So sánh bệnh viện công và tư

công nghỉ việc. Nhiều sinh viên mong muốn làm ở bệnh viện tư vì mức lương hấp dẫn, môi trường làm việc năng động. Số khác vẫn muốn cống hiến ở bệnh viện công và mong có những thay đổi tích cực về mức đãi ngộ.

So sánh bệnh viện công và tư
Sinh viên trường Y nói gì trước câu hỏi: “Ra trường chọn bệnh viện công hay bệnh viện tư?”. Ảnh: LĐO

Vẫn mong muốn làm việc tại bệnh viện công

Y tế là một ngành đào tạo đặc thù, mất nhiều thời gian hơn các ngành học khác. Để có thể cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp và tự tin hành nghề, một sinh viên trường Y sẽ mất trung bình từ 6-8 năm. Không những vậy, để hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành Y cần kiên trì và trợ cấp từ gia đình.

Quá trình học tập kéo dài, nhưng mức thu nhập khởi điểm lại kém tương xứng khiến cho hành trình đến với nghề của sinh viên ngành Y càng thêm gian truân. Nhiều người đã dành thời gian đi tìm đáp án cho câu hỏi: "Ra trường chọn bệnh viện công hay bệnh viện tư?".

Trải lòng về vấn đề này, Hoàng Long - sinh viên chuyên ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội - cho biết, sau thời gian dài suy nghĩ, em đã xác định tư tưởng làm việc và cống hiến ở các bệnh viện công.

"Mỗi người sẽ có những định hướng khác nhau. Khi nghe câu chuyện của rất nhiều nhân viên y tế nghỉ việc bởi mức đãi ngộ chưa thỏa đáng, bản thân em cũng lo lắng và băn khoăn nhiều. Đã có lúc em chán nản, muốn từ bỏ bởi việc học tập quá áp lực nhưng thật may vẫn giữ được “lửa” nhiệt huyết như ban đầu.

Em sẽ cố gắng để được làm việc tại bệnh viện công vì ở đó có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, em sẽ có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi nhiều kiến thức. Em cũng thích sự ổn định” - nam sinh bộc bạch.

Vấn đề Long lo lắng nhất là bản thân có đủ năng lực, đủ giỏi để “bám trụ” ở các bệnh viện trong các thành phố lớn hay không? Theo em, sinh viên y khoa nào cũng cần những năm đầu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để chắc về kiến thức và vững về chuyên môn. Khi bản thân là một bác sĩ giỏi, vấn đề lương thưởng và phụ cấp chắc chắn sẽ được cải thiện.

Đồng quan điểm, Nguyễn Ngọc - sinh viên Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam - cho biết, bệnh viện công vẫn là lựa chọn hàng đầu của em.

"Tuy nhiên, trong thời gian tới, bệnh viện công cần đảm bảo thu nhập và có chế độ đãi ngộ tốt, đảm bảo được sự an toàn về thể chất cũng như tinh thần cho các y bác sĩ.

Chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn và cần xin phụ cấp nhiều từ gia đình. Nhưng khi tay nghề và kinh nghiệm tốt hơn, có điều kiện em sẽ mở thêm phòng khám riêng để kiếm thêm thu nhập” - Ngọc nói.

So sánh bệnh viện công và tư
Nguyễn Ngọc - sinh viên Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam. Ảnh: NVCC

Tìm kiếm cơ hội ở các bệnh viện tư

Còn Bạch Đức - sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên - lại cho rằng “không thể cống hiến với tinh thần rệu rã và cái bụng rỗng”. Nam sinh mong muốn tìm kiếm những cơ hội phát triển tại các bệnh viện tư.

"Vẫn là câu chuyện bác sĩ ở bệnh viện công liên tục chuyển việc vì thu nhập thấp, công việc căng thẳng. Với mức đãi ngộ như vậy, những sinh viên mới ra trường như chúng em sẽ vô cùng chật vật và khó khăn. Chỉ còn cách chuyển sang viện tư với hy vọng có nguồn thu nhập cao hơn để trang trải cuộc sống” - Đức chia sẻ.

