Soạn bài tập vật lý 9 bài 2 năm 2024

Giải bài tập Vật lý lớp 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Vật lý 9 trang 7, 8. Tài liệu giúp các em củng cố kiến thức, giúp luyện giải Lý 9 hiệu quả.

1. Bài C1 trang 7 sgk vật lí 9

Tính thương số U/ I đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.

Hướng dẫn:

Dựa vào bảng số liệu thí nghiệm, tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở rồi so sánh.

Bảng 1

Bảng 2

2. Bài C2 trang 7 sgk vật lí 9

Nhận xét giá trị của thương số U/ I đối với mỗi dây dẫn dựa và với hai dây dẫn khác nhau.

Hướng dẫn:

Giá trị U/ I đối với mỗi dây dẫn là như nhau. Đối với hai dây dẫn khác nhau thì giá trị U/ I là khác nhau.

3. Bài C3 trang 8 sgk vật lí 9

C3. Một bóng đèn lúc thắp sáng có điện trở 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.

Hướng dẫn:

Ta có U = I.R = 0,5.12 = 6 V.

4. Bài C4 trang 8 sgk vật lí 9

C4. Đặt cùng một hiệu điện thế vào đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lướn hơn bao nhiêu lần?

Vật lí 9 Bài 2 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu trong sách giáo khoa bài Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm thuộc chương 1 Điện học.

Soạn Vật lí 9 bài 2 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa gồm cả lý thuyết kèm theo 14 bài tập trắc nghiệm có đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Vật lý lớp 9.

Giải Vật lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

Lý thuyết Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

1. Điện trở của dây dẫn

  1. Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn

- Đối với một dây dẫn nhất định, tỉ số có giá trị không đổi.

- Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số có giá trị khác nhau.

  1. Điện trở

- Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

- Điện trở kí hiệu là R. Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω)

Các đơn vị khác:

+ Kilôôm (kí hiệu là k ): 1 k = 1000

+ Mêgaôm (kí hiệu là M ): 1 M = 1000000

- Công thức xác định điện trở dây dẫn:

Trong đó: R là điện trở (Ω)

U là hiệu điện thế (V)

I là cường độ dòng điện (A)

2. Định luật Ôm

- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Hệ thức biểu diễn định luật:

Trong đó: R là điện trở (Ω)

U là hiệu điện thế (V)

I là cường độ dòng điện (A)

Bài C1 (trang 7 SGK Vật lí 9)

Tính thương số đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.

- Bảng 1: Tùy thuộc vào thí nghiệm. Dưới đây là bảng số liệu để các em tham khảo:

Lần đoHiệu điện thế (V)Cường độ dòng điện (A)10021,50,333,00,644,50,956,01,2

- Bảng 2:

Lần đoHiệu điện thế (V)Cường độ dòng điện (A)12,00,122,50,12534,00,245,00,2556,00,3

Bài C2 (trang 7 SGK Vật lí 9)

Nhận xét giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn và với hai dây dẫn khác nhau.

Gợi ý đáp án

+ Ở mỗi dây dẫn, ta nhận thấy thương số U/I gần như không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hoặc nếu có thay đổi thì thay đổi rất nhỏ do ảnh hưởng của sai số trong quá trình làm thực nghiệm và sai số từ dụng cụ đo, nếu làm thực nghiệm càng cẩn thận và dụng cụ đo có sai số càng nhỏ thì kết quả cho ta thấy rõ thương số U/I sẽ không thay đổi khi U thay đổi.

+ Ở hai dây dẫn khác nhau ta thấy thương sô U/I sẽ khác nhau nếu 2 dây khác nhau, như vậy thương số U/I phụ thuộc vào loại dây dẫn.

Bài C3 (trang 8 SGK Vật lí 9)

Một bóng đèn thắp sáng có điện trở là 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.

Tóm tắt:

R = 12Ω

I = 0,5A

Hỏi U = ?

Gợi ý đáp án

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn: U = I.R = 12.0,5 = 6V

Bài C4 (trang 8 SGK Vật lí 9)

Đặt cùng 1 hiệu điện thế vào 2 đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3 R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Tóm tắt:

U1 = U2 = U

R2 = 3R1

Hỏi I1; I2 cường độ nào lớn hơn?

