Ryan Murphy - Vận động viên bơi lội Mỹ

Đội tuyển bơi lội Mỹ dễ dàng chứng tỏ ưu thế vượt trội khi VĐV Ryan Murphy mang về cho họ chiếc HCV thứ 6. Ryan Murphy vô địch ở nội dung bơi ngửa cự ly 100m vào trưa nay (theo giờ Việt Nam).

Ở giai đoạn đầu thì tay bơi Australia là Micth Larkin vượt lên nhưng anh đã không giữ đuợc vị trí dẫn đầu. Tay bơi người Trung Quốc Xu Jiayu giành HCB và một VĐV Mỹ khác là David Plummer giành HCĐ ở nội dung trên.

Tuy chỉ về đích thứ ba nhưng Plummer cũng khá vui mừng vì ở tuổi 30 đây là lần đầu tiên anh được gọi vào đội tuyển dự Olympic và cũng là lần đầu tiên anh sở hữu một chiếc huy chương của Thế vận hội.

Đội tuyển Mỹ chưa bao giờ thất bại ở nội dung bơi ngửa cự ly 100m dành cho nam kể từ Olympic Barcelona được tổ chức vào năm 1992.

Ngôi sao Michael Phelps về thứ nhì ở vòng bán kết nội dung bơi bướm cự ly 200m và có nhiều hy vọng có được chiếc HCV Olympic thứ 20 trong đời thi đấu thể thao nhà nghề.

Ở nội dung trên, tay bơi đội tuyển Hungary Tamas Kenderesi về đích đầu tiên trong 1 phút 53 giây 96. Phelps về kế tiếp với thời gian là 1 phút 54 giây 12, về liền sau đó là các VĐV Hungary Laszlo Cseh, rồi đến nhà đương kim vô địch Olympic người Nam Phi Chad Le Clos.

Bên cạnh đó, VĐV Trung Quốc là Sun Yang đã đoạt HCV ở nội dung bơi 200m tự do dành cho nam. Sun Yang vượt qua cả tay bơi người Nam Phi Chad Le Clos và VĐV Mỹ Conor Dwyer, về đích đầu tiên sau 1 phút 44 giây 65.

Về phía các VĐV nữ, nữ kình ngư đội tuyển Mỹ Lilly King cũng đã vô địch ở nội dung bơi ếch, cự ly 100m, mang về thêm một chiếc HCV cho đội Mỹ.

Cũng trong ngày thi đấu hôm nay, “nữ hoàng trên đường đua xanh” người Hungary Hosszu đã vô địch ở chung kết nội dung bơi ngửa, cự ly 100m với thành tích 58 giây 45.

Nữ kình ngư Mỹ Kathleen Baker giành HCB ở nội dung trên khi về đích sau 58 giây 75. Đây là chiếc HCV thứ hai của Hosszu, sau chiếc HCV đầu tiên đoạt được ở nội dung bơi cá nhân 400m hỗn hợp.

BNEWS Evgeny Rylov trở thành niềm tự hào của đoàn thể thao Ủy ban Olympic Nga (ROC) tại Olympic Tokyo 2020 khi giành 2 Huy chương Vàng (HCV) ở nội dung 100m bơi ngửa và 200m bơi ngửa.

Sau khi giành Huy chương Vàng (HCV) nội dung 100m bơi ngửa, anh tiếp tục chinh phục thành công HCV nội dung 200m bơi ngửa trong sáng 30/7.

Thành tích 1 phút 53 giây 27 của anh đã xác lập kỷ lục mới của Olympic tại nội dung này, tốt hơn 14% giây so với kỷ lục cũ do vận động viên Mỹ Tyler Clary thiết lập tại Olympic London 2012.

Evgeny Rylov là “kình ngư” từng 2 lần vô địch thế giới. Chiến thắng mới nhất của anh đã chấm dứt sự thống trị trong suốt 29 năm của đoàn Mỹ ở nội dung 200m bơi ngửa. Các "kình ngư" Mỹ đã giành HVC nội dung 200m bơi ngửa ở 6 kỳ thế vận hội gần đây nhất.