So sánh bệnh viện công và tư
Bạch Đức - sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Ảnh: NVCC

Lựa chọn này xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nam sinh cho biết, bố mẹ quanh năm làm lụng vất vả bán củ sắn, củ khoai tích góp từng đồng để nuôi con học Y gần chục năm trời. Em mong muốn có một công việc ổn định để bố mẹ yên tâm.

"Em thương bố mẹ lắm. Nên em mong muốn có mức lương cao hơn để tự lo cho bản thân rồi gửi tiền về cho gia đình. Môi trường ở viện tư năng động, thoải mái, trang thiết bị hiện đại rất phù hợp với những người trẻ như em” - nam sinh tâm sự.

Một số sinh viên khác cho rằng, bệnh viện công hay bệnh viện tư đều khám chữa bệnh phục vụ người dân. Do vậy, sinh viên ra trường làm ở đâu cũng có thể phát triển bản thân, miễn là được làm việc cứu người và đảm bảo cuộc sống cho chính mình.

Dù chi phí cao, song ngày càng có nhiều người bệnh tìm đến các phòng khám, bệnh viện tư uy tín để được phục vụ tận tình, chu đáo và hơn hết là tiết kiệm thời gian.

So sánh bệnh viện công và tư
Tầm soát bệnh tim cho bệnh nhi tại Bệnh viện Hoàn Mỹ. Ảnh: T.T

Khi bệnh nhân là “khách hàng”

Gần 15 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng – thành viên của Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ là một trong những bệnh viện tư có mặt rất sớm trên địa bàn Đà Nẵng, không chỉ là lựa chọn của nhiều người dân thành phố mà cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đại diện bệnh viện cho biết, trong vòng 5 năm trở lại đây số lượng bệnh nhân đến với bệnh viện tăng đều.

Với quy mô 257 giường bệnh, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận hơn 200.000 lượt điều trị ngoại trú và 20.000 lượt điều trị nội trú. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chẩn đoán kỹ thuật cao tăng mạnh, điển hình như phẫu thuật nội soi tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh, kỹ thuật chụp DSA tăng hơn 60%/năm… Riêng Khu Khám và Điều trị theo chuẩn quốc tế được thành lập từ năm 2011 của bệnh viện tiếp nhận gần 30.000 bệnh nhân khám và điều trị theo yêu cầu, khám sức khỏe cho người đi du học, lao động nước ngoài, người lao động nước ngoài tại Việt Nam, tư vấn và bảo lãnh viện phí.

Đi sau Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ, Bệnh viện đa khoa Gia Đình, tiền thân là Trung tâm bác sĩ Gia Đình, cũng là một trong những bệnh viện tư hoạt động có chất lượng trên địa bàn thành phố gần 10 năm nay. Chị Nguyễn Hoàng Tú A. (quận Hải Châu), bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện này bày tỏ sự hài lòng về chất lượng dịch vụ nơi đây: cơ sở vật chất tiện nghi, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là sự quan tâm, ân cần của đội ngũ y bác sĩ... khiến chị thực sự xúc động. “Có lần tôi phải nằm tại khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện gần một tuần, ngoài sự theo dõi của bác sĩ thì luôn có một điều dưỡng túc trực bên cạnh suốt đêm, giúp tôi việc vệ sinh cá nhân mà vẫn vui vẻ động viên tôi”, chị Tú A. kể. Ở bệnh viện tư, bệnh nhân luôn nhận được sự niềm nở, tận tình giải đáp mọi thắc mắc, thủ tục nhanh gọn. Ở hầu hết các bệnh viện tư, bệnh nhân còn là “khách hàng”, mà đã là “khách hàng” thì phải được phục vụ, nên dù chi phí khá đắt, nhưng “cũng đáng đồng tiền bát gạo.

