So sánh lãi suất chứng chỉ tiền gửi năm 2024

BNEWS Do tính chính dài hạn và cố định thời hạn gửi, chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm và được ngân hàng sử dụng để huy động vốn dài hạn.

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ có giá, được các ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Trên thực tế, loại giấy tờ này có giá trị như một quyển sổ tiết kiệm để thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đó. Sổ tiết kiệm cũng là giấy tờ do ngân hàng cấp nhưng chỉ nhằm mục đích xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản (tiền) gửi tại ngân hàng đó.

Chứng chỉ tiền gửi khác gì tiền gửi tiết kiệm?

Do tính chính dài hạn và cố định thời hạn gửi, chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm và được ngân hàng sử dụng để huy động vốn dài hạn. Ngoài ra, khác với sổ tiết kiệm khi người gửi chỉ có thể cầm cố, chứng chỉ tiền gửi còn cho phép khách hàng chuyển nhượng theo quy định của ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi là sản phẩm đầu tư không rủi ro, được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính lớn. Cũng tương tự gửi tiết kiệm, gốc và lãi sẽ được đảm bảo trong suốt thời hạn chứng chỉ. Tuy vậy, dù lãi suất của chứng chỉ tiền gửi cao hơn gửi tiết kiệm nhưng tính thanh khoản lại không cao. Chứng chỉ tiền gửi không được rút hoặc tất toán trước hạn, hoặc nếu có phải qua nửa kỳ hạn (tùy quy định ngân hàng). Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm có thể rút tiền dễ dàng khi đến hạn hoặc rút một phần trước hạn.

Chứng chỉ tiền gửi có những loại nào?

Hiện nay, có 3 loại chứng chỉ tiền gửi chính, bao gồm: - Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có mang tên người sở hữu. - Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ không mang tên người sở hữu. Khi đó, quyền sở hữu chứng chỉ sẽ thuộc về người nắm giữ. - Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ không được quyền chuyển nhượng, thường sẽ bán theo mệnh giá và lĩnh lãi vào ngày đáo hạn. Dù là chứng chỉ tiền gửi hay tiền gửi tiết kiệm cũng đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì thế, nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi mua, cần tính tới các rủi ro tài chính đột xuất.

Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng nào cao nhất?

Hiện, SeABank đang là ngân hàng có mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao nhất thị trường lên tới 8,55%/năm cho kỳ hạn 18 tháng. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng trong thời gian từ 3/10 đến 14/10. Vietcapital Bank cũng ra mắt chứng chỉ tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức với lãi suất lên đến 8,4%/năm với kỳ hạn 18 tháng. Còn chứng chỉ tiền gửi các kỳ hạn 6 tháng; 9 tháng; 12 tháng và 15 tháng có lãi suất lần lượt là 7,5%/năm; 7,8%/năm; 8%/năm; 8,2%/năm. So với biểu lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng này, lãi suất chứng chỉ tiền gửi đang cao hơn khoảng 1,1-1,4%/năm tùy theo sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại quầy hay online. Một số ngân hàng khác cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao như Sacombank với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 7 năm; SHB 8,1%/năm kỳ hạn 8 năm; ABBank 7,57%/năm kỳ hạn 60 tháng.../.

\>>Đường đua lãi suất thêm "nóng"

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin cần biết về loại hình này, từ tính năng đến lợi ích. Bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm và ra quyết định đầu tư một cách thông minh

1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Tại đây 5 dịch vụ chuyển tiền nhanh, miễn phí vào tài khoản ngân hàng. Tại đây

5. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng chứng chỉ tiền gửi cũng có mặt hạn chế

Trước khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư nên tìm hiểu về những lợi ích và rủi ro mà phương thức đó mang lại. Dưới đây là ưu và nhược điểm của phương thức tiền gửi này mà bạn cần lưu ý:

5.1 Ưu điểm

Có mức độ an toàn cao: Bởi vì tiền của người gửi được bảo đảm bởi tổ chức tài chính lớn. Điều này có nghĩa là người gửi không phải lo lắng về việc mất tiền trong trường hợp ngân hàng phá sản hoặc gặp rủi ro khác.

