Sở hữu trí tuệ bản quyền là gì năm 2024

Sau đây là bảng so sánh giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:

Tiêu chí so sánh

Quyền tác giả

Quyền sở hữu trí tuệ

Khái niệm

Quyền tác giả là quyền đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ

Đối tượng được bảo hộ

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật.

Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Quyền tác giả
  • Quyền sở hữu công nghiệp gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  • Quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ

Thời điểm phát sinh

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Căn cứ Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ phát sinh tại tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ. Ví dụ:

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó
  • Quyền sở hữu công nghiệp với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
  • Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

Căn cứ Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ

Văn bằng bảo hộ

Không nhất thiết phải có văn bằng bảo hộ vì đã được bảo hộ đương nhiên

Có một số trường hợp phải được đăng kí, công bố sau đó cấp văn bằng bảo hộ như quyền sở hữu công ghiệp, một số quyền được bảo hộ đương nhiên như quyền tác giả

Thời hạn bảo hộ

Quyền nhân thân gồm quyền đặt tên, quyền đứng tên thật hoặc bút danh, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc được bảo hộ vô thời hạn.

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; nếu chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;

Tác phẩm khác có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Căn cứ Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ

Thời hạn bảo hộ tương ứng với từng đối tượng. Đối tượng đó có thể là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…

Ngoài ra, tương ứng với từng trường hợp thời hạn bảo hộ có thể được gia hạn thêm.

Nơi đăng ký văn bằng bảo hộ

Đăng ký bảo hộ tại Cục Bản quyền tác giả hoặc có thể không đăng ký vì quyền tác giả được bảo hộ ngay từ khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất.

Nếu là Quyền sở hữu công nghiệp thì sẽ đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Nếu là Quyền tác giả, quyền liên quan thì sẽ đăng ký bảo hộ tại Cục Bản quyền tác giả hoặc có thể không đăng ký vì quyền tác giả được bảo hộ ngay từ khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất.

Nếu là quyền đối với giống cây trồng thì sẽ đăng ký bảo hộ tại Cục Trồng Trọt.

Qua bảng so sánh trên có thể thấy, quyền sở hữu trí tuệ mang nghĩa bao hàm rộng hơn quyền tác giả, bao gồm cả quyền tác giả. Quyền sở hữu trí tuệ có thể là quyền tác giả nhưng quyền tác giả không thể là quyền sở hữu trí tuệ.

Bản quyền và sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Sở hữu trí tuệ là gì ví dụ?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các tài sản vô hình, được sáng tạo và phát triển bởi cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ thể hiện dưới nhiều hình thức có thể trao đổi và có giá trị được quy đổi bằng tiền. Ví dụ: Các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật…

Tại sao sở hữu trí tuệ lại quan trọng?

Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh. Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng.

Quyền sở hữu bao gồm những quyền gì?

Theo quy định tại Điều 158 BLDS năm 2015 thì: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.