride tinh khiết. Nên chọn thương hiệu có uy tín để sử dụng hằng ngày.

Nước muối ưu trương: là dung dịch nước muối có tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất cao hơn 0,9%. Nồng độ NaCL càng cao thì độ ưu trương càng mạnh. Một số chuyên gia nước các nước châu u có nghiên cứu cho thấy, ở nồng độ muối cao hơn (1,5%) là môi trường không thuận lợi, ức chế được xấp xỉ 100% virus corona và rất nhiều loại bệnh viêm nhiễm do virus khác. Nhưng nên có ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Nước muối nhược trương: là dung dịch nước muối có tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất thấp hơn 0,9%. Nồng độ NaCL càng thấp hơn nhiều thì dung dịch càng nhược trương. Loại này thường dùng để rửa mũi khi sổ mũi, nghẹt mũi, hoặc xông vùng mũi, họng… có thể dùng được cho trẻ em.

Nước muối tự pha: pha nước với muối sạch (muối hạt, muối tinh luyện…) tại nhà rất khó để định lượng bao nhiêu là đủ, mặn quá thì không tốt cho sức khỏe còn gây hại cho vùng hầu họng và không tốt cho người bị tăng huyết áp, bệnh thận; nhạt quá sẽ ít tác dụng sát khuẩn và trung hòa pH.

Súc họng chứ không chỉ súc miệng

Việc súc miệng rất quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, súc họng không phải ai cũng nghe và chưa thực sự phổ biến. Điều này dẫn tới việc nhầm lẫn giữa súc miệng và súc họng có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có tốt không

Súc họng hoàn toàn khác với súc miệng về cách thức, mục đích, lợi ích

Súc miệng là sử dụng dung dịch tại khoang miệng để vệ sinh các bộ phận trong khoang miệng như răng, nướu, lưỡi, má trong, giảm hình thành mảng bám răng và các bệnh về răng nướu như nha chu, loét miệng, sâu răng…

Súc họng là biện pháp tuyệt vời giúp giảm nhanh chóng triệu chứng, phối hợp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh lý đường hô hấp trên từ khu vực họng, amidan, thanh quản để ngăn xâm lân xuống đường hô hấp dưới và gây ra các nguy cơ biến chứng.

Dùng khoảng 5ml nước muối và để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được. Mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây, để các hoạt chất phát huy tác dụng. Không nên để lâu thì nước súc miệng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc miệng. Sử dụng đều đặn nhưng không được lạm dụng.

Các chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng hơn 80% trường hợp viêm họng là do virus gây nên. Do đó, để tiêu diệt tác nhân gây ra viêm, các mầm bệnh và tránh bội nhiễm nên sử dụng dung dịch sát khuẩn họng (súc họng hoặc xịt họng) chuyên biệt.

Đừng quên Tuân thủ nguyên tắc 5K, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, chế độ dinh dưỡng và vận động nâng cao sức đề kháng… để có thể phòng bệnh tốt nhất, tự bảo vệ bản thân để cùng chung tay đẩy lùi đại dịch!

Nước muối sinh lí là dung dịch rẻ, dễ mua tại các nhà thuốc. Có thể nói đây là dung dịch mà nhiều người thường dùng để trị chứng đau họng, dị ứng, viêm, loét miệng, nhiễm trùng xoang,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách súc miệng bằng nước muối sinh lí đúng cách. Bài viết sau đây sẽ dẫn cho bạn thấy được những sai lầm khi sử dụng nước muối sinh lí phổ biến mà nhiều người mắc phải.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có tốt không
dùng nước muối sinh lí để súc miệng

Sai lầm khi súc miệng bằng nước muối sinh lí 

Nước muối sinh lí – một loại dung dịch tiết kiệm, được bán phổ biến tại các nhà thuốc. Từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể sử dụng nước muối sinh lí. Đây là giải pháp dùng để điều trị các trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng, khoang họng, mũi,…

Hiện tại đã có nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc súc miệng bằng nước muối sinh lí có thể giúp điều trị các trường hợp vấn đề sức khỏe nhẹ. Do muối có công dụng giúp hút nước ra khỏi mô miệng, ngăn cản nước, vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập bên trong. Chính vì thế mà nước muối sinh lí có thể giúp bạn vệ sinh răng, vùng mũi và khoang miệng hiệu quả. Tuy nhiên đó là khi bạn sử dụng nước muối đúng cách. Ngược lại những sai lầm khi súc miệng bằng nước muối sẽ làm mất tác dụng của nước muối và có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.

