Sinh viên đại học Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin vẫn luôn là ngành học được nhiều bạn lựa chọn bởi đây là ngành học đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội về nguồn lao động cũng như cơ hội việc làm rộng mở cùng thu nhập thuộc dạng top so với các ngành nghề khác.  

Vậy thật sự có phải học công nghệ thông tin là “dễ” xin việc, không áp lực về cơ hội việc làm sau khi ra trường hay không? Ngành này chỉ dễ xin việc dành cho những ai nghiêm túc theo đuổi và phải “có lộ trình rõ ràng” trong suốt thời gian theo học. Chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn tân sinh viên công nghệ thông tin khi mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học sẽ cảm thấy bỡ ngỡ về sự nghiệp học hành của mình.

Sinh viên đại học Công nghệ thông tin

Bài viết dưới đây, đại học Công Nghệ Đông Á sẽ đưa ra “lời khuyên cho tân sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin” giải quyết những khúc mắc, bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình học tập, giúp các bạn đạt kết quả tốt hơn trong 4 năm học đại học của mình nhé. 

Lộ trình 2 năm đầu cho tân sinh viên Công nghệ thông tin

2 năm đầu đại học, các bạn tân sinh viên công nghệ thông tin thường sẽ được làm quen với kiến thức các môn học đại cương từ toán, lý, tin đến môn triết học. Nên việc năm của năm đầu tiên, năm thứ 2 của các bạn tân sinh viên khá rảnh rang.

Tâm lý chung của các bạn tân sinh viên năm nhất là tập trung chơi, xả cho quãng thời gian 3 năm cấp 3 nên thường chưa tập trung học tốt khi bắt đầu học năm nhất. nên tình trạng thi rớt, nợ môn từ năm nhất rất nhiều. Điều này sẽ khiến các bạn tốn khá nhiều thời gian, công sức và chi phí, Đặc biệt còn ảnh hưởng tới kết quả học tập, rèn luyện của bản thân mình nữa. Nên, thời gian này, các bạn tân sinh viên công nghệ thông tin nên tập trung học tốt các môn đại cương, tránh tình trạng rớt, nợ môn nhiều.

Các môn đại cương sinh viên công nghệ thông tin có thể học trong năm thứ 2 đó là: Nhập môn lập trình, cơ sở dữ liệu, lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, mạng máy tính, kiến trúc máy tính,… Đây chính là các môn tạo nền móng cho các môn chuyên ngành và giúp bạn rèn luyện tư duy lập trình. Nên bạn cần chú tâm học tốt, hiểu sâu và kỹ các nguyên lý để sau khi học lên các môn học yêu cầu kiến thức nền tảng thì không cần mất thời gian lục lại tìm kiểu kỹ hơn. 

Sinh viên đại học Công nghệ thông tin
Phòng thực hành máy tính tại Đại học Công Nghệ Đông Á

Một cách khá hữu ích cho các bạn lưu giữ kiến thức cơ sở, bạn nên có một file lưu giữ slide, sách, bài giảng của các học kỳ trên một file google drive sẽ dễ kiểm soát và hệ thống hoá kiến thức theo kỳ học, năm học hay theo kiến thức ngành tốt hơn cho bạn. 

Trong 2 năm học đầu, bạn nên tranh thủ thời gian rảnh nhiều khi học các môn đại cương để học thêm tiếng anh. Bởi tiếng anh rất cần thiết và quan trong trong ngành công nghệ thông tin. Các khái niệm cơ bản của ngành công nghệ thông tin bạn có thể dễ dàng tiếp cận và hiểu được bằng tiếng Việt nhưng để nâng cao hơn và chuyên sâu hơn thì rất khó Nên bạn cần chuẩn bị tinh thần cho việc tự học và nâng cao bản thân. 

Sinh viên đại học Công nghệ thông tin
Học Tiếng Anh là một trong những kỹ năng quan trọng dành cho sinh viên công nghệ thông tin năm nhất

Các nguồn tài liệu tham khảo cho ngành công nghệ thông tin bằng tiếng Việt khá ít, mà đa số các sách hay cho giới lập trình đều không có bản tiếng Việt. Bên cạnh việc tự học thì sinh viên công nghệ thông tin có thể giải quyết các vấn đề trong học tập bằng tiếng Anh cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 

Tóm lại, trong 2 năm đầu theo học ngành công nghệ thông tin, bạn hãy học tốt các môn đại cương và bắt đầu học tiếng Anh nhé. 

Lộ trình 2 năm cuối ngành công nghệ thông tin 

2 năm cuối sẽ tới rất nhanh khi bạn học hết chương trình đại cương. Trong 2 năm cuối, bạn phải bắt tay ngay vào công việc đã lên lịch sẵn một cách nghiêm túc. Bạn sẽ cần xác định hướng đi, chuẩn bị ra trường và xin việc. 

Kiến thức bạn được làm quen ở 2 năm cuối là các ngôn ngữ lập trình như Java, C#, hay JavaScript… cũng như biết được bản thân mình thiên về mảng lập trình web hay lập trình mobile. Bạn nên dành thời gian để tự học thêm bên cạnh việc học trên trường, tích cực tham gia các câu lạc bộ hay tìm kiếm những khoá học hữu ích nâng cao các kỹ năng cho mình. 

Rất nhanh, bạn sang sang năm cuối và là giai đoạn bạn đi thực tập. Thật tốt nếu bạn có người chỉ đường dẫn lối, còn nếu bạn tự thân vận động thì cũng không sao cả, bạn chỉ cần tìm hiểu thật kỹ công việc khi mình đi thực tập là gì? Có đúng như nguyện vọng, mong muốn không? Đặc biệt là bạn có thể học được những gì từ công việc thực tập ấy. Đây là bước rất quan trọng nhé nên đừng nhắm mắt chọn bừa. 

Sinh viên đại học Công nghệ thông tin
Sinh viên EAUT được trao suất thực tập tại Công ty CMC Technology & Solution

Sau khi thực tập xong, bạn sẽ làm đồ án và tốt nghiệp. Bạn hãy chuẩn bị một chiếc CV thật xịn sò để tìm được công việc như ý. Hãy nêu ra các kinh nghiệm của bạn ở tất cả các dự án mà bạn đã từng tham gia để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. 

Hy vọng, với những lời khuyên này, tân sinh viên ngành công nghệ thông tin sẽ chuẩn bị cho mình một tinh thần tốt, và một tâm thế học tập, nỗ lực hết mình để hái quả ngọt sau khi tốt nghiệp đại học nhé. Khoa Công Nghệ Thông tin trường đại học Công Nghệ Đông Á sẽ là chiếc nôi cho giấc mơ kỹ sư IT của các bạn được đào tạo, thực chiến tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

NỘP HỒ SƠ

Với sự phát triển và bùng nổ của lĩnh vực công nghệ, ngành Công nghệ thông tin vẫn luôn thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Vì vậy, việc xác định rõ bản thân có đủ năng lực để học ngành Công nghệ thông tin bằng việc giải đáp câu hỏi học ngành Công nghệ thông tin yêu cầu những gì? để học ngành này cần những tố chất nào? sẽ là cơ sở vững chắc cho các bạn trẻ định hướng đúng con đường tương lai khi chọn ngành nghề cho bản thân. Qua đó, người học sẽ gặt hái được thành công trong lĩnh vực giàu trí tuệ này.

I. Để học tốt ngành Công nghệ thông tin, bạn cần có những tố chất cơ bản sau:

1.Đam mê công nghệ: Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với niềm yêu thích sẵn có, bạn sẽ có động lực để vượt qua áp lực căng thẳng của công việc. Bạn sẽ không cảm thấy chán nản khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, và càng không ngại ngần khi đầu tư hàng tháng trời để hoàn thành công trình nghiên cứu công nghệ.

2. Tính chính xác trong công việc: Tính chính xác là yêu cầu bắt buộc của mọi khoa học, cả khoa học về công nghệ máy tính. Trong quá trình xây dựng một ứng dụng, một phần mềm, nếu xảy ra một sai sót nhỏ, toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn.

3. Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Thế giới số luôn thay đổi và không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Do vậy, bạn phải liên tục tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.

4. Trình độ ngoại ngữ: Đây là ngành nghề mang tính toàn cầu vì các sản phẩm công nghệ và internet có mặt trên khắp thế giới. Để trở thành một IT giỏi, bạn phải khá thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu các vấn đề, thông số chuyên môn để tiếp cận, cập nhật thông tin công nghệ. Nếu là người thành thạo tiếng Anh, đáp ứng tốt nhu cầu giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn thì bạn đang có trong tay một lợi thế lớn.

Những tố chất cần thiết để học tốt ngành Công nghệ thông tin không chỉ giới hạn ở những tố chất trên. Một IT giỏi, bạn còn phải là người có tư duy phân tích tốt, có kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình, kiên trì, nhẫn nại, có khả năng làm việc dưới áp lực cao… Tại khoa CNTT Trường ĐH KTCN Long An, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để luôn dẫn đầu trong lĩnh vực nghề nghiệp không ngừng phát triển này.

