Sinh nhật 60 tuổi gọi là gì năm 2024

Vì nhận thấy Đáo tuế – Mừng thọ là một mỹ tục mang tính giáo dục cao, nên qua những cuộc điền dã thực tế, chúng tôi tìm học được ở các vị cao niên, am tường nghi lễ những điều tối thiểu ghi trên. Tuy nhiên, tất cả đều mang tính tham khảo. Chúng tôi mong nhận được sự chỉ giáo của những bậc cao minh, để lễ Đáo tuế – Mừng thọ khả dĩ trở thành một quy chuẩn nhất định, góp phần nhỏ trong việc bảo lưu nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./-

Trong cách lối phụng dưỡng cha mẹ già ngày xưa có việc mừng sinh nhật và ăn mừng thượng thọ. Việc mừng sinh nhật và thượng thọ cho cha mẹ chỉ thể hiện trong những gia đình lớn khá giả. Trong ngày sinh nhật của cha hoặc mẹ, con cái làm tế lễ cha mẹ, rồi bày ra một tiệc ăn mừng có mời những người thân thích đến tham dự. Những gia đình nào có cha mẹ già đến bảy, tám mươi tuổi, nhà sung túc về tiền của lẫn con cháu, thì làm lễ mừng thọ cho cha mẹ gọi là lễ "Thượng thọ". Lễ thượng thọ có thể bắt đầu từ:

- Lúc 60 tuổi, gọi thượng thọ lục tuần. - Lúc 70 tuổi, gọi thượng thọ thất tuần. - Lúc 80 tuổi, gọi thượng thọ bát tuần. - Lúc 90 tuổi, gọi thượng thọ cửu tuần. - Lúc 100 tuổi, ăn mừng lớn: bách tuế hay bách niên chi lão.

Hôm ăn mừng, trước hết người ta làm lễ gà xôi, hoặc tam sinh, hoặc heo bò, đem ra đình lễ thần, gọi là bái tạ thần hưu, có nghĩa tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹ sống lâu. Đến lúc lễ, cha hoặc mẹ ăn mặc đẹp ngồi trên ghế đặt chính gian giữa cho con cháu theo thứ tự lễ bái lạy. Con cháu mỗi người dâng chén rượu mừng thọ, hoặc dâng quả đào, gọi là bàn đào chúc thọ việc này do điển tích bà Tây Vương Mẫu ngày xưa hiến vua Hán Vũ Đế mấy quả đào tiên, có nói ăn quả đào ấy được trường thọ.

Ngày nay, những gia đình khá giả cũng có con cháu tổ chức mừng thượng thọ cho cha mẹ. Hình thức có thay đổi ít nhiều, nhưng thường con cháu mua nhiều tặng vật mừng cha mẹ, gọi là đồ dưỡng già như là mền, áo ấm v.v... và tổ chức tiệc ăn mừng trọng thể tại nhà hàng hoặc tại nhà có mời đông đảo những thân bằng quyến thuộc của gia đình đến dự.

Ngày xưa, sau khi con cháu làm lễ bái xong, tiệc ăn mừng có mời làng nước đến dự, có nhà ăn mừng đôi ba ngày, cũng có trường hợp tiệc kéo dài đến năm bảy ngày. Khách khứa đem đồ lễ vật đến mừng thọ, cũng như mọi việc ăn mừng khác.

Phan Kế Bính có quan điểm như sau: "Mừng thọ và mừng sinh nhật của cha mẹ cũng là một việc để tỏ lòng kính yêu cha mẹ là việc rất hay, người không có chẳng kể gì, nhưng giàu có thì nên lắm, có lẽ hơn là làm giỗ ngày húy nhật. [i]Ta không mấy nhà theo lễ ấy mà chỉ phù hoa sau khi cha mẹ đã mất rồi, thực là một việc sai lầm." theo trái tim việt nam bài viết của Phạm côn Sơn

NGHI THỨC. Gia lễ xưa và nay – Phạm Côn Sơn – Ngày nay, cách lạy cũng đã được giản lược, hoặc vì không hiểu đúng phép người ta hành lễ một cách lấy có với những động tác vô nghĩa. Đã có xu hướng thay thế lạy bằng những cái "xá", nhất là những người ăn mặc Âu phục. Rồi đây, có thể tục lạy sẽ bị bỏ dần và mất hẳn trong mọi lễ nghi trong gia đình cùng ngay cả ở các đền chùa. Thiết tưởng cũng cần ghi lại một vài nét về tác động của cách lạy với hoài mong lưu lại một chút cơ sở về sau.