Người đoạt Huy chương Bạc ở nội dung bơi ngửa 200m nam trong sáng 30/7 là Ryan Murphy – một vận động viên người Mỹ và cũng là người đã từng đoạt HCV nội dung này tại Olympic Rio 2016./.

"Tôi nghĩ điều phiền lòng là bạn không thể trả lời chắc chắn 100% câu hỏi liệu có tiêu cực hay không. Tôi nghĩ cuộc thi rất có khả năng không trong sạch. Bởi đã có nhiều chuyện tiêu cực xảy ra trong quá khứ", Murphy nói.

Ryan Murphy - Vận động viên bơi lội Mỹ

Murphy (trái) trên bục nhận huy chương với Rylov (giữa) và Greenbank. Ảnh: Reuters

Tranh tài ở chung kết 200m ếch, Murphy giành HC bạc với thành tích 1 phút 54,15 giây. Người đánh bại anh là VĐV của đoàn Olympic Nga Evgeny Rylov, người đã lập kỷ lục Olympic với thành tích 1 phút 53,27 giây. Giống các VĐV Nga khác, Rylov phải thi đấu dưới lá cờ của đoàn Olympic Nga (ROC), bởi trên tư cách quốc gia, Nga vẫn bị cấm tranh tài do bê bối doping trong quá khứ.

"Tôi có 15 suy nghĩ trong đầu. 13 trong số đó sẽ đưa tôi đến rắc rối", Murphy nói bóng gió khi được hỏi liệu có lo ngại bóng ma doping tại Olympic 2020.

Không chỉ Murphy, VĐV giành HC đồng người Anh Luke Greenbank cũng bày tỏ mối lo về doping, sau khi thua đối thủ người Nga. Điều này khiến không khí buổi họp báo sau cuộc thi trở nên căng thẳng.

Greenbank nói: "Tất nhiên, trên tư cách một VĐV, việc biết có một quốc gia tài trợ cho VĐV dùng doping thật sự phiền lòng. Tôi cảm thấy cần có những hành động mạnh mẽ hơn để loại bỏ điều đó".

Ngồi giữa, trước những nghi ngờ bủa vây, Rylov im lặng cho đến khi có người hỏi liệu anh có trong sạch. VĐV Nga đáp: "Tôi luôn thi đấu trung thực. Từ tận đáy lòng, tôi luôn nói không nói tiêu cực. Tôi đã cống hiến cả đời mình cho môn thể thao này. Tôi thậm chí không biết phải phản ứng thế nào với chuyện này".

Bê bối doping Nga nổ ra vào năm 2015, sau khi Cơ quan chống doping Thế giới (WADA) công bố một báo cáo sơ bộ về các vi phạm doping tại Olympic Sochi dựa trên một bộ phim tài liệu do đài truyền hình ARD của Đức phát sóng một năm trước đó.

Vào năm 20176, cuộc điều tra độc lập do WADA ủy nhiệm đã tìm thấy bằng chứng phòng thí nghiệm ở Moskva "hoạt động dưới sự giám sát và kiểm soát của nhà nước, cho phép các VĐV Nga thi đấu trong khi sử dụng doping". Nga, vì thế, bị cấm tham dự các đấu trường thể thao quốc tế vô thời hạn.

Quyết định cho phép VĐV Nga tranh tài tại Olympic 2020 của IOC gây ra nhiều tranh cãi. Vì Covid-19, chương trình giám sát và chống doping của WADA bị ảnh hưởng, dẫn đến việc các VĐV Nga không bị kiểm soát chặt như tại Rio 2016.

Về phần các VĐV Nga, họ phải chịu đựng sự nghi ngờ từ đồng nghiệp ở các giải đấu kể từ khi bê bối doping nổ ra. Lúc này, đoàn ROC đang đứng thứ tư với 10 HC vàng.