Chia sẻ thêm thông tin về bệnh viện, chị Kim Anh – phụ trách truyền thông Bệnh viện đa khoa Gia Đình cho biết, thật ra, với những người có BHYT thì chi phí khám chữa bệnh tại đây không quá cao. Từ tháng 1-2015, Bệnh viện đa khoa Gia Đình là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại khu vực miền Trung hỗ trợ thanh toán BHYT trái tuyến như đúng tuyến. Với nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, những hỗ trợ, ưu đãi đặc biệt đối với đối tượng khách hàng đặc biệt như sản phụ, bệnh nhi…, lượt người bệnh đến với Bệnh viện đa khoa Gia Đình không ngừng tăng. Hiện nay, mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận khám và điều trị khoảng 700 – 800 người.

Mới đi vào hoạt động chưa đầy 3 tháng, Trung tâm Chẩn đoán y khoa chất lượng cao Thiện Nhân đã thu hút hàng ngàn bệnh nhân tìm đến. BS Ngô Đức Hải, Giám đốc Trung tâm cho biết, Trung tâm là phòng khám đa khoa toàn diện, với thế mạnh thăm khám, chẩn đoán các bệnh về tim mạch, sản phụ khoa, tiêu hóa, hệ thống xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh vượt trội bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại, lần đầu tiên có ở Việt Nam như máy siêu âm sản khoa của hãng GE (Mỹ) Voluson E10 - thế hệ siêu âm sản khoa cao cấp bậc nhất thế giới hiện nay, có khả năng chẩn đoán phát hiện tim thai sớm, chính xác, tầm soát các dị tật thai nhi; máy siêu âm tim 4D giúp chẩn đoán sớm, chính xác các bệnh lý về tim mạch; máy siêu âm đa năng cao cấp LOGIQ S7 Expert của hãng General Electric (Hoa Kỳ) với công nghệ XDclear tiên tiến, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tổng quát, mạch máu ngoại biên, tuyến vú, tuyến giáp...; máy nội soi tiêu hóa tầm soát ung thư Pentax I-Scan-EPK 3000 không đau giúp tầm soát, phát hiện các tổn thương ở bề mặt niêm mạc và đánh giá tổn thương chi tiết hệ tiêu hóa...

Chi phí cao có đồng nghĩa với chất lượng cao?

Đến các phòng khám, bệnh viện tư với chi phí đắt gấp đôi, gấp ba thậm chí hơn các cơ sở, bệnh viện công nên tất yếu, người bệnh sẽ được thụ hưởng chất lượng cao? Trao đổi về vấn đề này, một bác sĩ lâu năm (xin giấu tên) nói, ông không dám lạm dụng từ “chất lượng cao”, đối với nhiều trung tâm, bệnh viện tư chưa có tiếng hoặc có tiếng trên địa bàn thành phố, bởi khái niệm này cần được đánh giá tổng thể, nhiều mặt. Hiện nay, nhiều người hiểu rằng, ở đâu đầu tư máy móc hiện đại thì nghiễm nhiên được gọi đó là nơi khám chữa bệnh chất lượng cao…

Thực ra, máy móc chỉ là một trong nhiều yếu tố. Cần linh hoạt, cẩn trọng, khách quan trong cách hiểu, xem xét, đánh giá chất lượng các bệnh viện. Thật khó để đặt lên bàn cân sòng phẳng đối với hệ thống bệnh viện công và tư. Với những chiến lược đầu tư nghiêm túc và dài hạn, chuyên nghiệp, không phủ nhận, hệ thống bệnh viện, phòng khám tư đã và đang góp phần lớn trong việc nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp phần giảm thiểu sự quá tải của các bệnh viện công.

