So sánh sẹo lồi và phì đại

Được hiểu là sự phát triển quá mức vượt ra khỏi ranh giới vết thương ban đầu, đặc trưng bởi sự phát triển quá mức collagen.

Một vài đặc điểm của sẹo lồi : chỉ được thấy trên người, có khả năng liên kết di truyền , liên qua đến nồng độ melanocytes, có vùng khu trú : Ngực, vai, cằm, tai, khuỷu tay, cằm….); có thể xảy ra muộn sau chấn thương, không phụ thuộc vết thương bàn đầu , quan trọng hơn là không tự thoái lui hoàn toàn 2. Sẹo phì đại

Được hiểu là sự phát triển quá mức của collagen và không vượt quá giới hạn vết thương ban đầu. Với đặc điểm: được thấy ở người và động vật , không liên quan di truyền, giới tính, tuổi tác, chủng tộc, có thể thấy ở bất kì vùng nào trên cơ thể , có thể phát triển và thoái lui rong 12-18 tháng.

3. Hình thành sẹo

Các vết thương sâu qua lớp tế bào đáy đến lớp trung bì sẽ để lại sẹo. Sẹo lồi, phì đại thường được hình thành sau một vết thương chảy máu, phù nề, viêm dữ dội kéo dài.

4. Điều trị chăm sóc vết thương đề phòng “sẹo xấu”

Làm sạch vết thương: càng sớm càng tốt trong vài giờ đầu tiên( rửa, lấy hết dị vật…) trả lại cấu trúc giải phẫu bình thường ( khâu, cố định mép vết thương nếu cần) băng ép, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Vết thương không được cố định, băng ép…

5. Điều trị

5.1 Cryodestrucion (áp lạnh bằng ni tơ)

Với tỷ lệ tái phát khoảng 51-84% với sẹo lồi, đáp ứng tốt với sẹo phì đại, tác dụng không mong muốn gồm teo da, mất sắc tố

5.2 Tiêm corticosteroid

Chống chỉ định cho các bệnh ung thư, mang thai, cho con bú, viêm loét dạy dày, tá tràng trong giai đoạn cấp. Một đợt điều trị từ vài tháng đến vài năm. Cải thiện khoảng 85-90% các trường hợp. Tác dụng không mong muốn : giãn mao mạch ( 100% sau 3-4 lần tiêm), điều trị hết bằng laser Vbeam, teo da, mất sắc tố có thể mất sau 12 tháng hoặc tồn tại vĩnh viễn

5.3 Phẫu thuật

Với sẹo phì đại cho kết quả tốt

Với sẹo lồi chỉ phẫu thuật đơn thuần tỷ lệ tái phát 85-100% trường hợp, sau khi phẫu thuật nên phối hợp thêm các phương pháp điều trị khác

5.4 Xạ trị

Thường kết hợp với phẫu thuật làm giảm tỷ lệ tái phát, không có chỉ định cho trẻ em, vùng đầu, mặt, ngực

5.5 Băng ép áp lực, dán silicon gel sheet

Duy trì áp lực tại mô sẹo, thương được kết hợp các phương pháp khác, trong thời gian ít nhất 3 tháng 5.6 Laser PDL(Vbeam) kết hợp silicon gel sheet

Có kết quả tốt trong điều trị và sửa sẹo phì đại và sẹo lồi

5.6 Các phương pháp khác

Fluorouracil, Bleomycin, interferon; lăn kim, mài da…..cũng được ứng dụng trong điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại.

Tại Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - BVCTCHNA đang phối hợp các phương pháp điều trị: phẫu thuật, laser, tiêm sẹo kết hợp, băng ép, silicon gel sheet.

Sẹo lồi, sẹo phì đại là 2 dạng phổ biến của sẹo, là kết quả từ sự đáp ứng bất thường của quá trình liền vết thương. Sẹo lồi và sẹo phì đại gây mất thẩm mỹ, có thể gây ngứa khó chịu, đau và co rút trên da làm hạn chế vận động.