Người lạy đứng thẳng, chắp tay lên cao ngang trán, cong mình xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống gần bàn tay đang chắp (đây là thế phủ phục), cất đầu vào mình thẳng lên đồng thời co hai tay vẫn lên chắp trước ngực và co đầu gối bên phải lên, đặt bàn chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, đem hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải để đứng lên, chân trái đang quỳ tự nhiên theo cử động chót này cùng đứng thẳng lên. Người lạy, trước khi khấn đã lễ bốn lạy, và sau khi khấn từ tư thế quỳ đứng lên, đã qua như lễ được một nữa lạy, cho nên người ta thường nói lạy "bốn lạy rưỡi" là vậy.

Văn Tế, Văn Khấn

Văn tế, văn khấn thật ra chỉ là những lời nói sửa soạn trước cho được nghiêm chỉnh với việc dùng từ ngữ cẩn thận và cách thức kính cẩn trình bày lên các đấng thần thánh, với tổ tiên trong các lễ tế hay cúng giỗ. Cũng có một số bài đã trở thành những áng văn chương tuyệt tác, ý nghĩa thâm trầm được làm ra do những văn tài xuất chúng. Chẳng hạn như bài văn tế tiểu tường do thi sĩ Tản Đà làm giúp cho một vị tri huyện tế mẹ đã được dẫn ở đoạn trước. Thông thường văn tế, văn khấn chia làm ba đoạn chính:

1. Đoạn thứ nhất gồm có ngày tháng, tên của người đứng ra chủ động việc cúng tế và nói về lễ vật. 2. Đoạn thứ nhì gồm tên tuổi, hiệu, thụy các vị được cúng tế. 3. Đoạn thứ sau cùng nói rõ mục đích của tế lễ, nhân dịp nào.

Văn tế thường theo một thể riêng như thể phú. Văn khấn có thể viết theo văn vần, gồm một đoạn theo thể phú, hoặc bằng văn xuôi. Văn khấn cũng như văn tế, khi người hay giỏi chữ Nho thường dùng Hán văn, về sau người ta chuyển sang Việt văn. Cần nhất là hay, có ý nghĩa và được đọc một cách trang trọng. Điều cần lưu ý trong các lễ giỗ kỵ, văn khấn nên viết sẵn ra giấy. Người chủ lễ đứng trước bàn thờ, vái bốn vái rồi cầm giấy đưa ra trước mặt để đọc. Đọc xong vái năm cái. Tiếp theo, thân nhân trong gia đình vào lễ theo thứ tự.

Sau đây là một bài văn khấn Nôm bằng thơ nhằm mục đích giúp đàn bà, trẻ con có thể học và dễ nhớ theo một thức giả xưa làm ra, dùng vào việc cúng lễ gia tiên:

Tiệc 60 tuổi gọi là gì?

Bữa tiệc này gọi là Yến lão. Yến là tiệc rượu. Lão chỉ những người quá lục tuần (60 tuổi). Yến lão được hiểu như là tiệc mừng thọ tập thể các cụ.

Sinh nhật 70 tuổi gọi là gì?

  1. Đủ 70 tuổi và đủ 75 tuổi: lễ mừng thọ; b) Đủ 80 tuổi và đủ 85 tuổi: lễ mừng thượng thọ; c) Đủ 90 tuổi, đủ 95 tuổi và 100 tuổi trở lên: lễ mừng thượng thượng thọ.

Người trên 80 tuổi khi chết gọi là gì?

Hạ thọ: từ 60 tuổi đến 69 tuổi. Trung thọ: từ 70 tuổi đến 79 tuổi. Thượng thọ: từ 80 tuổi đến 89 tuổi. Đại thọ: từ 90 tuổi trở lên.

Bất tuần thượng thọ là gì?

Chúc thọ bắt đầu từ khi người già bước sang tuổi 60, gọi là thượng thọ lục tuần; tuổi 70 là thượng thọ thất tuần; tuổi 80 là thượng thọ bát tuần; tuổi 90 là thượng thọ cửu tuần và tròn 100 tuổi, 100 tuổi trở lên thì ăn mừng lớn - gọi là bách tuế hay bách niên chi lão.

Chủ đề