So sánh bảng 1 5 trong spss năm 2024

Sau khi thống kê mô tả cho các thang đo định danh, tỷ lệ hay thứ bậc (như: giới tính, độ tuổi, thu nhập…) thì ta tiếp tục mô tả các thang đo khoảng (như: Thang đo chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ…vv). Một trong những thông số thông dụng là Mean – trung bình cộng. Giả sử bạn dùng thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức như sau: 1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng… 1.81 – 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng… 2.61 – 3.40: Không ý kiến/ Trung bình… 3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng… 4.21 – 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng…

Các bước thực hiện như sau:

Từ thanh công cụ, các bạn chọn Analyze -> Descriptive -> Descriptives…

So sánh bảng 1 5 trong spss năm 2024

Sẽ xuất hiện bảng sau:

So sánh bảng 1 5 trong spss năm 2024

Từ đây, các bạn đánh giá trung bình từng nhóm nhân tố. Lấy ví dụ: Chất lượng sản phẩm (CLSP1, CLSP2, CLSP3, CLSP4), các bạn đưa hết 4 yếu tố chất lượng sản phẩm qua ô Variable(s) và chọn OK. Kết quả từ Output sẽ hiện như sau:

So sánh bảng 1 5 trong spss năm 2024

Các bạn nhận xét dựa vào cột Mean nhé! Chúng ta xem ý nghĩa của các mức đánh giá nằm ở đầu trang web để đánh giá cho các yếu tố này, lần lượt từng yếu khách hàng đang hài lòng về yếu tố nào nhất, chưa hài lòng yếu tố nào nhất và nguyên nhân của sự chênh lệch này là gì nhé, các bịa sao cho hay và hợp lý là được.

Bài viết tóm tắt ưu và nhược điểm của thang đo Likert và Ý nghĩa giá trị trung bình trong thang đo khoảng

Khi phân tích SPSS, bước đầu tiên bạn thường làm là thống kê mô tả, một trong những thông số thông dụng là Mean – trung bình cộng. Bạn nên hiểu rõ ý nghĩa giá trị trung bình của thang đo mà bạn sử dụng (thường là thang đo khoảng – interval scale) để giúp cho việc phân tích số liệu được hợp lý và hiệu quả hơn.

Ý nghĩa giá trị trung bình trong thang đo khoảng

Khi phân tích SPSS, bước đầu tiên bạn thường làm là thống kê mô tả, một trong những thông số thông dụng là Mean – trung bình cộng. Bạn nên hiểu rõ ý nghĩa giá trị trung bình của thang đo mà bạn sử dụng (thường là thang đo khoảng – interval scale) để giúp cho việc phân tích số liệu được hợp lý và hiệu quả hơn. Giả sử bạn dùng thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8

Ý nghĩa các mức như sau: 1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng… 1.81 – 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng… 2.61 – 3.40: Không ý kiến/ Trung bình… 3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng… 4.21 – 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng… THANG ĐO LIKERT LÀ GÌ

Khái niệm thang đo Likert là gì?

Theo Bissonnette (2007), thang đo Likert (Tiếng Anh: Likert Scale) được đặt theo tên của nhà khoa học xã hội người Mỹ Rensis Likert - Người đã phát minh ra phương pháp này vào năm 1932. Thang đo Likert là một thang đo lường hoặc một công cụ được sử dụng trong bảng câu hỏi để xác định ý kiến, hành vi và nhận thức của cá nhân hoặc người tiêu dùng. Đối tượng tham gia khảo sát lựa chọn từ một loạt các câu trả lời có thể cho một câu hỏi hoặc tuyên bố cụ thể dựa trên mức độ đồng ý của họ. Các câu trả lời thường bao gồm "hoàn toàn đồng ý", "đồng ý", "trung lập", "không đồng ý" và "hoàn toàn không đồng ý". Thông thường, các câu trả lời này sẽ được mã hóa bằng số, chẳng hạn như 1 = hoàn toàn đồng ý, 2 = đồng ý…

Thang đo Likert được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội và giáo dục. Trong giao dục, thang đo Likert được dùng trong các bài nghiên cứu khoa học, bài khóa luận, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Các loại thang đo Likert

Có hai loại Thang đo Likert thường được sử dụng là thang đo likert 5 mức độ và 7 mức độ:

Thang đo likert 7 mức độ

Có thể nói, thang đo likert 7 điểm là loại thang đo cổ điển, đã được sử dụng từ năm 1932. Nó cung cấp bảy tùy chọn khác nhau để lựa chọn và được các nhà nghiên cứu sử dụng chủ yếu. Nó cung cấp hai ý kiến ​​ôn hòa cùng với hai thái cực, hai ý kiến ​​trung gian và một ý kiến ​​trung lập cho người được hỏi.

Ưu điểm của thang đo Likert 7 mức độ:

Đây là thang đo chính xác nhất trong số các thang đo Likert. Đồng nghĩa với nó phản ánh tốt hơn đánh giá thực sự của người trả lời. Nó dễ sử dụng hơn và cung cấp nhiều điểm dữ liệu hơn phục vụ cho việc chạy thông tin thống kê.

Hạn chế:

Có sự khác biệt không đáng kể về mặt định lượng trong dữ liệu giữa biến thể trong thang đo 7 điểm và thang đo 5 điểm. Câu trả lời của người trả lời sẽ bị ảnh hưởng bởi các câu hỏi trước đó

Thang đo Likert 5 mức độ là gì?

