Soạn văn 12 bản tuyên ngôn độc lập phần 2

Trong bài học các em học sinh sẽ được nghiên cứu về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trả lời các câu hỏi SGK Ngữ văn 12 trang 41, 42

Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 Tập 1)

Bố cục:

Phần 1: (từ đầu đến không chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa

Phần 2: (tiếp đến phải được độc lập): vạch trần sự tàn ác, bộ mặt của thực dân Pháp

Phần 3: (còn lại) lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta

Câu 2 (trang 41 Ngữ văn 12 Tập 1)

- Việc trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả

+ Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.

+ Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới

- Ý nghĩa về mặt lập luận:

+ Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập

+ Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù

+ Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng.

Câu 3 (trang 41 Ngữ văn 12 Tập 1)

Tác giả vạch trần bản chất tàn bạo, xảo quyệt của thực dân bằng lý lẽ và sự thật xác đáng:

- Thực dân Pháp kể công “khai hóa”, thực tế chúng “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”

+ Dẫn chứng cụ thể vạch mặt chúng về chính trị, xã hội, kinh tế

+ Đưa ra hình ảnh thực tế đất nước ta “xác xơ, tiêu điều”, nhân dân “nghèo nàn, thiếu thốn”

+ Điệp từ “chúng” liệt kê hàng loạt tội ác chồng chất, cứa sự căm thù của thực dân

- Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” nhưng thực tế “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:

+ Mùa thu 1940 thực dân Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” → Pháp hèn nhát, vô trách nhiệm

+ Chúng “thẳng tay khủng bố Việt Minh” khi bỏ chạy còn “nhẫn tâm giết tù chính trị”

- Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Người khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật

Nước ta đứng lên giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

→ Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh khẳng định sự thật, lý lẽ thuyết phục, khẳng định nền độc lập dân tộc nhờ đấu tranh.

Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 12 Tập 1)

Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận xuất sắc: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn

- Lý luận thống nhất và chặt chẽ trong toàn bài

- Luận điểm xác thực, không thể chối cãi được

- Lý lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục

- Đanh thép, sắc sảo khi biểu hiện tính chiến đấu, thái độ dứt khoát và bản lĩnh phi thường, sắc sảo ở trí tuệ, lối lập luận

→ Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn, có giá trị lịch sử lớn lao

Luyện tập

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận có khả năng lay động hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam

- Đoạn văn khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của người dân Việt Nam

- Lời trịnh trọng tuyên bố độc lập “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”

- Khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc, tự do

Tuyên ngôn độc lập trở thành áng văn chính luận xúc động lòng người được bộc lộ từ tấm lòng của người viết: đó là tấm lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh

Tấm lòng đó đã truyền vào trong từng lời văn tha thiết, tự hào đanh thép, có sức lay động tới triệu trái tim Việt Nam

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm file PDF hoàn toàn miễn phí!

Soạn văn 12 bài Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh – (Phần II – Tác phẩm) rất hay bao gồm các phần: Hướng dẫn soạn bài; Kiến thức trọng tâm; Gợi ý luyện tập

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

– Hồ Chí Minh –

(PHẦN II – TÁC PHẨM)

  1. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 – Trang 41)

Bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập:

– Phần 1: Từ đầu đến “…không ai chối cãi được”: Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Phần 2: “Thế mà, …. phải được độc lập”: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

– Phần 3: Còn lại: Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 – Trang 41)

Việc trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả nhằm:

– Tăng sức thuyết phục và là cơ sở pháp lí vững chắc cho bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc: đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba dân tộc ngang hàng nhau; đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa.

– Nghệ thuật “lấy gậy ông đập lưng ông”: Mĩ và Pháp đang có âm mưu xâm lược nước ta. Bác đã dùng chính lí lẽ chính nghĩa của Pháp, Mĩ, dùng chính những lí lẽ thiêng liêng của tổ tiên chúng để đập lại luận điệu xảo trá và ngăn chặn mưu tái xâm lược của bọn thực dân, đế quốc.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 – Trang 42)

* Tác giả vạch trần bản chất tàn bạo, xảo quyệt, tội ác không thể dung thứ của thực dân Pháp bằng lí lẽ sắc bén và dẫn chứng xác đáng:

– Thực dân Pháp kể công “khai hóa”, thực tế chúng “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”:

+ Dẫn chứng cụ thể vạch mặt chúng về chính trị, xã hội, kinh tế,…

+ Đưa ra hình ảnh thực tế đất nước ta “xác xơ, tiêu điều”, nhân dân “nghèo nàn, thiếu thốn”.

