So sánh công an xã với công an phường năm 2024

(LSVN) - Tại dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở, Bộ Công an đã đề xuất thống nhất công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố và tổ trưởng, tổ phó dân phòng thành một lực lượng có tên gọi là "lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở".

Ảnh minh họa.

Cụ thể, Bộ Công an đang chủ trì soạn thảo dự án Luật Lực lượng tham gia ANTT ở cơ sở. Trong đó đề xuất thống nhất công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố và tổ trưởng, tổ phó dân phòng thành một lực lượng có tên gọi là "lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở".

Cũng theo dự thảo Luật, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, đủ tiêu chuẩn và có đơn đề nghị tham gia thì được xem xét, tuyển chọn. Lực lượng này được trang bị công cụ hỗ trợ, sổ sách, phương tiện, thiết bị cần thiết; sử dụng trang phục, huy hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận… để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở do chủ tịch UBND cấp xã công nhận chức danh; có nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ lực lượng công an trong công tác bảo đảm ANTT, an toàn xã hội trên địa bàn cấp xã.

Ngoài ra, theo đề xuất của Bộ Công an, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được quyền bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã; tham gia phối hợp, hỗ trợ lực lượng chức năng truy bắt người phạm tội đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đang lẩn trốn trên địa bàn. Khi bắt giữ, lực lượng sẽ tước vũ khí, hung khí của người bị bắt, bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, bảo vệ hiện trường và giải ngay người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật...

(HNMO) - Chiều 12-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, với tổng số 469/466 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 93,99% (tính trên tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố tụng hình sự.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố tụng hình sự.

Cụ thể, Luật mới sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 146 như sau: “Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền”.

Đồng thời, bổ sung điểm c vào sau điểm b, khoản 1, Điều 148 như sau: “Không thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan quy định chi tiết điểm này”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 155 như sau: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 8, Điều 157 như sau: “Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết không yêu cầu khởi tố”.

Bổ sung điểm d vào sau điểm c, khoản 1, Điều 229 như sau: “Khi không thể kết thúc điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn điều tra. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan quy định chi tiết điểm này”.

Bổ sung điểm d vào sau điểm c, khoản 1, Điều 247 như sau: “Khi không thể tiến hành các hoạt động tố tụng để quyết định việc truy tố vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan quy định chi tiết điểm này”.

Sửa đổi, bổ sung Điều 44 của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13 như sau: “Điều 44. Trách nhiệm của công an xã, phường, thị trấn, đồn công an. Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt lên cơ quan công an cấp trên trực tiếp hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền”.

Chủ đề