Sơ đồ hệ thống điều hòa ô tô

Mục lục

  • 1 Giới thiệu tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa ô tô:
  • 2 Nội dung tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa ô tô:
    • 2.1 Chức năng và nguyên lý làm việc hệ thống điều hòa không khí trên ô tô:
    • 2.2 Lý thuyết làm lạnh và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí ô tô:
    • 2.3 CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH TRÊN Ô TÔ:
  • 3 LINK DOWNLOAD:
  • 4 Tài liệu liên quan:

Tài liệu Bài giảng Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa ô tô sẽ giúp ta nắm rõ nguyên lý làm việc và cấu tạo của Hệ thống điện lạnh ô tô. Từ đó, giúp ta hiểu rõ hơn về một hệ thống điện thân xe ô tô này.

Nội dung tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa ô tô:

Chức năng và nguyên lý làm việc hệ thống điều hòa không khí trên ô tô:

Hệ thống Điều hòa không khí ô tô là một trang bị tiện nghi thông dụng trên ô tô. Nó có các chức năng sau:

  • Điều khiển nhiệt độ không khí trong xe.
  • Duy trì độ ẩm và lọc gió.
  • Loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như: hơi nước, băng đọng trên mặt kính.

Chính vì có khả năng điều khiển nhiệt độ không khí trên xe, nên hệ thống điều hòa không khí có 2 chức năng, vừa có chức năng sưởi ấm và vừa có chức năng làm mát cho ô tô.

Để sử dụng chức năng sưởi ấm, Người ta dùng két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí trong xe. Két sưởi lấy nước làm mát trong hệ thống làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ này để làm nóng không khí trong xe nhờ quạt gió. Nhiệt độ của két sưởi vẫn còn thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như một bộ sưởi ấm.

Nguyên lý hoạt động két sưởi trong hệ thống điều hòa ô tô

Giàn lạnh là một bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vào khoang xe. Khi bật công tắc điều hòa không khí, máy nén bắt đầu làm việc, đẩy môi chất lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được làm mát nhờ môi chất lạnh. Khi đó không khí thổi qua giàn lạnh bởi quạt gió sẽ được làm mát để đưa vào trong xe.

Nguyên lý hoạt động của giàn lạnh trong hệ thống điều hòa ô tô

Như vậy, tóm lại việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm mát động cơ còn việc làm mát không khí lại phụ thuộc vào môi chất lạnh. Hai chức năng này hoàn toàn độc lập với nhau.

Bên cạnh đó, Hệ thống điện lạnh ô tô còn có chức năng hút ẩm và lọc gió. Các bác lấy Tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa ô tô về tìm hiểu thêm.

Các loại máy nén sử dụng trong hệ thống điều hòa ô tô

Lý thuyết làm lạnh và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí ô tô:

Sơ đồ chu trình làm lạnh hệ thống điện lạnh ô tô

Tiếp theo, tài liệu Bài giảng Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa ô tô giúp ta tìm hiểu về cơ sở lý thuyết căn bản của Hệ thống điện lạnh ô tô nói chung và hệ thống điều hòa trên ô tô nói riêng. Nhìn chung 2 hệ thống điều hòa đều giống nhau về bản chất cả. Chỉ có 1 chi tiết khác nhau đó chính là thay vì điều hòa ô tô sử dụng lực trục khuỷu dẫn động máy nén thì bộ điều hòa cố định lại sử dụng máy nén điện thôi.

Để hiểu về Hệ thống điện lạnh ô tô, trước tiên ta phải hiểu về Quy trình làm lạnh trên hệ thống. Quy trình làm lạnh được mô tả như một quá trình tách nhiệt ra khỏi vật thể. Đây cũng là mục đích chính của hệ thống làm lạnh. Vì vậy, hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản sau đây:

  • Dòng nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp.
  • Khi chất khí bị nén nhiệt độ của nó sẽ tăng.
  • Sự giãn nở thể tích của chất khí sẽ làm phân bố nhiệt ra vùng xung quanh và nhiệt độ của chất khí sẽ bị giảm xuống.
  • Để làm lạnh bất cứ một vật nào thì phải lấy nhiệt ra khỏi vật thể đó.
  • Một lượng nhiệt sẽ được hấp thụ khi chất lỏng thay đổi trạng thái biến thành hơi.

Chính vì thế, ta phải hiểu rõ về bản chất của quá trình làm lạnh trong Hệ thống điện lạnh ô . Dòng nhiệt chỉ đi từ nơi có nhiệt độ cao đến nhiệt độ thấp. Và thước đo hiệu quả của hệ thống điều hòa chính là tạo ra sự chênh lệch giữa dòng nhiệt cao và thấp. Sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn thì dòng nhiệt lưu thông càng mạnh và từ đó hiệu quả làm mát xe cũng nhanh hơn. Sự trao đổi nhiệt của dòng nhiệt ta gọi là hiện tượng truyền nhiệt, như đã học qua ở môn học nhiệt động lực học kỹ thuật và truyền nhiệt thì truyền nhiệt có các cách sau: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hay kết hợp giữa ba cách trên. Các bác lên mạng search về tài liệu đó nhén Ad không nói quá sâu.

