Sách lớp 8 năm 2022 có cải cách không

16:45 07/09/2020

Sách lớp 8 năm 2022 có cải cách không

Hải Phòng đã triển khai thay sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021

Theo lộ trình, sẽ thực hiện thay sách giáo khoa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, năm học 2020-2021, đối với lớp 1; năm học 2021-2022, với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023, đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024, đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng những năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Sáng 7-9, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD-ĐT tổ chức khai mạc Hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 6 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tham dự chương trình có lãnh đạo, chuyên viên Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT); 128 thành viên của 12 Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 6 các môn học và hoạt động giáo dục, gồm: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Giáo dục công dân, tiếng Anh, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. Thành phần Hội đồng gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan. Trong đó, ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học/hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD-ĐT đã tiến hành xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình từng môn học. Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; Định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; Có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Trên tinh thần này, nhiều tổ chức cá nhân đã tổ chức biên soạn sách giáo khoa. Đối với lớp 1, đã có 5 bộ sách giáo khoa; lớp 2 Bộ GD-ĐT đang tổ chức thẩm định với 4 bản mẫu của môn Toán, 8 bản mẫu môn tự chọn tiếng Anh, các môn còn lại mỗi môn có 3 bản mẫu.

Đối với sách giáo khoa lớp 6, sau thời gian thông báo về việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa và tiếp nhận hồ sơ thẩm định sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT đã nhận được 43 bản mẫu sách giáo khoa của đầy đủ 11 môn học/hoạt động giáo dục giáo dục bắt buộc và bản mẫu sách giáo khoa môn tự chọn tiếng Anh. Trong đó, trừ môn Tin học có 4 đầu sách giáo khoa, tiếng Anh có 9 đầu sách, các môn còn lại mỗi môn có 3 đầu sách.

Theo Nghị quyết 88, Chương trình giáo dục phổ thông phải phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường và khả năng tiếp thu của học sinh; thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt.

Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông, quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những lĩnh vực và nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc. Chương trình giáo dục tổng thể không quy định rõ tiết nào, bài gì, dạy mấy tiết và dạy như thế nào… cả nước không “đồng phục” trong các tiết dạy học. Do vậy các nhà trường sẽ chủ động dạy - học phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Với tinh thần mở như vậy, Hội đồng thẩm định cần làm việc kỹ lưỡng, trách nhiệm và trân trọng sự đổi mới, sáng tạo của các tác giả. Sách đã “mở”, nên giáo viên cũng cần linh hoạt và dạy học theo hướng “mở” để phù hợp với từng đối tượng học sinh.

HẢI HẬU tổng hợp

09:58' - 13/02/2022

BNEWS Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hai quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7 và lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023.

Cụ thể, danh mục sách giáo khoa lớp 7 gồm 40 sách giáo khoa của 12 môn học và hoạt động giáo dục.Trong đó, có 3 sách Ngữ Văn, 3 sách Toán; 9 sách Tiếng Anh; 2 sách Lịch sử và Địa lý; 

2 sách Khoa học tự nhiên; 3 sách Giáo dục công dân; 3 sách Âm nhạc; 3 sách Công nghệ; 3 sách Giáo dục thể chất; 3 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; 4 sách Mỹ thuật và 2 sách Tin học. Các sách giáo khoa được phê duyệt thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm 44 sách giáo khoa của 14 môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, có 2 sách Ngữ văn; 2 sách Toán; 9 sách Tiếng Anh; 8 sách Giáo dục thể chất;

2 sách Lịch sử, 2 sách Địa lý; 2 sách Giáo dục kinh tế và pháp luật; 2 sách Vật lí; 2 sách Hóa học; 2 sách Sinh học và 2 sách Âm nhạc; 2 sách Tin học; 1 sách Mỹ thuật (gồm nhiều chuyên đề); 4 sách Công nghệ và 2 sách Hoạt động trải nghiệm. Sau khi có danh mục sách giáo khoa mới phê duyệt, các địa phương sẽ lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong các nhà trường. Sau khi có kết quả chọn sách, các nhà xuất bản phối hợp với các tỉnh, thành phố để tiến hành tập huấn sử dụng sách giáo khoa, cung ứng sách kịp thời cho các nhà trường trước năm học mới. Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; đồng thời biên soạn, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 cũng như sách giáo khoa tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương.

Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với cấp Trung học Phổ thông.

Do vậy, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp nhưng các địa phương vẫn đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất, tăng cường tập huấn giáo viên để việc triển khai chương trình, sách giáo khoa diễn ra thuận lợi trong năm học mới./.

Năm xuất bản: 2021 Kích thước: 17 x 15 x 24 cm

Lộ trình thay sách giáo khoa mới

VTV.vn - Một sự kiện giáo dục thời điểm này đang được nhiều phụ huynh, học sinh và các nhà trường quan tâm. Đó là đã có sách giáo khoa mới của lớp 2 và lớp 6.

Năm học tới, lớp 2 và lớp 6 sẽ thay sách giáo khoa. Việc này đã nằm trong lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Lộ trình như sau:

Năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

Năm học sau là với lớp 2 và lớp 6.

Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

Và 4 năm nữa là đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Sách lớp 8 năm 2022 có cải cách không

Bất cứ học sinh, giáo viên hay cả phụ huynh nào rơi vào những cột mốc thay đổi trên đều ít nhiều lo lắng. Sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 cho năm tới có 3 bộ sách để các địa phương lựa chọn. Các địa phương có thể chọn cả một bộ sách, hoặc có thể chọn từng quyển của các bộ khác nhau để đưa vào giảng dạy.

Năm học tới, các thầy cô tại Hà Nam sẽ dạy học sinh lớp 6 theo sách giáo khoa mới. Sau rất nhiều trông ngóng, hiện 3 bộ sách đã đến với các giáo viên. Có cả bản cứng và các file mềm, video giới thiệu về sách giáo khoa của các tác giả. Giáo viên trực tiếp xem, rồi cùng tổ chuyên môn thảo luận về nội dung, hình ảnh, cấu trúc chương trình.

Cùng với lớp 6, lớp 2 cũng sẽ thay sách giáo khoa mới. Đã có kinh nghiệm chọn sách lớp 1 năm ngoái, các giáo viên tiểu học năm nay bớt đi sự bỡ ngỡ. Dù không trực tiếp quyết định trường mình sẽ học bộ sách nào như năm ngoái nhưng các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo vẫn là căn cứ quan trọng để UBND các tỉnh quyết định lựa chọn sách. Các giáo viên hiểu trách nhiệm tìm hiểu kỹ các bộ sách giáo khoa của mình.

Trường Tiểu học Liêm Phong năm ngoái chọn sách giáo khoa từ 3 bộ khác nhau để dạy cho học sinh lớp 1. Đã được gần 1 năm thực hiện dạy và học, nhà trường nhận thấy, lúc này, không chỉ các giáo viên mà học sinh, phụ huynh cũng cần được tuyên truyền để chủ động tìm hiểu về các bộ sách giáo khoa mới đang được các nhà xuất bản giới thiệu công khai.

Các địa phương sẽ có thời gian nghiên cứu sách giáo khoa mới từ giờ đến hết tháng 3. Sau đó, UBND tỉnh, thành phố sẽ quyết định lựa chọn cuốn sách nào phù hợp. Giáo viên, nhà trường nghiên cứu sách kỹ lưỡng, thẳng thắn, khách quan đưa ra các góp ý sẽ góp phần quyết định những chương trình học chất lượng cho học sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

sách giáo khoa, giáo dục phổ thông, học sinh lớp 6, giáo viên tiểu học, học sinh lớp 1, chương trình học, thầy cô giáo, trường tiểu học, Nhà xuất bản