Song, chúng ta phải nhìn từ bản chất của vấn đề: Trong khi bệnh viện tư làm dịch vụ sinh lời, chỉ phục vụ một bộ phận người dân có điều kiện, thì các bệnh viện công luôn phải đối diện với tình trạng quá tải mỗi ngày. Bác sĩ, nhân viên tại bệnh viện công luôn phải làm việc trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, nên đôi khi, khó có thể đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Bệnh viện tư luôn có nguồn vốn xoay vòng, nguồn thu từ bệnh nhân để tân trang trang thiết bị kỹ thuật, phòng ốc, cơ sở vật chất bệnh viện. Trong khi bệnh viện công ít được đầu tư lại do nguồn vốn ngân sách có hạn…

Bác sĩ Nguyễn Minh Sơn, Trưởng phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế Đà Nẵng), để đánh giá khách quan chất lượng các bệnh viện phụ thuộc nhiều yếu tố. Bộ Y tế phổ biến bộ tiêu chí (gồm 83 tiêu chí) đánh giá xếp hạng các bệnh viện trên toàn quốc, triển khai thí điểm năm nay là năm thứ 3.

Cũng theo bác sĩ Sơn, việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh luôn là nhiệm vụ chủ đạo trong công tác chỉ đạo của lĩnh vực khám, chữa bệnh của ngành y tế thành phố, với tiêu chí “lấy người bệnh làm trung tâm”.

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng, đa số các bệnh viện đã thành lập khoa/tổ quản lý chất lượng (tùy quy mô bệnh viện) nhằm bao quát, giám sát chất lượng các hoạt động trong bệnh viện. Qua đó, các bệnh viện từ huyện trở lên đều có một bộ mặt thay đổi cơ bản, đây cũng là bước quan trọng trong nội dung thay đổi và nâng cao chất lượng bệnh viện, góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh.

Theo thông tin từ Sở Y tế, qua đợt kiểm tra, chấm điểm theo bộ 83 tiêu chí của Bộ Y tế, tại 22 bệnh viện/trung tâm y tế công và tư, tuyến tỉnh và huyện trên địa bàn thành phố hồi cuối năm 2015, các bệnh viện đạt điểm trung bình trên 4.0 gồm Bệnh viện Phụ sản - Nhi, Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Hoàn Mỹ, còn lại phần lớn trên 3.0. Trong đó, các tiêu chí đạt tập trung ở các nội dung hướng đến người bệnh, nguồn nhân lực, hoạt động chuyên môn, cải tiến chất lượng…

Bệnh viện công khác gì bệnh viện tư?

Điểm khác biệt cơ bản giữa bệnh viện tư và bệnh viện công là quyền sở hữu. Bệnh viện tư nhân là bệnh viện thuộc sở hữu và điều hành của một người hoặc nhiều người tự quản lý toàn bộ tài chính. Mặt khác, một bệnh viện công hoàn toàn được vận hành dựa trên kinh phí và tiền của chính phủ.

Bệnh viện tư nhân do ai quản lý?

Bệnh viện tư nhân là bệnh viện được sở hữu và điều hành bởi một cá nhân hoặc tập thể, tổ chức bằng tài chính của họ. Đây là loại hình kinh doanh mà chủ sở hữu sẽ trực tiếp kiểm soát toàn bộ quy trình quản lý, tài chính, nhân viên và những gì thuộc quyền sở hữu của họ.

Bệnh viện và phòng khám khác nhau như thế nào?

Phòng khám có thể được tư nhân điều hành và được quản lý công khai, hình thành do tài trợ, và thường bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ yếu của cộng đồng địa phương, trái ngược với các bệnh viện lớn nơi thực hiện các phương pháp điều trị chuyên ngành và cho bệnh nhân nội trú cho ở lại qua đêm.

Bệnh viện Nhân dân Gia Định là bệnh viện tuyến gì?

Bệnh viện Đa khoa Gia Định là bệnh viện thuộc tuyến huyện, mọi người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký ban đầu tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào trên toàn quốc, đều được tiếp nhận khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa Gia Định với mức hưởng đúng tuyến.