Rom là bộ nhớ dùng để làm gì

Bạn đã từng nghe qua về các bộ nhớ như ROM, RAM, bộ nhớ HDD hay USB cũng là một dạng bộ nhớ... Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bộ nhớ ROM là gì? Cấu tạo, công dụng của bộ nhớ ROM. Đặc biệt, là cách phân biệt bộ nhớ ROM và RAM của máy tính.

1. Bộ nhớ ROM máy tính là gì?

Bộ nhớ ROM (Read Only Memory) hay còn gọi là bộ nhớ chỉ đọc. Đây là bộ nhớ chỉ dùng để đọc mà không được phép ghi vào trong quá trình vận hành máy tính. Hiểu một cách đơn giản, bộ nhớ ROM đã có sẵn các chương trình bên trong, ví dụ như các chương trình khởi động thiết bị. Nếu không có ROM, máy tính sẽ không dùng được.

ROM là gì?

Dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ ROM không thể thay đổi được sau khi sản xuất nên nó rất hữu ích cho việc lưu trữ các phần mềm hiếm khi thay đổi trong suốt vòng đời của hệ thống. Các ứng dụng phần mềm cho các thiết bị lập trình có thể được phân phối dưới dạng các hộp mực bổ trợ có chứa bộ nhớ chỉ đọc.

Bộ nhớ ROM sẽ giúp lưu các thông tin kể cả khi máy tính tắt nguồn. Sau khi tắt máy, bộ nhớ này đã lưu lại các chương trình để chuẩn bị cho lần khởi động máy tính tiếp theo.

Cách nhận biết ROM:

  • Hình dạng: Hình chữ nhật hoặc vuông.
  • Nhà sản xuất: thường là AMI, Winbond, Phoenix-Award
  • Hình thức kết nối: chân dán, chân hàn, hoặc gắn vào socket.

2. Cấu tạo của bộ nhớ ROM

Cấu tạo của ROM khá phức tạp, bao gồm 3 phần cơ bản: máng thanh ghi, bộ giải mã địa chỉ (gồm hàng và cột) và bộ đệm đầu ra.

Máng thanh ghi (Resister Array)

Được gọi là bộ phận lưu trữ dữ liệu của ROM. Mỗi thanh ghi bao gồm một ô nhớ bằng số kích thước từ. Trong trường hợp này mỗi thanh ghi chứa một từ 8bit, sắp xếp theo ma trận vuông.

Vị trí của từng thanh ghi được định rõ qua số hàng và số cột cụ thể. 8 đầu ra dữ liệu của mỗi thanh ghi được nối vào một đường dữ liệu bên trong chạy qua toàn mạch. Mỗi thanh ghi có 2 đầu vào cho phép. Cả 2 phải ở mức cao thì dữ liệu ở thanh ghi mới có thể được phép đưa vào đường truyền.

Bộ giải mã địa chỉ

Mã địa chỉ A3A2A1A0 quyết định thanh ghi nào trong dãy được phép đặt từ dữ liệu 8 bit của nó vào đường truyền. Ở đây dùng 2 bộ giải mã: bộ giải mã chọn hàng (chọn 1 trong 4) và chọn cột. Thanh ghi giao giữa hàng và cột được chọn bởi đầu vào địa chỉ sẽ là thanh ghi được kích hoạt (cho phép).

Cấu trúc hoạt động của ROM

Bộ đệm đầu ra

Bộ phận này thường sử dụng mạch đệm 3 trạng thái, điều khiển bằng chân. Khi ở mức thấp, bộ đệm đầu ra chuyển dữ liệu này ra ngoài. Khi ở mức cao, bộ đệm đầu ra sẽ ở trạng thái trở kháng cao D7 đến D0 thả nổi.

3. Ưu điểm của bộ nhớ ROM

Bộ nhớ ROM của máy tính có những ưu điểm sau:

  • Không bị mất dữ liệu khi máy tính bị mất nguồn đột ngột.
  • Giá thành rẻ hơn so với bộ nhớ RAM.
  • ROM thuộc loại bộ nhớ tĩnh. Do đó, không yêu cầu người dùng phải cập nhật mới.
  • Các phiên bản ROM mới hiện nay có dung lượng lưu trữ lớn, cách sử dụng linh hoạt, chịu nhiệt tốt và bền bỉ.

ROM lưu dữ liệu khi máy tính bị sập nguồn

4. Các loại bộ nhớ ROM phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều loại bộ nhớ ROM phổ biến trên thị trường. Tuy mỗi loại có kết cấu, tính chất và mô hình hoạt động khác biệt đôi chút, nhưng mục đích sử dụng lưu trữ thì tương tự nhau. Các loại ROM bao gồm: PROM, EPROM và EEPROM.