Hay còn được gọi là thang đo likert 5 điểm. Loại thang đo này cung cấp 5 tùy chọn khác nhau để người trả lời khảo sát lựa chọn. Các lựa chọn bao gồm hai thái cực, hai ý kiến ​​trung gian và một ý kiến ​​trung lập. Thang đo này có thể được sử dụng để đo lường sự đồng ý, khả năng xảy ra, tần suất, tầm quan trọng, chất lượng… Một ví dụ về thang đo Likert 5 điểm thường được sử dụng để đo lường sự hài lòng là: rất hài lòng, hài lòng, trung lập, không hài lòng và rất không hài lòng.

Ưu điểm của thang đo 5 mức độ:

Thang đo 5 mức độ khá đơn giản. Vì vậy nó tương đối dễ hiểu hơn đối với người trả lời.Thang đo 5 điểm rất lý tưởng để đánh giá kết quả của một mẫu lớn người trả lờiĐưa ra năm tùy chọn khác nhau để lựa chọn làm tăng tỷ lệ phản hồi.

Hạn chế:

Khách hàng có những suy nghĩ đa dạng cùng với đó là những cảm nhận và phản ứng khác nhau. Tuy nhiên thang đo này giới hạn chúng chỉ ở năm tùy chọn khác nhau. Do đó Thang điểm 5 không thể đo lường tất cả thái độ đối với một vấn đề. Nó đôi khi không chính xác và thiếu tính khách quan.

Bên cạnh hai loại thang đo Likert đặc trưng này còn có các điểm thang đo Likert khác. Bao gồm: Thang đo Likert 2 điểm, thang đo Likert 3 điểm, thang đo 4 điểm, 6 điểm

Cho đến ngày nay, thang đo Likert đã trở nên phổ biến rộng rãi trong các cuộc khảo sát trực tuyến và được sử dụng trong mọi nghiên cứu, chẳng hạn như mức độ hài lòng của khách hàng, mức độ gắn kết của nhân viên hoặc sự hài lòng của nhân viên… Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Thể hiện mức độ hài lòng của bạn sau khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp A:

1.Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Trung lập 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

Ví dụ 2: Sử dụng thang đo Likert 7 mức độ để khảo sát mức độ hài lòng của công dân Hoa Kỳ với các công việc mà tổng thống đương nhiệm đã làm

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Phần nào không đồng ý 4. Không đồng ý cũng không phản đối 5. Phần nào đồng ý 6. Đồng ý 7. Hoàn toàn đồng ý

Ưu nhược điểm của thang đo Likert là gì?

Ưu điểm:

Thang đo Likert là một phương pháp thu thập dữ liệu thực tế và dễ tiếp cận. Nó bao gồm các ưu điểm sau:

Thân thiện với người dùng: Không giống như câu hỏi mở, thang đo Likert kết thúc đóng và không yêu cầu người trả lời đưa ra ý tưởng hoặc phản biện cho ý kiến ​​của họ. Điều này giúp người trả lời điền vào nhanh chóng và có thể dễ dàng thu thập dữ liệu từ các mẫu lớn.Dễ dàng báo cáo: Khi người tạo khảo sát có xu hướng làm việc xung quanh dữ liệu định lượng, thì việc truyền đạt kết quả của người trả lời sẽ dễ dàng hơn.Lựa chọn trả lời trung lập: Vì một cuộc khảo sát theo thang điểm Likert liên quan đến việc sử dụng thang điểm, người trả lời có thể trả lời trung lập nếu họ chọn làm như vậy.Phương pháp khảo sát tiết kiệm thời gian: Cuối cùng, thật dễ dàng để thực hiện các loại khảo sát này vì chúng không tốn nhiều thời gian.

Ưu nhược điểm của thang đo Likert

Nhược điểm:

Phản hồi thiên vị: Do thành kiến về mong muốn xã hội, mọi người thường có xu hướng tránh lựa chọn những mục cực đoan.Người tham gia khảo sát không chú ý: Trong thang đo Likert với nhiều câu hỏi, người trả lời có thể cảm thấy buồn chán và mất hứng thú. Họ có thể lựa chọn các câu trả lời một cách lơ đãng, mất tập trung bất kể cho cảm xúc thực sự của họ là gì.Hạn chế về sự lựa chọn: Vì các câu hỏi trong thang đo Likert thuộc dạng câu hỏi đóng, người trả lời đôi khi phải chọn câu trả lời phù hợp nhất ngay cả khi nó có thể không phản ánh chính xác thực tế.

Khi nào sử dụng bảng câu hỏi thang đo Likert

Trong nghiên cứu, có rất nhiều loại câu hỏi khảo sát, làm thế nào để bạn biết khi nào bạn nên sử dụng thang đo Likert?

Thang đo Likert rất phù hợp để đào sâu vào một chủ đề cụ thể để tìm hiểu một cách chi tiết hơn, sâu hơn về những gì mọi người nghĩ về nó. Vì vậy, hãy nghĩ đến việc sử dụng các câu hỏi khảo sát của Likert bất kỳ lúc nào bạn cần tìm hiểu thêm về:

- Để đánh giá sự quan tâm đến một sản phẩm sắp ra mắt hoặc tiềm năng.

- Để đo lường trải nghiệm

- Để tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng.

- Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng…

Trên đây là toàn bộ những kiến thức giải đáp xoay quanh khái niệm "thang đo Likert là gì", hy vọng nó sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho bạn trong học tập và thực hiện các đề tài khóa luận, luận văn.