Khái niệm và đặc điểm lâm sàng

Sẹo lồi, sẹo phì đại là 2 dạng phổ biến của sẹo, là kết quả từ sự đáp ứng bất thường của quá trình liền vết thương. Sẹo lồi và sẹo phì đại gây mất thẩm mỹ, có thể gây ngứa khó chịu, đau và co rút trên da làm hạn chế vận động.

Sẹo lồi: là sẹo hình thành khoảng 6 tháng sau khi bị thương và trong quá trình vết thương lành, sẹo phát triển lớn hơn vết thương ban đầu, không tự thoái triển do collagen được sản xuất quá mức và tích tụ.

Sẹo phì đại: là sẹo xuất hiện trong vòng 6 tháng bị thương và sẹo thường không phát triển ra bên ngoài vết thương. Tuy cũng do collagen phát triển quá mức nhưng sẹo phì đại có thể tự thoái triển theo thời gian

Đặc điểm lâm sàng của sẹo lồi chủ yếu biểu hiện với các triệu chứng màu đỏ hoặc ngứa, sẹo phát triển xâm lấn vượt ra khỏi ranh giới của tổn thương gốc của da và không có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Sẹo lồi thường xuất hiện ở những vùng dễ bị sang thương và có sức căng lớn như vùng trước ngực, bả vai, trên cánh tay và đặc biệt là khu vực trước xương ức và vùng lưng trên… Sẹo lồi có tỷ lệ tái phát cao sau khi phẫu thuật cắt bỏ sẹo đơn thuần.

Sẹo lồi là bệnh lý lành tính và mang tính chất gia đình. Tuy nhiên, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và đến chất lượng cuộc sống.

So sánh sẹo lồi và phì đại
Hình ảnh sẹo lồi

Phương pháp điều trị

Do cơ chế bệnh sinh của sẹo lồi vẫn chưa rõ ràng nên có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị. Tuy nhiên, chưa có phương pháp nào mang lại hiệu quả khi sử dụng đơn độc.

Điều trị bằng thuốc:

Đó là sử dụng các thuốc Steroid, Interferon, Flurouracil… có tác dụng ức chế làm giảm sinh tổng hợp Collagen và làm cho collagen thoái hóa.

Điều trị phẫu thuật:

Đây là phương pháp điều trị dễ dạng nhất, với những sẹo nhỏ có thể đóng kín trực tiếp, đối với các sẹo có kích thước to và co kéo cần phải cắt bỏ sẹo sau đó che phủ tổn khuyết bằng phương pháp ghép da dày toàn lớp hoặc chuyển vạt tại chỗ.

Nếu sử dụng phương pháp phẫu thuật đơn thuần thì tỷ lệ tái phát khá ca là khoảng 80% .

Điều trị phóng xạ:

Cần được kết hợp với phương pháp phẫu thuật để ngăn chặn tái phát sau khi cắt bỏ sẹo lồi, lưu ý những tác dụng phụ đó là biến chứng ung thư da.

Điều trị bằng phương pháp Laser:

Đối với phương pháp này chủ yếu điều trị thành công trong trường hợp sẹo lồi ở giai đoạn sớm.

Phương pháp sinh lý và băng ép Silicon:

Phương pháp này được sử dụng thêm vào trong quá trình điều trị sẹo lồi sau phẫu thuật ngăn chặn sự tái phát.

So sánh sẹo lồi và phì đại
Sẹo lồi vùng vai phải trước và sau điều trị
So sánh sẹo lồi và phì đại
Sẹo lồi vùng dái tai phải trước và sau điều trị
So sánh sẹo lồi và phì đại
Sẹo lồi vùng dái tai phải trước và sau điều trị

Hiện nay, tại khoa Chấn thương II – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã áp dụng biện pháp điều trị sẹo lồi bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với điều trị tiêm thuốc chống sẹo ngay sau khi phẫu thuật và băng ép vết mổ để giảm tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật.