So sánh chất lượng điều việt nam và trung quốc

Ngày 16/6, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Số sầu riêng này được thu hoạch từ 6 vùng trồng và 6 cơ sở đóng gói đã được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Dự kiến trong năm 2023, Đồng Nai sẽ xuất khẩu 20.000 tấn sầu riêng sang Trung Quốc từ 11 vùng trồng với tổng diện tích 820 ha.

Vốn được coi là “thủ phủ” của trái sầu riêng, việc được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là tín hiệu rất vui cho việc tiêu thụ trái sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trước chiều 15/6, 56 tấn vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Ga đường sắt liên vận quốc tế Kép (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Đây là lần đầu tiên vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu qua đường sắt sang thị trường Trung Quốc.

Huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) là vùng trồng cây ăn quả trọng điểm của tỉnh và khu vực phía Bắc với hơn 28.000 ha cây ăn quả các loại, trong đó cây trồng chủ lực là vải thiều có tổng diện tích trên 17.000 ha sản xuất chuyên canh. Trong khi đó, nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của vải thiều Lục Ngạn. Khi được xuất khẩu bằng đường sắt sang Trung Quốc, sẽ mở rộng kênh tiêu thụ và phương thức vận tải để vải thiều hiện diện tốt hơn ở Trung Quốc.

5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 20,26 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với dân số 1,41 tỷ người và thu nhập bình quân năm 2022 đạt 13.800 USD/người, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản lớn và tiềm năng. Theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, gần gũi về địa lý, có chung đường biên nên lợi thế về vận chuyển với thời gian ngắn, chi phí thấp, phương thức vận tải đa dạng. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất như thủy sản, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ, gia cầm,… được cho là lợi thế không nhỏ đối với nông sản Việt.

Ngoài ra, Trung Quốc có hệ thống đường bộ rất thuận lợi cho nước ta xuất nhập khẩu hàng hóa. Hiện, 70% các sản phẩm nông sản của Việt Nam đi bằng đường bộ sang Trung Quốc, đây là cửa ngõ để chúng ta đưa nông sản vào sâu trong nội địa của Trung Quốc và cũng là lợi thế lớn để đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu nông sản trong thời gian tới.

Để xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc được bền vững

Nông sản Việt còn nhiều tiềm năng ở thị trường Trung Quốc.

Ông Đỗ Nam Trung, Tổng lãnh sự Việt Nam tại thủ phủ Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) đánh giá, năm 2023, khi tình hình dịch bệnh không còn căng thẳng, giao thương giữa hai nước được dự báo sẽ phát triển hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn cần tháo gỡ.

Đầu tiên phải nhắc tới xu hướng giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Tình hình thông quan sau đại dịch vẫn chưa đạt được thông suốt như trước đó. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý hai bên trong tạo thuận lợi hóa tối đa cho doanh nghiệp chưa được thông suốt, kịp thời.

Vấn đề khác cũng được Tổng lãnh sự đưa ra là một số mặt hàng nông sản, trái cây tiềm năng chưa được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Đó là bưởi, bơ, na, roi, dừa, thảo quả, dứa.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit cho biết, trước đây, doanh nghiệp Việt bán hàng sang Trung Quốc chủ yếu lấy số lượng, nhưng giờ phải chú trọng chất lượng. Trung Quốc đang xây dựng lộ trình từ năm 2025 siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch từ Việt Nam và đến 2028 tất cả hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc phải theo đường chính ngạch.

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính. Thị trường Trung Quốc giờ đây đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận an toàn… không thua gì Nhật Bản, Hàn Quốc.Trung Quốc đang xây dựng lộ trình đóng biên, dần loại bỏ hoàn toàn xuất khẩu tiểu ngạch, thực sự là một thách thức với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Hiện ngoài mặt hàng chuối được xuất khẩu chính ngạch, còn lại hầu hết trái cây, nông sản như mít, sầu riêng, khoai lang… của Việt Nam đều sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Đã đến lúc, doanh nghiệp, nông dân phải gắn với thị trường, lấy yêu cầu của thị trường làm mệnh lệnh sản xuất để tìm được chỗ đứng tại Trung Quốc.

Chưa kể, nhu cầu xuất nhập khẩu nông sản của hai bên rất lớn song hạ tầng biên giới đang bị quá tải. Do đó, bên cạnh việc tạo điều kiện thông thương, cần phải quan tâm đầu tư cho hạ tầng để đáp ứng được yêu cầu xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, đa dạng phương thức vận chuyển, tăng vận chuyển qua đường sắt cũng là giải pháp quan trọng để tăng hiệu quả xuất nhập khẩu giữa hai bên.

Chỉ rõ điểm hạn chế trong chuỗi cung ứng hiện nay, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, chúng ta phải xác lập một chiến lược làm ăn bài bản với thị trường Trung Quốc. Hiện nay, thị trường Trung Quốc không phải chỉ có ở khu vực giáp biên là tỉnh Quảng Tây hay tỉnh Vân Nam mà phải xác định là tiến vào những địa phương sâu hơn nữa trong lục địa. Ví dụ như là tiến đến các tỉnh, các khu vực như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân hoặc các tỉnh ở phía tây như Tứ Xuyên, Trùng Khánh…

Muốn như vậy chúng ta phải hiểu rõ thị trường và phải làm việc được với các mạng lưới phân phối ở thị trường Trung Quốc. Đây là điều mà một số doanh nghiệp Việt Nam đã làm được. Tuy nhiên, chưa phải là nhận thức chung của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.

“Do đó, để chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch thì chúng ta rất cần phải thay đổi trong tư duy về làm ăn với Trung Quốc. Thay vì tư duy nhỏ lẻ, bán hàng tại chợ biên giới, thì phải làm ăn với các thương nhân lớn và các chuỗi phân phối của Trung Quốc. Để làm được điều đó thì chúng ta phải tìm hiểu và đáp ứng được những yêu cầu của thị trường mà phía Trung Quốc đưa ra”, ông Hải khuyến cáo.

Chủ đề