Phần tiếp theo của tài liệu Bài giảng Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về môi chất lạnh và đơn vị đo lường giá trị dòng nhiệt trao đổi đó là nhiệt lượng. Nếu ví hệ thống điều hòa trên ô tô là con người thì môi chất lạnh được ví như dòng máu. Hiệu quả làm mát của cả hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào môi chất làm mát này, và môi chất là mát này cũng là nguyên nhân gây thủng tầng Ozone, tại sao như vậy, vậy yêu cầu cho môi chất làm mát là gì, có bao nhiêu loại môi chất làm mát? Các bác lấy tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa ô tô về đọc thêm nhé.

Đường cong áp suất hơi môi chất làm lạnh R134a

Sự phá hủy tầng Ozone của môi chất R12 trong điện lạnh trên ô tô

CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH TRÊN Ô TÔ:

Tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa ô tô phân tích cho ta nguyên lý làm việc của Hệ thống điện lạnh ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây:

  1. Môi chất lạnh ở thể hơi được bơm từ máy nén (Compressor) dưới áp suất và nhiệt độ bốc hơi cao đến giàn nóng (Condenser).
  2. Tại giàn nóng, nhờ quạt giàn nóng thổi mát, môi chất thể hơi ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao, nhiệt độ cao.
  3. Môi chất lạnh thể lỏng tiếp tục lưu thông đến phin lọc (Receiver – driver), tại đây môi chất lạnh được lọc sạch nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất.
  4. Môi chất lạnh từ phin lọc được đưa tới van bốc hơi (Expansion Valve). Tại đây một lượng môi chất dạng sương có nhiệt độ thấp và áp suất thấp được điều tiết để đưa vào giàn lạnh.
  5. Tại giàn lạnh (Evaporator), quá trình bốc hơi của môi chất đã hấp thụ nhiệt của giàn lạnh để làm lạnh giàn lạnh. Vì vậy, khi gió được thổi qua giàn lạnh nó sẽ được làm mát trước khi đi vào trong xe.
  6. Sau khi qua giàn lạnh, môi chất ở thể hơi có áp suất và nhiệt độ thấp được chuyển về máy nén kết thúc một chu trình làm lạnh.

Việc nắm rõ nguyên lý hoạt động của quy trình làm lạnh rất quan trọng. Do trên các hệ thống điều hòa sẽ có nhiều dạng khác nhau. Khi thêm hoặc bớt một chi tiết trong hệ thống điều hòa sẽ có hệ quả rất khác nhau. Ví dụ như khi ta không trang bị van bốc hơi mà bằng các ống tiết lưu cố định thì ta sẽ không thể chủ động điều chỉnh được lượng môi chất làm lạnh đi vào và ra cửa vào giàn lạnh từ đó không điều chỉnh được nhiệt độ cửa ra dàn lạnh.

Đã hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của quy trình làm lạnh của hệ thống điện lạnh trên ô tô, ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo của các chi tiết trong hệ thống điều hòa ô tô. Chi tiết đầu tiên đo chính là máy nén (Block lạnh), máy nén (Block lạnh) trên hệ thống điều hòa ô tô có rất nhiều loại như: Máy nén loại Piston, Máy nén 2 cánh trượt, Máy nén nhiều cánh trượt, Block máy xoắn ốc, Block máy trục khuỷu,…

Các loại máy nén sử dụng trong hệ thống điều hòa ô tô

Bên cạnh máy nén, ta phải có một chi tiết có thể ngắt hoặc cho dẫn động Pulley máy nén khi cần thiết (Không phải lúc nào leo lên xe ta cũng mở máy lạnh mà). Chính vì thế, ta trang bị thêm bộ ly hợp điện từ để thực hiện công việc đó. Ly hợp từ là một thiết bị được dẫn động bằng đai để nối động cơ với máy nén. Nó thực hiện chức năng dẫn động hoặc dừng máy nén khi cần thiết. Tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa ô tô phân tích rất chi tiết, các bác lấy tài liệu về tìm hiểu sâu hơn nhén.

Ly hợp điện tử trên máy lạnh trên ô tô

LINK DOWNLOAD:

Google Drive

Tài liệu liên quan:

Tài liệu cấu tạo các hệ thống điện thân xe ô tô Porsche

Đào tạo trang bị điện thân xe ô tô Toyota Innova 2007

Hệ thống điều hòa không khí tự động Toyota

Chủ đề