+ Điệp từ “chúng” kết hợp với nghệ thuật liệt kê đã tố cáo tội ác chồng chất, thể hiện sự căm thù đối với bọn thực dân.

– Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” nhưng thực tế “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:

+ Mùa thu 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp hèn nhát, vô trách nhiệm: “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”.

+ Khi Việt Minh kêu gọi liên minh chống Nhật: Chúng “thẳng tay khủng bố Việt Minh” khi bỏ chạy còn “nhẫn tâm giết tù chính trị”.

* Tác giả khẳng định quá trình đấu tranh kiên cường để giành lại độc lập của nhân dân ta:

– Nhân dân Việt Nam đứng về phía Đồng minh chống phát xít. Đối với kẻ thù, ta giữ một thái độ khoan hồng, nhân đạo “Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”.

– Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật. Nhân dân ta đứng lên giành độc lập, lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

* Hồ Chí minh dẫn ra hai hội nghị quốc tế lớn là hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn. Trong hai hội nghị đó, các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng thì không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 – Trang 42)

Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh:

– Lập luận: chặt chẽ, thống nhất từ đầu đến cuối (dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc).

– Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc.

– Dẫn chứng: xác thực, lấy ra từ sự thật lịch sử.

– Ngôn ngữ: đanh thép, hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô bộc lộ tình cảm gần gũi.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Mở đầu bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh trích dẫn một cách sáng tạo hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm (1791) làm cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập.

Việc trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả nhằm:

– Tăng sức thuyết phục và là cơ sở pháp lí vững chắc cho bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc: đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba dân tộc ngang hàng nhau; đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa.

– Nghệ thuật “lấy gậy ông đập lưng ông”: Mĩ và Pháp đang có âm mưu xâm lược nước ta. Bác đã dùng chính lí lẽ chính nghĩa của Pháp, Mĩ, dùng chính những lí lẽ thiêng liêng của tổ tiên chúng để đập lại luận điệu xảo trá và ngăn chặn mưu tái xâm lược của bọn thực dân, đế quốc.

Hồ Chí Minh mở đầu bản tuyên ngôn thật súc tích, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, cách trích dẫn sáng tạo để đi đến một bình luận khéo léo, kiên quyết: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

2. Trên cơ sở những nguyên lí về quyền con người và quyền dân tộc đã nêu ở phần đầu, Hồ Chí Minh tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội – giáo dục và đặc biệt là tội ác hai lần bán nước ta cho Nhật.

Đồng thời, tác giả còn khái quát quá trình đấu tranh kiên cường để giành lại độc lập của nhân dân ta. Từ đó, Bác khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam.

3. Dựa trên cơ sở nguyên lí ở phần 1 và cơ sở thực tiễn ở phần 2, Người đi đến một kết luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!” và đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

5. Giá trị của văn bản

* Giá trị lịch sử

– Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta. Đồng thời khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.

– Văn kiện này còn kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.

* Giá trị văn học

– Là một áng văn chính luận mẫu mực của thời đại vô sản (lập luận chặt chẽ; lí lẽ sắc bén; dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục; ngôn ngữ đanh thép, hùng hồn).

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài tập. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 – Trang 42)

Vì ngoài giá trị lịch sử lớn lao, bản Tuyên ngôn Độc lập còn chứa đựng một tình cảm yêu nước thương dân nồng nàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm đó được bộc lộ qua các phương diện:

– Về lập luận: Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả đều chủ yếu dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc nói chung của dân tộc ta nói riêng.

– Về lí lẽ: Sức mạnh của lí lẽ trong bản Tuyên ngôn xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, và trên hết là dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc ta.

– Về dẫn chứng: Những bằng chứng xác thực hùng hồn không thể chối cãi được cho thấy một sự quan tâm sâu sắc của Người đến vận mệnh dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.

– Về ngôn ngữ: Cách sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm yêu thương đối với nhân dân đất nước: ngay từ câu đầu tiên “Hỡi đồng bào cả nước!”; nhiều từ ngữ xưng hô gần gũi thân thiết “đất nước ta”, “nhân dân ta”, “nước nhà của ta”, “Những người yêu nước thương nòi của ta”…