Sau khi tiêm vaccine có nên tâm cho trẻ

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên đưa con đến bệnh viện để tiêm phòng các bệnh lý khác hay không. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh, phụ huynh vẫn nên đưa con đi tiêm vaccine đúng lịch.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vaccine đúng thời điểm và đúng lịch là rất quan trọng và cần thiết để kịp thời phòng được bệnh đã tiêm và để không nhầm lẫn với bệnh khác, không gây lo lắng cho gia đình và cộng đồng. Việc trì hoãn lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi... trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.,

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, đối với những khu vực không có dịch các mẹ vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng phù hợp với lứa tuổi, nhưng tránh những nơi tụ tập đông người, nên đặt lịch hẹn trước tránh không phải chờ đợi và đến cơ sở y tế tin tưởng cơ sở vật chất đảm bảo.

Những vaccine không thể trì hoãn tiêm phòng

Trong đó có 4 loại vắc xin mẹ bắt buộc phải tiêm để đảm bảo sức khỏe cho con:

Vaccine viêm gan B: Sau khi trẻ sơ sinh ra đời, liều vaccine viêm gan B đầu tiên được tiêm cho trẻ sơ sinh.

Tiêm vaccine BCG: Khi trẻ được 28 ngày tuổi, bé sẽ được tiêm vaccine BCG để phòng bệnh lao.

Ngoài ra còn có hai loại vaccine phòng bệnh dại tiêm phòng độc tố uốn ván cần được tiêm đúng lịch vì 2 vaccine này khi cần tiêm là không thể trì hoãn được.

Tất nhiên, nếu trẻ có tiền sử tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc đã nhiễm virus Covid-19, bạn cần cho trẻ cách ly trong 14 ngày. Trong vòng 14 ngày, nếu trẻ bị sốt, bạn nên ngừng tiêm phòng.

Việc tiêm vaccine đúng thời điểm và đúng lịch là rất quan trọng và cần thiết để kịp thời phòng được bệnh đã tiêm và để không nhầm lẫn với bệnh khác

Những loại vaccine phụ huynh có thể trì hoãn tạm thời

Vì hiện tại đang là thời điểm đặc biệt, để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, mẹ không nên cho trẻ đến những nơi đông người và có thể hoãn lịch tiêm chủng đối với một số loại vắc xin.

Vaccine viêm não mô cầu AC: Bệnh viêm não do não mô cầu có thể trì hoãn tạm thời vì hiện tại không phải vụ dịch và theo quy luật 3 năm mới có dịch 1 lần. Trẻ 2 tuổi bắt đầu được tiêm và cứ 3 năm nhắc lại một lần

Thương hàn: Bệnh này lây qua đường ăn uống, nếu giữ vệ sinh ăn chín uống nước đảm bảo là có thể hạn chế được bệnh này. Vaccin này nhắc lại 3 năm 1 lần

Viêm gan A: Bệnh lây qua đường ăn uống nên trong giai đoạn này có thể tạm hoãn

Vaccine HPV: Vaccin phòng ung thư cổ tử cung tuổi tiêm lý tưởng từ 9 đến 13 tuổi, như vậy việc trì hoãn tạm thời trong thời điểm này không ảnh hưởng đến trẻ

Nếu cha mẹ không chắc chắn về loại vắc-xin có thể được hoãn lại, hãy tham khảo ý kiến của sở y tế hoặc các trung tâm phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

Bí kíp đảm bảo an toàn khi đến bệnh viện trong mùa dịch

Song song với việc thực hiện 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập đông người - Khai báo y tế, khi đến bệnh viện cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tuân thủ khai báo trung thực nơi cư trú hay nơi từng đi qua, đo thân nhiệt theo hướng dẫn từ nhân viên y tế.

Trước khi tiêm chủng, hãy đo nhiệt độ của em bé và đánh giá sức khỏe của các thành viên đưa trẻ đi tiêm phòng. Khi đưa con đi tiêm phòng, bạn cố gắng tránh đi các phương tiện giao thông công cộng và đi ô tô riêng. Hãy đeo khẩu trang trong suốt thời gian tiêm phòng. Sau khi tiêm phòng, hãy cho bé trong khu vực sạch sẽ của cơ sở tiêm chủng trong 30 phút.

Đặc biệt, cha mẹ lưu ý không tắm cho trẻ trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm và chú ý đến vết tiêm của trẻ, nếu vết tiêm sưng to, bạn cần đưa trẻ đến thăm khám ở các cơ sở ý tế. Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể bị sốt, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ không hạ sốt, bạn cần đưa bé đến bệnh viện kịp thời.

Trẻ tiêm vaccine Covid-19 có cần kiêng tắm không?

Cập nhật: 25/4/2022 | 10:03:47 AM

Nhiều người cho rằng, trẻ tiêm vaccine Covid-19 cần kiêng tắm gội ít nhất 3 ngày để tránh gặp các phản ứng phụ sau tiêm.