Sinh viên trong giờ thực hành

II. Những kỹ năng nên có đối với người học Công nghệ thông tin?

Theo truyền thống những chứng chỉ quốc tế về mạng và lập trình là lợi thế cho người học CNTT khi đi tìm việc. Tuy nhiên, hiện nay, theo phân tích của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các công ty hay các nhà tuyển dụng đã không còn đặt nặng vấn đề trên mà quan tâm nhiều hơn đến kỹ năng mềm của người học. Vì vậy bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau khi ra trường bạn sẽ vững vàng trên con đường sự nghiệp của mình.

Sau đây là kỹ năng mềm cần thiết mà sinh viên CNTT nên trang bị cho mình sau khi ra trường:

1. Kỹ năng làm việc nhóm.

- Đây là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với sinh viên CNTT nói riêng và sinh viên nói chung. Hiện này ở Việt Nam, công việc chủ yếu của lập trình viên là gia công phần mềm, lập trình viên chỉ làm một khâu nhỏ trong cả một dự án lớn, có khi làm việc nhóm với nhiều lập trình viên khác nhau trên thế giới, để phối hợp làm việc ăn ý với các thành viên khác đặc biệt là những người khác nền văn hóa, khác ngôn ngữ là rất quan trọng.

- Trang bị kỹ năng này tốt sinh viên CNTT có thể tạo ra những sản phẩm tốt cho doanh nghiệp.

2. Khả năng làm việc dưới áp lực cao.

- Môi trường làm việc của dân CNTT có thể gặp nhiều áp lực. Phải thức khuya hàng tuần hoặc ngủ 3 giờ 4 giờ hàng ngày là điều không khó gặp phải. Điều này không tránh khỏi đem lại những mệt mỏi, stress trong công việc, dẫn đến hiệu suất kém.

- Người làm CNTT phải biết cách giúp bản thân mình thư giãn, thời gian rảnh tránh ôm máy tính liên tục. Thư giãn với khí trời sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.

3. Kỹ năng giao tiếp.

- Người làm bên CNTT giỏi về tư duy logic, làm việc bài bản và độc lập, tuy nhiên họ lại rất kém trong giao tiếp, kỹ năng trình bày và sự thuyết phục. Công việc của họ thiên về “kỹ thuật” nên họ thường nhìn nhận mọi thứ qua “lăng kính kỹ thuật”.

- Cũng bởi kém trong kỹ năng giao tiếp nên họ rất khó tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Trang bị tốt kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện giúp người làm CNTT có thể xây dựng cầu nối với các đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ nhu cầu của cá nhân.

4. Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình.

- Bản thân những người học CNTT họ rất tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của mình. Họ là người bảo thủ và khó chấp nhận ý kiến phê bình của người khác.

- Làm việc với một cái đầu “lạnh” sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và biến những điều phê bình thành những kinh nghiệm trong cuộc sống.

Ngoài ra, còn rất nhiều các kỹ năng khác mà sinh viên CNTT có thể trang bị thêm cho bản thân mình trước ngày ra trường như: kỹ năng viết đơn xin việc, kỹ năng phỏng vấn…

Đối với tất cả sinh viên ngành nghề gì cũng đều cần trang bị cho bản thân mình những “kỹ năng mềm” thật tốt để khi ra trường nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nó không chỉ phục vụ cho công việc của bạn mà còn rất hữu ích cho cuộc sống nhiều áp lực của bạn sau này.”

III. Đánh giá nhu cầu nhân lực và cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên Công nghệ thông tin hiện nay?

Theo quy hoạch phát triển kinh tế giai đoạn đến 2020 thì Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều công ty công nghệ trong và ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và hướng ra khu vực, thế giới. Vì vậy, nhân sự ngành công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ trở thành nguồn nhân lực then chốt để phát triển lĩnh vực công nghệ trong tương lai.

Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020, nhân lực trong lĩnh vực IT mỗi năm tăng 13%. Theo đó, lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam cần đến 1 triệu lao động hoạt động. Song song đó, một sự ưu ái khác của thị trường lao động đối với ngành này là thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã minh chứng, nhân lực thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu sự tác động nhất.

Công nghệ thông tin (IT) ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi IT ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn :

- Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;

- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;

- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;

- Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;

- Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc tại:

- Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin;

- Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;

- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;

- Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;

- Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí...

- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.

Ngoài kiến thức chuyên môn về IT được đào tạo, sinh viên cũng cần trang bị thêm yếu tố ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết. Đáp ứng nhu cầu đó, khoa CNTT Trường Đại học KTCN Long An luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV tham gia vào các dự án do Khoa và nhà trường thực hiện nhằm giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện và sâu rộng về nghề nghiệp mình có dự định theo đuổi, trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế để tự tin chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp.

Ban Truyền thông