Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc quan hệ quốc tế dần chuyển sang xu thế nào

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

  • Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) trong công nghiệp chú trọng vào ngành
  • Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu là sự ra đời và tồn tại
  • Thực dân Pháp chiếm đuợc 3 tỉnh Tây Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào?
  • Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới dần chuyển sang xu thế nào?
  • Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1 -1930) với cương vị là
  • Trật tự thế giói mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là
  • Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giói thứ nhất (1914 - 1918) là do mâu thuẫn giữa
  • Khẩu hiệu Đánh đuổi Pháp - Nhật” thay bằng khẩu hiệu Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ đồng minh sang
  • Sự kiện đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn là
  • Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
  • Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là
  • Khẩu hiệu nào dưới đây thuộc cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 - 1945)?
  • Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch nào?
  • Sau cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương N.Xihanúc (9-11-1953) ở Campuchia, chính phủ Pháp đã
  • Nhân dân Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) dựa vào
  • Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp tại Hội nghị Muy-ních (9 - 1938) tác động thế nào đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
  • Trong 20 năm đầu (1885 - 1905) Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp nào chống thực dân ở Ản Độ?
  • Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế chính trị của Nhật Bản là
  • Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
  • 'Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng....cũng không đòi lại được.' Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong
  • Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm từ sự phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
  • Hình thức và phương pháp của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
  • Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công nhanh chóng và ít đổ máu là do
  • Điểm khác trong quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị so với các nuớc đế quốc khác là gì?
  • Để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, Mĩ lo ngại nhất điều gì?
  • Chính sách kinh tế mới của Lê-nin (3 - 1921) đuợc Đảng ta vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam như thế nào?
  • Hạn chế trong chủ trưong, đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là
  • Từ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945), nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới?
  • Lý do Mĩ quyết định tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) muộn và đứng về phe Hiệp uớc là?
  • Từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản, Việt Nam có thể áp dụng chính sách nào trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
  • Đặc điểm mang tính khách quan quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam là
  • Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 - 2009 có ý nghĩa
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm
  • Sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất so với trước là từ xã hội phong kiến sang xã hội
  • Chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai (5 - 1883) thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?
  • Thách thức to lớn của Việt Nam khi phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hoá là
  • Yếu tố quyết định dẫn tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930 là
  • Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là gì?
  • Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở nền kinh tế nào?

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là

Vì sao năm 1991 trật tự “hai cực” Ianta lại sụp đổ?

Một trong những di chứng của chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Đồng minh trong chiến tranh đã chuyển thành mâu thuẫn đối đầu giữa 2 khối Đông – Tây.

- Mâu thuẫn này bắt đầu từ tham vọng và âm mưu bá chủ thế giới của Mĩ.

+ Năm 1947 : Học thuyết Truman được công bố chính thức khởi đầu chính sách chống Liên Xô, khởi đầu Chiến tranh lạnh. Học thuyết Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ, đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp, biến hai nước này thành căn cứ chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

=> Tạo sự đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.

- Tháng 6.1947, Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan phục hưng các nước tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

- Tháng 01/1949, Liên Xô và Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ về kinh tế, tạo sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị ở châu Âu.

Năm 1949 Mĩ thành lập khối NATO nhằm chống lại Liên Xô và Đông Âu, năm 1955 Liên Xô và Đông Âu thành lập khối Vácsava để phòng thủ.

=> Cục diện 2 phe được xác lập, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

- Như vậy, "Chiến tranh lạnh" là tình trạng đối đầu căng thẳng, cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 phe đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là 2 nước Mĩ và Liên Xô. Đây là cuộc chiến không có tiếng súng nhưng luôn đặt nhân loại đứng trước bờ vực của cuộc chiến tranh.

Xu thế hòa hõa Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt[edit]

- Đầu thập kỉ 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện.

- Biểu hiện :

+ Ngày 9/11/1972 Đông Đức – Tây Đức đã kí Hiệp định về những cơ sở quan hệ 2 nước, mối quan hệ giữa hai nước chuyển biến theo hướng tích cực.

+ Năm 1972, Liên Xô – Mĩ kí Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược.

+ Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu, Mĩ, Canada đã kí Định ước Henxinki – Hiệp ước an ninh và hợp tác châu Âu, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia, nhằm đảm bảo an ninh Châu Âu và sự hợp tác giữa các nước.

+ Từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô – Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.

+ Tháng 12/1989, tại cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Liên Xô - Mĩ, hai bên đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.


* Nguyên nhân Chiến tranh lạnh chấm dứt:

+ Chiến tranh lạnh đã làm suy giảm thế mạnh của Liên Xô – Mĩ.

+ Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ đáng gờm, khiến Mĩ và Liên Xô thấy cần phải tránh tình trạng đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

+ Cuộc chiến tranh kinh tế mang tính chất toàn cầu đòi hỏi phải có một cục diện ổn định, đối thoại và hợp tác để cùng phát triển và tồn tại hòa bình.

+ Đặc biệt, Liên Xô ngày càng lâm vào khủng hoảng trì trệ.


* Ý nghĩa của việc Chiến tranh lạnh kết thúc

- Quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ được cải thiện đã dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong các mối quan hệ và cục diện thế giới.

- Quan hệ 5 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực: từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, cũng thương lượng để giải quyết những vấn đề xung đột, tranh chấp (điển hình là việc giải quyết cuộc Chiến tranh Vùng vịnh Pecxich năm 1991)

- Các khối quân sự đối đầu không còn tồn tại, các vụ tranh chấp, xung đột đều được giải quyết bằng phương pháp hòa bình.

- Xu hướng hòa bình, đối thoại và hợp tác lan rộng, các vụ xung đột, tranh chấp quốc tế và khu vực được giải quyết.

=> “ Chiến tranh lạnh” chấm dứt mở ra nhiều hướng và những điều kiện giải quyết hòa bình, các vụ tranh chấp xung đội đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

Thế giới sau Chiến tranh lạnh[edit]

*Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh

- Từ 1989 – 1991 chế độ XHCN đã tan rã và sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô => các liên minh kinh tế, quân sự của các nước XHCN giải thể.

+ Liên Xô tan vỡ, hệ thống thế giới của CNXH không còn tồn tại. Trật tự 2 cực của 2 siêu cường không còn, Mĩ là cực duy nhất còn lại. thế giới trong những năm sau đó do Mỹ đứng đầu lãnh đạo tuy nhiên vẫn còn những nước khác có sức mạnh tương đương. Người ta gọi thế giới giai đoạn này là "Nhất siêu, đa cường"

+ Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô đã bị mất, phạm vi ảnh hưởng của Mĩ thu hẹp dần.

* Xu thế phát triển của thế giới ngày nay:

+ Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng “đa cực”.

+ Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

+ Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” bá chủ thế giới, nhưng khó thực hiện, bị kìm hãm bởi các cường quốc khác.

+ Hòa bình thế giới được củng cố, tuy nhiên nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

- Sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

- Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự kiện 1/9/2001 đã tác động mạnh đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế.

Tham khảo[edit]

  • SGK Lịch sử 12 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2020.