Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 bài Hội thoại (tiếp theo)

Home » stories » Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2 – Bài 27. Hội thoại (tiếp theo)






Hôm nay, Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Hội thoại (tiếp theo), vô cùng hữu ích và cần thiết.

Soạn bài Hội thoại (tiếp theo)

Mong rằng tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo dưới đây.

Soạn văn 8: Hội thoại (tiếp theo)

  • Soạn văn 8: Hội thoại (tiếp theo)
    • I. Lượt lời trong hội thoại
    • II. Luyện tập

Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (đã dẫn ở tr. 92 - 93 về hội thoại). Trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt ?

2. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hổng không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?

3. Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?

Gợi ý:

1. Trong đoạn hội thoại ta thấy người cô nói 6 lượt, bé Hồng nói 2 lượt.

2. Có ba lần lẽ ra chú bé Hồng được nói nhưng chú không nói. Sự im lặng của bé Hồng thể hiện sự bất bình của Hồng với người cô. Hồng không đồng ý những lời bà cô nói, cũng không muốn cãi lại nên chú bé đã chọn cách im lặng.

3. Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe vì Hồng ý thức được rằng mình là cháu (thuộc vai dưới), phải tôn trọng người cô (vai trên).

Tổng kết:

  • Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
  • Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
  • Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

II. Luyện tập

Câu 1. Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?

Gợi ý:

- Cai lệ: hống hách, độc ác và thích ra oai. Trong đoạn hội thoại, hắn thường xuyên cướp lời người khác.

- Người nhà lí trưởng: nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu.

- Anh Dậu: hiền lành, luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác.

- Chị Dậu: tỏ vẻ khúm núm, nhưng khi cần cũng có thể trở nên dứt khoát, mạnh mẽ.

Câu 2. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

a. Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?

b. Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?

c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?

Gợi ý:

a.

Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau: Lúc đầu, cái Tí nói nhiều, còn chị Dậu chỉ im lặng. Về sau, chị Dậu nói nhiều, còn cái Tí ít nói hẳn đi:

b. Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy là hợp với tâm lí nhân vật. Bởi vì mới đầu, cái Tí hồn nhiên, vô tư chưa biết mình sẽ bị bán đi mà chỉ quan tâm đến mẹ, còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải quyết định bán con nên chỉ im lặng. Về sau, cái Tí biết mình sắp bị bán cho nhà Nghị Quế nên sợ hãi, đau xót nên ít nói hẳn, còn chị Dậu nói nhiều vì phải thuyết phục hai đứa con nghe lời mình nên nói nhiều hơn.

c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện: Thoạt đầu, cái Tí hồn nhiên, vô tư chưa biết mình sẽ bị bán đi, nó chỉ quan tâm đến mẹ, còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải quyết định bán con nên chỉ im lặng, về sau, cái Tí biết mình sắp bị bán cho nhà Nghị Quế nên sợ hãi, đau xót nên ít nói hẳn, còn chị Dậu nói nhiều vì phải thuyết phục hai đứa con nghe lời mình nên nói nhiều hơn.

Câu 3. Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 30) và đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì.

Gợi ý:

Sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị:

- Thái độ ngỡ ngàng, bất ngờ của nhân vật "tôi" trước cái nhìn đầy yêu thương của người em gái đối với mình.

- Sự xấu hổ đến không dám nói thành lời khi thấy mình chỉ nhận ra toàn cái xấu của em gái, trong khi đó người em lại nhận ra biết bao điều tốt đẹp của mình.

Câu 4. Tục ngữ phương Tây có câu: Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:

“Khóc là nhục. Rên , hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.”

(Liên hiệp lại)

Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?

Gợi ý:

Việc im lặng hay cất tiếng nói thành lời phụ thuộc vào thời điểm, hoàn cảnh. Ví dụ như một hội thoại việc nói chỉ đem lại kết quả tiêu cực thì cần im lặng. Những lúc cần đấu tranh, chứng tỏ bản thân thì lại cần nói ra.

I- LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠI

Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (đã dẫn ở bài Hội thoại trước). Trả lời các câu hỏi sau đây :

1. Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt ?

2. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hổng không nói ? Sự im lăng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?

3. Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe ?

Trả lời:

1. Trong đoạn hội thoại ta thấy ngưòi cô nói 6 lượt, bé Hồng nói 2 lượt.

2. Có ba lần lẽ ra chú bé Hồng được nói nhưng chú không nói. Sự im lặng của bé Hồng thể hiện sự bất bình của Hồng với người cô.

3. Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe vì Hồng ý thức được rằng mình là cháu (thuộc vai dưới), không được phép xúc phạm cô

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: trang 103 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. (SGK, t.2, tr. 103- 104):
"Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo....rồi lủi thủi đội mế nón lên đầu và cắp gói áo vào nách."

( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu hỏi: 

a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào ?

b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không ? Vì sao ?

c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại lấm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Dựa vào những điều đã biết vể truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì?

" Trong tranh một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ....Đấy là tâm hồn và lòng nhan hậu của em con đấy"

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4*: Trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Tục ngữ phương Tây có câu : Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:                          

Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối

Và dại khờ là những lũ người câm

Trên đường đi như những bóng âm thầm

Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.

(Liên hiệp lại)

Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Hành động nói (Tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hội thoại (tiếp theo)

Video liên quan

Chủ đề