Đánh giá mạng lưới phân phối thuốc ở việt nam năm 2024

Ngành dược Việt Nam được phân vào nhóm các nước phát triển trên thế giới, có tốc độ phát triển vào loại nhanh nhất trong khu vực châu Á với mức tăng trưởng khoảng 14,6% trong giai đoạn 2010 – 2015 và duy trì ít nhất 14% đến năm 2025

Cả nước có 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm ( bao gồm trong nước và cả FDI), khoảng 194 nhà máy sản xuất trong đó 158 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP – WHO.

Nhu cầu đáp ứng cho người dân đạt 52,5% , còn lại là nhập khẩu từ các nước khác

6 HÌNH THỨC CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

1.Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp dược Việt Nam ( hệ thống phân phối thuốc) được chia làm 3 nhóm chính:

  • Nhóm sản xuất: Bao gồm các nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất dược phẩm, các công ty dược nội địa, các công ty dược FDI.
  • Nhóm phân phối: Bao gồm các nhà phân phối sỉ, phân phối lẻ nội địa và nước ngoài, hệ thống chợ sỉ.
  • Nhóm bán lẻ: Bao gồm bệnh viện, nhà thuốc, các phòng mạch tư nhân… Đây là nhóm trực tiếp phân phối thuốc tến tay người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị.
    Đánh giá mạng lưới phân phối thuốc ở việt nam năm 2024
    phân phối dược phẩm

3 thành phần tham gia chính trong hệ thống phân phối dược phẩm Việt Nam

Đánh giá mạng lưới phân phối thuốc ở việt nam năm 2024
phân phối dược phẩm

Chuỗi giá trị ngành công nghiệp dược Việt Nam

Đánh giá mạng lưới phân phối thuốc ở việt nam năm 2024
phân phối dược phẩm

Các thành phần tham gia chính trong hệ thống phân phối tại Việt Nam gồm:

Nguồn nguyên liệu tiêu thụ 60.000 tấn các loại nhưng có đến 80% – 90% dược phải nhập khẩu ( 51,4% đến từ Trung Quốc, 18,3% nhập từ Ấn Độ)

Nguyên liệu đông dược: Có đến 90% nguồn nguyên liệu đông dược sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc do nguồn cung tại Việt Nam không đủ đáp ứng và nhiều loại thảo dược không thể trồng tại Việt Nam do khí hậu không phù hợp. 10% nguyên liệu còn lại chủ yếu tập trung vào các loại thảo dược khá phổ biến tại Việt Nam như Artiso, Đinh Lăng, Cam Thảo, Cao Ích Mẫu, Diệp Hạ Châu

Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm ngoài việc tự sản xuất các sản phẩm công ty và kinh doanh, họ có thể đảm nhận gia công hay nhượng quyền cho các công ty trong và ngoài nước.

GIA CÔNG: gia công là thực hiện gia công một, một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình sản xuất thuốc (nhận nguyên liệu, công đoạn chế biến, đóng gói kể cả đóng gói vào bao bì cuối cùng và dán nhãn). Đây là hình thức sản xuất khá phổ biến tại Việt Nam, thường xảy ra giữa các doanh nghiệp dược quy mô nhỏ và các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm quy mô lớn.

Doanh thu từ loại hình sản xuất này thường được ghi nhận trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp dưới dạng doanh thu từ cung cấp dịch vụ, doanh thu khác… và thường chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu doanh thu. Chất lượng sản phẩm trong hoạt động gia công thường có sự biến động rất lớn và phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu của bên đặt gia công

SẢN XUẤT NHƯỢNG QUYỀN: Đây là một hình thức gia công cao cấp, trong đó, đơn vị nhượng quyền sản xuất thường là các tập đoàn dược phẩm lớn nước ngoài, mục đích là muốn sản xuất các loại thuốc của họ ngay tại thị trường Việt Nam với chi phí thấp hơn so với thuốc nhập khẩu, phù hợp với mặt bằng giá cả tại Việt Nam và vẫn đảm bảo được chất lượng hiệu quả như thuốc nguyên bản. Doanh nghiệp sản xuất nhượng quyền phải đáp ứng các yêu cầu về nhà máy, trình độ sản xuất, bảo quản…

Tập đoàn nhượng quyền sẽ chuyển giao toàn bộ bí quyết công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp (phải ký hợp đồng bảo mật). Giá thành các dược phẩm nhượng quyền sẽ thấp hơn khoảng 30% so với dược phẩm gốc.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa thuốc gia công và thuốc sản xuất nhượng quyền là chất lượng dược phẩm. Một số các doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất nhượng quyền mạnh tại Việt Nam: Imexpharm, Pymerpharco, Savipharm, Bidiphar, OPV… Biên lợi nhuận của hoạt động gia công dao động trong khoảng 1 – 10% tùy theo mức độ phức tạp. Biên lợi nhuận của hoạt động sản xuất nhượng quyền dao động trong ngưỡng 20 – 30%

2. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI THUỐC

Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan. Cụ thể, hệ thống phân phối tại Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia chính như sau:

2.1. Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp.

  • Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước: Dược phẩm TW 1 (CPC1); Dược phẩm TW2 (Codupha), Dược phẩm Đông Á…
  • Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân: Dược phẩm Đô Thành, Dược phẩm Đông Đô….
  • Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài: Diethelm Keller Siber Hegner (Thụy Sĩ), Zeullig Parma (Singapore); Megalife Science (Thái Lan)…

2.2. Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối: Traphaco, Sao Thái Dương. Dược Hậu Giang, Domesco…

2.3. Hệ thống chợ sỉ

2.4. Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân

2.5. Hệ thống nhà thuốc

2.6. Hệ thống phòng mạch (phòng khám bệnh) tư nhân

3 nhà phân phối sỉ lớn lớn nhất tại Việt Nam là Zuellig Pharma (Thụy Sĩ), Diethelm Vietnam (Singapore), Mega Products (Thái Lan) đã nắm giữ đến khoảng 40% thị phần. Ngoài ra, còn có hơn 304 nhà phân phối nước ngoài sỉ khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với khoảng 897 nhà phân phối trong nước đang chiếm thị phần còn lại.

Trên thực tế, nắm quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng lưới phân phối dược phẩm tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại Tp.HCM ( Chợ sỉ Tô Hiến Thành, Chợ Lý Thường Kiệt ) và Hà Nội ( chợ Láng Hạ và chợ Ngọc Khánh) . Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam.

Để tổng quát hóa quá trình và đường đi của thuốc tại Việt Nam, sử dụng mô hình ma trận bên dưới với một số điểm chính như sau:

Thuốc sản xuất tại Việt Nam, nhóm thuốc này đến được tay bệnh nhân thông qua 4 con đường sau:

Đánh giá mạng lưới phân phối thuốc ở việt nam năm 2024

Thuốc nhập khẩu chính ngạch, nhóm thuốc này đến tay bệnh nhân qua 3 con đường sau:

Đánh giá mạng lưới phân phối thuốc ở việt nam năm 2024
phân phối dược phẩm

Các thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, thuốc lậu (mũi tên màu cam): Nhóm thuốc này chủ yếu đi qua kênh chợ sỉ rồi phân phối cho các nhà thuốc/phòng mạch hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng có nhu cầu.

Đánh giá mạng lưới phân phối thuốc ở việt nam năm 2024
phân phối dược phẩm

Nhìn chung, các loại dược phẩm tại Việt Nam đang phải qua nhiều tầng nấc phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, giá thành người bệnh phải chi trả thực tế có thể cao hơn nhiều lần giá thành xuất xưởng của các nhà sản xuất.

Các loại thuốc nhập khẩu vẫn chưa được cơ quan quản lý kiểm soát giá cả một cách hiệu quả do sự bắt tay giữa một số doanh nghiệp nắm thị phần chi phối thị trường như Zuellig Pharma, DKSH, Mega Products (hơn 40% thị phần cả nước) với công ty mẹ ở nước ngoài. Nạn thuốc giả, thuốc nhái, thuốc kém chất lượng vẫn còn tồn tại song song với sự tồn tại của hệ thống chợ sỉ tại Tp.HCM và Hà Nội.

Hệ thống chợ sỉ này vẫn sẽ tồn tại trong thời gian sắp tới do chưa có kênh trung gian nào hiệu quả hơn để thay thế

3. KÊNH BỆNH VIỆN (ETC)

Đây là kênh chủ lực mà tất cả các nhà sản xuất dược phẩm cũng như nhà phân phối nhắm đến. Nguyên nhân chủ yếu do:

  • Số lượng tiêu thụ lớn nhất trong tất cả các kênh.
  • Bệnh nhân không có quyền và không đủ kiến thức để mặc cả giá thuốc, chủng loại và hoàn toàn phụ thuộc cũng như chấp nhận phác đồ điều trị và toa thuốc của bác sĩ. · Là kênh quảng bá hiệu quả, nhanh chóng và mức độ lan tỏa nhanh nhất nếu được các bác sĩ tin tưởng kê toa.
  • Đối với các bệnh viện trung ương tuyến cuối tập trung tại Hà Nội và Tp.HCM, đây là hi vọng cuối cùng của đa số các bệnh nhân khi mắc các bệnh hiểm nghèo và nghiêm trọng như ung thư, máu huyết, nhi, đa chấn thương, tim mạch, thần kinh… và đòi hỏi sử dụng một lượng lớn các thuốc đặc trị có giá thành rất cao.
  • Đánh giá mạng lưới phân phối thuốc ở việt nam năm 2024
    phân phối dược phẩm

4. KÊNH NHÀ THUỐC

Đây là kênh phân phối phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay do tính thuận tiện trong mua bán và do thói quen sử dụng các loại thuốc phổ thông của đại bộ phận dân cư Việt Nam. Tương tự như tại các quốc gia đang phát triển khác, đến hiệu thuốc tây là lựa chọn đầu tiên của đa phần người dân khi mắc bệnh.