Không nên thần thánh hóa nước muối sinh lí

Nước muối sinh lí là dung dịch được pha theo tỉ lệ 0,9% (1 lít nước pha với 9 gram muối). Nước muối sinh lí có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch của cơ thể người. Ưu điểm của dung dịch nước muối sinh lí chính là giá thành rẻ, có độ an toàn tương đối cao, phù hợp với mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh. Một số trường hợp có thể sử dụng nước muối sinh lí như:

Chăm sóc răng miệng: súc miệng bằng nước muối sinh lí có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe nướu, răng, ngăn ngừa tình trạng viêm nướu, viêm nha chu và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có tốt không
súc miệng bằng nước muối sinh lí giúp giảm viêm lợi và hôi miệng

Giảm đau họng: súc miệng bằng nước muối sinh lí có thể giúp bạn dịu bớt cơn đau họng một cách hiệu quả và vô cùng an toàn.

Tìm hiểu thêm về răng sứ thẩm mỹ

Nhiễm trùng xoang, đường hô hấp: Theo một số nghiên cứu, nước muối sinh lí có thể giúp giảm nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa tái nhiễm hiệu quả.

Giảm viêm loét miệng: Những người thường xuyên gặp vấn đề viêm loét miệng có thể sử dụng nước nuối sinh lí để làm dịu cơn đau do viêm loét, giảm tình trạng viêm sưng,…

Giảm triệu chứng dị ứng: Một công dụng ít người nghĩ đến chính là giảm các triệu chứng do di ứng gây ra ví dụ như dị ứng thức ăn, dị ứng phấn hoa, lông chó, mèo,…

Điểm danh sơ qua ta cũng thấy được nước muối sinh lí có đa công năng. Tuy nhiên không nên thần thánh hóa công dụng của nước muối sinh lí. Bạn cần tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ. Nước muối sinh lí chỉ có tác dụng vệ sinh hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn, viêm nhiễm không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng và cần nhấn mạnh rằng nước muối sinh lí không phải thuốc chữa bệnh và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Những sai lầm khi súc miệng bằng nước muối sinh lí

Súc miệng bằng nước muối có nồng độ quá cao. Đây là hoàn toàn sai lầm, nước muối pha quá mặn sẽ làm tổn thương các tế bào vùng niêm mạc của họng. Việc súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao trong thời gian dài sẽ còn gây thừa muối trong cơ thể.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có tốt không
Những sai lầm khi súc miệng bằng nước muối sinh lí

Sử dụng nước lạnh để pha nước muối. Bạn không nên làm như vậy, hãy dùng nước ấm để pha muối. Không chỉ giúp muối nhanh tan hơn mà nước ấm sẽ có lợi cho họng, răng, nướu. 

Sau khi súc nước muối không nên súc miệng lại bằng nước lọc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai. Nhiều người lầm tưởng rằng, sau khi súc miệng bằng nước muối việc súc miệng lại bằng nước lọc sẽ làm trôi hết nước muối trong khoang miệng. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ, bạn vẫn có thể súc miệng lại bằng nước lọc để rửa hết lượng muối dư còn sót lại, cũng như đẩy các mảng bám đã bong ra trong lúc súc miệng bằng nước muối.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý như thế nào?

Cách súc miệng hiệu quả:.
Đầu tiên, hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng. Nên tránh hớp quá nhiều nước vì sẽ khó súc..
Tiếp theo, súc miệng trong ít nhất 30 giây. ... .
Sau đó, nhổ ra và hớp ngụm thứ hai. ... .
Cuối cùng, hãy súc miệng lại bằng nước sạch một vài lần để loại bỏ lượng muối còn sót lại trong miệng..

Nước muối sinh lý súc miệng khi nào?

Thời gian: Thời điểm súc miệng bằng nước muối hợp nhất là sau khi đánh răng 15 phút. Bạn chỉ nên ngậm nước muối trong 30 giây rồi nhổ ra, không nên ngậm quá lâu.

Nên súc miệng nước muối ngày mấy lần?

Không uống nước muối: Uống nước muối quá mặn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, gia tăng các bệnh như: Tăng huyết áp, các bệnh thận,... Không súc miệng nước muối quá nhiều: Lượng natri có thể làm hư hại lớp men răng và dẫn tới mòn men răng. Do đó, chỉ nên súc miệng nước muối từ 3-4 lần/ tuần.

Tại sao không nên súc miệng bằng nước muối đảm đặc?

Việc súc miệng, súc họng bằng nước muối quá mặn sẽ làm cho miệng, họng sẽ bị tổn thương, trợt, loét các tế bào niêm mạc họng. Điều này dẫn đến viêm họng nặng hơn, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh ra nhiễm khuẩn.