Gợi ý đáp án

![\begin{aligned} &\left{\begin{array}{l} I_{1}=\frac{U}{R_{1}} \ I_{2}=\frac{U}{R_{2}}=\frac{U}{3 R_{1}} \end{array}\right.\ &\Rightarrow \frac{I_{2}}{I_{1}}=\frac{\frac{U}{3 R_{1}}}{\frac{U}{R_{1}}}\ &\Rightarrow I_{2}=\frac{I_{1}}{3} \Rightarrow I_{1}=3 I_{2} \end{aligned}](////i0.wp.com/tex.vdoc.vn/?tex=%5Cbegin%7Baligned%7D%0A%26%5Cleft%5C%7B%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0AI_%7B1%7D%3D%5Cfrac%7BU%7D%7BR_%7B1%7D%7D%20%5C%5C%0AI_%7B2%7D%3D%5Cfrac%7BU%7D%7BR_%7B2%7D%7D%3D%5Cfrac%7BU%7D%7B3%20R_%7B1%7D%7D%0A%5Cend%7Barray%7D%5Cright.%5C%5C%0A%26%5CRightarrow%20%5Cfrac%7BI_%7B2%7D%7D%7BI_%7B1%7D%7D%3D%5Cfrac%7B%5Cfrac%7BU%7D%7B3%20R_%7B1%7D%7D%7D%7B%5Cfrac%7BU%7D%7BR_%7B1%7D%7D%7D%5C%5C%0A%26%5CRightarrow%20I_%7B2%7D%3D%5Cfrac%7BI_%7B1%7D%7D%7B3%7D%20%5CRightarrow%20I_%7B1%7D%3D3%20I_%7B2%7D%0A%5Cend%7Baligned%7D)

Dòng điện chạy qua dây dẫn thứ nhất có cường độ lớn hơn và lớn hơn ba lần.

Trắc nghiệm Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

Câu 1: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 15V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 300mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 10% so với ban đầu thì cường độ dòng điện chạy qua nó là:

  1. 330mAB.320mAC.350mAD.100mA

Đáp án: A

Câu 2: Đặt hiệu điện thế U như như nhau vào hai đầu điện trở R1, R2, biết R2 = 3R1. Hiệu điện thế qua mỗi điện trở có mối quan hệ như thế nào?

Đáp án: D

Câu 3: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế khi đó cường độ dòng điện là 3A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế và muốn cường độ dòng điện giảm còn 1,5 A thì ta điện trở thay đổi như thế nào?

  1. Tăng 4AB.Tăng 8AC.Giảm 4AD.Giảm 8A

Câu 4: Nội dung định luật Ôm là:

  1. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
  1. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.
  1. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
  1. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây

→ Đáp án C

Câu 5: Biểu thức đúng của định luật Ôm là:

→ Đáp án B

Câu 6: Một dây dẫn có điện trở 50 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

  1. 1500VB. 15 VC. 60VD. 6V

→ Đáp án B

Câu 7. Phát biểu nào đúng khi nói về đơn vị của điện trờ ?

  1. Một Ôm là điện trờ của một dây dãn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1A thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1V.
  1. Một Ôm là điện trờ của một dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1V thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1A.
  1. Một Ôm là dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1A thì tao nên dòng điện không đổi có cường độ 1V.
  1. Một Ôm là dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1V thì tao nên dòng điện không đổi có cường độ 1A

Câu 8. Đặt hiệu điện thế U không đổi giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn, ta thấy giá trị U

  1. Càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn.
  1. Càng lớn nếu cường độ dòng điện qua dây dẫn càng lớn.
  1. Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trờ càng nhó.
  1. Càng lớn với dây dãn nào thì dây đó có điện trờ càng lớn.

Câu 9: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở?

→ Đáp án A

Câu 10: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:

  1. Tính cản trờ dòng điện nhiều hay ít của dây
  1. Tinh cản trờ hiệu điện thế nhiều hay ít của dây
  1. Tính cản trờ electron nhiều hay ít của dây
  1. Tính cản trờ điện lượng nhiều hay ít của dây.

Câu 11: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.

  1. Điện trở
  1. Chiều dài
  1. Cường độ
  1. Hiệu điện thế

→ Đáp án A

Câu 12: Một dây dẫn có điện trở 50 Ôm chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

  1. 1500V
  1. 15V
  1. 60V
  1. 6V

→ Đáp án B

Hiệu điện thế lớn nhất: U = I.R = 0,3.50 = 15V

Câu 13: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

  1. 1A
  1. 1,5A
  1. 2A
  1. 2,5A

→ Đáp án B

Câu 14

Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

Chủ đề