Tại các vùng nông thôn hoặc vùng xa xôi hẻo lánh tại Việt Nam, đây gần như là sự lựa chọn duy nhất của họ. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2012, cả nước có tổng cộng 42.302 dược sĩ (dược sĩ cao cấp/trung cấp/dược tá).

Theo quy định hiện hành, chủ một cơ sở buôn bán thuốc tân dược tối thiểu phải có trình độ dược tá, nên có thể suy ra tại Việt Nam đang có ít nhất khoảng 42.302 hiệu thuốc (số liệu thực tế năm 2013 có thể cao hơn), phục vụ gần 90 triệu dân Việt Nam, bình quân khoảng 2.128 người/1 nhà thuốc.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi nhà thuốc theo chuẩn thế giới trước khi thị trường phân phối thuốc sắp mở cửa cho khối ngoại, nhiều đơn vị doanh nghiệp trong nước đã đầu tư xây dựng các chuỗi nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP với các ưu điểm như sau:

  • Đảm bảo về chất lượng do dược phẩm có xuất xứ nguồn gốc và hóa đơn rõ ràng.
  • Giá cả dược phẩm thống nhất và cạnh tranh do không phải thông qua nhiều tầng nấc phân phối và có thể được mua với số lượng lớn từ các nhà phân phối sỉ hoặc trực tiếp mua từ nhà sản xuất dược phẩm.
  • Người tiêu dùng (người bệnh) được tư vấn dùng thuốc có hiệu quả nhờ trình độ của các dược sĩ thống nhất theo chuẩn GPP chung của chuỗi nhà thuốc.
  • Chuẩn GPP cũng quy định về phòng ốc và khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân (các nhà thuốc hiện nay không hề có), kho bảo quản thuốc riêng, có nhiệt kế và ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Một số chuỗi nhà thuốc đạt GPP đáng chú ý: (xem chi tiết các hệ thống này)
  • Hệ thống chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu: 18 cửa hàng tại Tp.HCM.
  • Hệ thống chuỗi nhà thuốc ECO: 10 cửa hàng tại Tp.HCM
  • Hệ thống chuỗi nhà thuốc PHANO: 14 cửa hàng tại Tp.HCM
  • Một số chuỗi khác của các đơn vị như: SPG Pharmacy (Cty TNHH MTV Dược Sài Gòn – 13 nhà thuốc), Vimedimex, IC Pharmacy (CTCP Nhà thuốc Đông Dương – 6 nhà thuốc tại Tp.HCM)

5. CÁC PHÒNG KHÁM BỆNH TƯ NHÂN

Theo nhiều nguồn thống kê, cả nước đang có hơn 30.000 phòng khám tư nhân và số lượng các phòng khám đang có xu hướng tăng dần qua các năm, tập trung chủ yếu tại 02 thành phố lớn là Tp.HCM và Hà Nội.

Theo Bộ Y tế, số người hành nghề y tư nhân hiện 250.000 người. Song song với kênh bệnh viện và kênh nhà thuốc, kênh phòng khám tư nhân cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi phân phối thuốc đến tay bệnh nhân tại Việt Nam vì các nguyên nhân sau:

  • Đa số các bác sĩ làm việc tại bệnh viện đều có phòng khám riêng để tiếp tục hoạt động sau giờ làm việc để tăng thêm thu nhập, trong bối cảnh mức thu nhập bình quân hàng tháng của bác sĩ tại Việt Nam chỉ khoảng 3 triệu VND/tháng.
  • Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng và chất lượng dịch vụ tại các bệnh viện công chưa thể đáp ứng đầy đủ, trong khi các bệnh viện tư nhân vẫn chưa tạo được lòng tin từ người bệnh
    Đánh giá mạng lưới phân phối thuốc ở việt nam năm 2024
    phân phối dược phẩm

Theo bản đồ phân bố như trên, dễ dàng nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm nói riêng và ngành dịch vụ y tế nói chung tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (Tp.HCM và các tỉnh Tây Nam Bộ), 3 doanh nghiệp tại Hà Nội (TRA, DHT, JVC) và 3 doanh nghiệp tại miền Trung (LDP, Pymepharco, Bidiphar* ).

Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp dược chủ yếu là những vùng có mức thu nhập bình quân của người dân khá cao so với mặt bằng chung (tỷ lệ dân số có thu nhập dưới mức trung bình dưới 40%).

6. KẾT LUẬN

Đồng thời, đây cũng là những khu vực có mật độ dân số cao nhất cả nước (mật độ dân số trên 1.000 người/km2 theo tỉnh thành phố và trên 350.000 đến trên 1 triệu người/ km2 tại các thành phố, khu đô thị…).

Do đó nhu cầu tiêu dùng thuốc tại khu vực này tất yếu cũng sẽ cao nhất cả nước.

Ngoài ra, theo bản đồ phân bổ mật độ dân cư, tiềm năng phát triển thị trường dược phẩm tại các tỉnh duyên hải dọc theo chiều dài Việt Nam cũng khá lớn, đặc biệt là tại các thành phố tỉnh lỵ của các tỉnh khi mật độ dân cư đô thị tại các vùng này bình quân đều trên 100.000 người/km2 .