  • PROM (Programmable Read Only Memory hoặc Mask ROM): đây là bộ nhớ chỉ được lập trình 1 lần và có giá thành rẻ nhất trên thị trường. Dữ liệu trên chip bộ nhớ này không thể xóa.
  • EPROM (Erasable Programmable ROM): là loại ROM được chế tạo bằng nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Cửa sổ nhỏ dùng để xóa bằng tia cực tím. Loại ROM này có thể bị xóa bằng tia cực tím và ghi lại thông qua thiết bị ghi.
  • EEPROM (Electrically Erasable Programmable ROM): được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn. EEPROM có thể xóa và ghi lại dữ liệu bằng điện.
  • MROM (Bộ nhớ chỉ đọc có mặt nạ): Bộ nhớ ROM này đã bị khai tử, hiện không còn thiết bị này sử dụng đến nữa. MROM được làm bằng mạch tích hợp. Cũng như Bộ nhớ ROM hiện hành, nó được hãng lập trình sẵn trong quá trình sản xuất và không thể sửa đổi, lập trình lại và xóa.
  • ROM FLASH: Được xem là phiên bản nâng cấp của EEPROM, cho phép người dùng xóa hoặc ghi các khối dữ liệu khoảng 512 byte, tốc độ nhanh hơn so với phiên bản trước đó nhiều lần. Ngoài ra, ROM FLASH còn có ưu điểm nổi bật khác là: Cho phép ghi lại mà không cần gỡ khỏi máy tính; thời gian truy cập rất cao, khoảng 45 đến 90 nano giây; có thể chịu nhiệt cao và áp suất lớn; độ bền cao nhất so với các loại ROM đang thịnh hành trên thị trường. Bộ nhớ này được sử dụng nhiều trong: Máy ảnh kỹ thuật số, ổ đĩa flash USB, máy nghe nhạc MP3, modem và ổ cứng thể rắn (SSD).

Phân biệt ROM và RAM

5. Phân biệt bộ nhớ ROM và RAM

Bên cạnh ROM, thì bộ nhớ RAM cũng thường khiến nhiều người nhầm lẫn. Sau đây là bảng so sánh giữa 2 bộ nhớ RAM và ROM.

Tiêu chí

ROM

RAM

Thiết kế bộ nhớ

ROM nhỏ hơn RAM, là một ổ đĩa quang bằng băng từ. Có nhiều chân được chế tạo bằng mối nối tiếp xúc với bảng mạch của máy tính.

RAM thường lớn hơn ROM. Là một thanh mỏng hình chữ nhật, được lắp vào máy qua một khe cắm trên bo mạch chủ máy tính.

Cách thức hoạt động

ROM hoạt động khi khởi động máy tính, dữ liệu chỉ đọc, không thể thay đổi, chỉnh sửa.

RAM hoạt động sau khi máy tính đã được khởi động và nạp hệ điều hành. RAM có thể xóa bỏ, thay đổi và khôi phục dữ liệu trong nó.

Phân loại

Là loại bộ nhớ bất biến (tĩnh). Bộ nhớ không bị mất dữ liệu khi tắt máy tính.

Là loại bộ nhớ khả biến. Khi mất điện hoặc tắt máy tính, dữ liệu sẽ mất.

Tốc độ

Xử lý thông tin, dữ liệu còn chậm. Tốc độ truy cập dữ liệu của ROM chậm.

Xử lý thông tin, dữ liệu diễn ra nhanh chóng. Tốc độ truy cập dữ liệu của RAM nhanh.

Khả năng lưu trữ

ROM lưu trữ được ít dữ liệu hơn RAM, 1 chip ROM chỉ thể hiện được 4MB đến 8MB dữ liệu.

1 chip RAM lưu trữ được khá nhiều dữ liệu, từ 1GB – 256GB. Có thể nâng cấp khả năng lưu trữ dữ liệu.

Khả năng tiếp cận

Khá khó khăn khi bạn muốn thay đổi, lập trình lại bộ nhớ ROM.

Với RAM, người dùng dễ dàng truy cập, thay đổi hoặc lập trình lại thông tin lưu trữ.

Khả năng ghi chép dữ liệu

ROM không có khả năng ghi dữ liệu.

RAM ghi dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Bài viết đã cung cấp chi tiết các thông tin về cấu tạo, công dụng và đặc điểm của bộ nhớ ROM, so sánh bộ nhớ ROM và RAM. Hi vọng các thông tin mà Hoanghapc.vn chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn đang tìm hiểu và học về máy tính, cũng như áp dụng vào thực tiễn công việc của mình.

Bộ nhớ ROM có tác dụng gì?

ROM là Read-only Memory, hiểu đơn giản là bộ nhớ chỉ đọc, được lưu từ trước, bao gồm hệ điều hành và các ứng dụng giúp thiết bị máy tính, điện thoại có thể khởi động, cũng như giúp bạn lưu trữ dữ liệu cá nhân. ROM không phải bộ nhớ của ổ cứng, mà cũng là một bộ nhớ trong của máy tính.

ROM laptop bao nhiêu là đủ?

Nhu cầu bộ nhớ tối ưu của bạn 1.

Điện thoại ROM bao nhiêu là đủ?

ROM 64GB được xem là mức bộ nhớ tiêu chuẩn cho điện thoại smarphone hiện nay. Hầu hết các điện thoại đều có dung lượng 64GB, cho phép tải game, ứng dụng và lưu trữ hình ảnh, video thoải mái. Thậm chí, bạn có thể lưu trữ dữ liệu trong 1 đến 3 năm mà không dùng hết bộ nhớ trong.

Đặc điểm của bộ nhớ ROM là gì?

ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ trong - bộ nhớ chỉ đọc, không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển. Chúng không có chức năng ghi và chứa các chương trình giúp máy tính khởi động. Khác với Ram, Rom giữ lại nội dung ngay cả khi tắt máy tính.

Chủ đề