Cung cấp lợi suất tốt hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường: Lợi suất của phương thức này thường cao hơn do người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này cho phép tổ chức tài chính sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư vào các cơ hội sinh lợi khác để kiếm lợi nhuận.

Có tính linh hoạt đối với người gửi: Người gửi có thể lựa chọn thời hạn và số tiền gửi tùy theo nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, CD có thể được sử dụng làm tài sản đảm bảo khi đăng ký vay vốn với ngân hàng.

Việc đầu tư đơn giản và tiện lợi: Người gửi không cần phải làm các thủ tục phức tạp như đầu tư vào chứng khoán hay các sản phẩm tài chính phức tạp khác. Họ chỉ cần gửi tiền và nhận lại lợi suất vào cuối kỳ hạn.

5.2 Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng phương thức gửi tiền này cũng có một số nhược điểm cần được lưu ý như:

  • Không có tính thanh khoản cao: Người gửi phải cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận lợi suất cao hơn. Trong trường hợp cần rút tiền trước thời hạn, người gửi sẽ bị phạt một khoản tiền lớn hoặc không được hưởng lợi suất như mong đợi.
  • Lợi suất có thể thấp hơn so với một số sản phẩm tài chính khác như chứng khoán hoặc quỹ đầu tư: Điều này có nghĩa là những người đầu tư muốn kiếm lợi nhuận cao hơn có thể cân nhắc các sản phẩm tài chính khác.
  • Có tính chất không linh hoạt: Người gửi phải cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian cụ thể, vì vậy họ không thể sử dụng số tiền đó để đáp ứng các chi phí khẩn cấp hoặc nhu cầu tài chính khác.
  • Có nguy cơ mất giá vì lạm phát: Nếu lạm phát tăng lên, lợi suất của phương thức này có thể không đủ để bù đắp cho giá trị tiền giảm sút do lạm phát.

6. Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Hình thức chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm có sự khác biệt

Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm đều là các sản phẩm tài chính được cung cấp bởi các tổ chức tài chính như ngân hàng hoặc hợp tác xã tín dụng. Tuy nhiên, cả hai loại đều có những khác biệt sau:

Chứng chỉ tiền gửi Sổ tiết kiệm Thời hạn Có thời hạn gửi tiền nhất định và kỳ hạn dài hay trung hạn. Thời hạn có thể linh hoạt hơn như: Thời hạn ngắn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng; Thời hạn dài từ 12 tháng, 36 tháng… Lợi suất Lợi suất cao hơn tùy theo đợt và ngân hàng. Tiền gửi lâu dài sẽ có lợi hơn. Lợi suất thường thấp hơn. Mức độ % lãi suất tùy vào số tiền gửi tại các ngân hàng khác nhau và tùy kỳ hạn. Tính thanh khoản Tính thanh khoản thấp. Người gửi tiền cần cam kết gửi tiền trong thời gian nhất định để nhận lợi suất cao. Nếu muốn rút tiền hoặc tất toán trước hạn phải cam kết đã qua nửa kỳ hạn (Tùy theo quy định của mỗi ngân hàng). Có tính thanh khoản cao. Người gửi tiền có thể rút tiền mà không phải chịu phạt hoặc mất lợi suất nếu thực hiện sau khi đủ thời hạn quy định. Phí và chi phí Có các khoản phí phạt cao khi người gửi tiền rút tiền trước thời hạn hoặc khi không hoàn thành cam kết. Có ít hơn các khoản phí phạt này.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về chứng chỉ tiền gửi. Để gửi tiền tiết kiệm an toàn và dễ dàng hơn, hãy tải ngay ứng dụng mobile banking MyVIB ngay từ bây giờ nhé!

Search news,Search

Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1800 8180

Chủ đề