Tính đến thời điểm hiện tại, có 4 tỉnh trên cả nước đã tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi gồm Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Quảng Nam. Thống kê của Bộ Y tế cho biết hiện đã có 12.414 trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh - Phó trưởng Đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, trẻ nhỏ đã được nhà trường và lực lượng y tế theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng. Do đó, khi về nhà, phụ huynh cần theo dõi sát trẻ, ít nhất trong vòng 3 ngày đầu tiên sau tiêm để theo sát và kịp thời thấy những triệu chứng bất thường.

Tốt nhất sau tiêm 2-3 ngày đầu trẻ không nên vận động mạnh. Nguyên nhân là bé sẽ có phản ứng quá mức gây khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi... Các triệu chứng này khiến chúng ta bị "nhiễu" khó phân biệt là do trẻ vận động mạnh hay do phản ứng với vaccine để xử trí kịp thời.

Theo bác sĩ Hiền Minh, trẻ không cần kiêng tắm rửa hay thức ăn gì, trừ những thức ăn đã làm trẻ dị ứng trước đây. Bên cạnh đó, trong thời gian theo dõi, trẻ cần ngủ đủ và uống đủ nước, hạn chế cho bé uống những loại chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, trà sữa, nước tăng lực...

Sau tiêm vaccine, trẻ không cần kiêng tắm gội và các loại thức ăn

Phụ huynh, người lớn trong nhà và nhà trường cần lưu ý dặn dò trẻ nếu có dấu hiệu gì khó chịu phải báo ngay. Cách mỗi 4-6 giờ, phụ huynh ghi nhận nhiệt độ của con.

Ngoài ra, thời gian này trẻ không nên ngủ một mình. Đặc biệt vào buổi đêm, các dấu hiệu bất thường có thể không được phát hiện sớm nên rất cần người bên cạnh theo dõi.

Phụ huynh nên để ý con khi ở quá lâu trong nhà vệ sinh hay phòng riêng, nên cho con ăn uống ở nhà để đề phòng tình trạng ngộ độc thức ăn bên ngoài, không tập thể dục hay vận động thể lực nặng.

Ngoài ra, bác sĩ Minh khuyến cáo hãy cho trẻ mặc đồ thoáng mát rộng rãi, tránh bị cảm lạnh. Đặc biệt, cha mẹ không đắp lá cây hay bôi thuốc lạ lên vị trí tiêm.

Một số phản ứng xảy ra sau tiêm vaccine cho trẻ

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cũng giống như các phản ứng ghi nhận ở đối tượng từ 12 tuổi trở lên.

Với vaccine Pfizer, các phản ứng thường gặp phổ biến là đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, biểu hiện mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2 so với liều thứ 1, khoảng 50-80%), sưng tại chỗ tiêm, buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm (khoảng 10%).

Các phản ứng rất ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn như phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch, giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm.

Các phản ứng rất hiếm gặp từ 1/10.000 đến 1/1.000.000 liều vaccine sử dụng là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Hiện nay, chưa ghi nhận báo cáo nào tại các quốc gia đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho đối tượng trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (từ đầu năm 2022 đến nay) gặp phản ứng về viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.

PGS.TS Dương Thị Hồng đặc biệt lưu ý, vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi khác hoàn toàn so với vaccine tiêm cho người lớn, từ hình thức, đóng gói, liều lượng... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tiêm chủng cho trẻ, các cơ sở tiêm chủng vẫn phải thực hiện tiêm nhắc lại cho người trên 18 tuổi. Vì vậy, nhân viên y tế cần hết sức cẩn trọng trong quy trình tiêm chủng, tránh nhầm lẫn giữa 2 loại vaccine này.

Vaccine Pfizer cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đóng gói có nắp màu cam, liều 0,2 ml chứa 10 mcg vaccine mRNA, bằng 1/3 hàm lượng so với liều dành cho người từ 12 tuổi trở lên. Mỗi lọ chứa 10 liều.

Với vaccine Moderna, các phản ứng rất thường gặp ở trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi là sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác ở cổ, trên xương đòn, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.

Các phản ứng được báo cáo nhiều nhất ở nhóm đối tượng này sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn, nôn (29,3%), sưng, đau ở nách (27%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24%), sưng tại vị trí tiêm (22,3%), đau khớp (21,3%).

Các phản ứng ít gặp hơn gồm tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm (khoảng 1-10%).

Các phản ứng ít gặp gồm chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm. Các phản ứng hiếm gặp như giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và hiện nay chưa ghi nhận của các quốc gia khác.

Vaccine Moderna có liều sử dụng cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi bằng 1/2 liều cơ bản so với liều sử dụng cho người lớn. Liều cho trẻ em 0,25 ml chứa 50 mcg vaccine COVID-19 mRNA (được bọc trong các hạt nano lipid). Vaccine này có dạng hỗn dịch tiêm có màu trắng đến trắng ngà. Một lọ vaccine Moderna sẽ tiêm được 20 liều. Trẻ tiêm vaccine Moderna 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 28 ngày.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

Video liên quan

Chủ đề