Quy trình xây dựng sản phẩm OCOP

Nhiều địa phương đang loay hoay tìm sản phẩm đặc trưng của địa phương để xây dựng sản phẩm OCOP

Loay hoay tìm sản phẩm đặc trưng

Mặc dù Chương trình OCOP nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, sự tham gia, đồng lòng ủng hộ, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân và đã đạt kết quả bước đầu. Song quá trình triển khai chương trình OCOP ở nhiều địa phương cũng đang bộc lộ những khó khăn, thách thức.

Tìm hiểu thực tế tại xã An Sơn, huyện Văn Quan, Lạng Sơn, dù đã triển khai chương trình được 3 năm, nhưng xã vẫn đang loay hoay tìm và xây dựng sản phẩm riêng.

Ông Nông Trần Cảnh, Chủ tịch UBND xã An Sơn cho biết: Dù là một xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, với một số sản phẩm đặc trưng như: cải ngồng, bắp cải và có 7 hộ sản xuất bánh truyền thống khẩu sli, nhưng hiện tại, xã vẫn chưa xây dựng được sản phẩm OCOP.

Nguyên nhân qua khảo sát, đánh giá thì, các sản phẩm trên người dân chỉ sản xuất theo mùa vụ với sản lượng ít, các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô, tính độc đáo, đáp ứng nhu cầu thị trường với số lượng lớn, lâu dài.

Được biết, hiện nay toàn huyện Văn Quan mới chỉ có 4 sản phẩm OCOP được chứng nhận 3 - 4 sao cấp tỉnh. Theo ông Lý Văn Đàm, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan: Quy mô, năng lực quản trị của các chủ thể tham gia chương trình OCOP còn nhỏ và yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; sự hiểu biết của một số cán bộ cơ sở và chủ thể sản xuất về quản lý chất lượng sản phẩm còn hạn chế, nhiều nội dung còn phụ thuộc vào tư vấn; một số sản phẩm chủ lực gặp khó khăn về vốn và công nghệ chế biến, bảo quản.

Ngay như ở tỉnh Quảng Ninh, địa phương đầu tiên thực hiện chương trình OCOP, và đã có nhiều sản phẩm đã mang dấu ấn của địa phương. Tuy nhiên, hiện không ít sản phẩm OCOP của tỉnh đang có sự suy giảm về mặt chất lượng, số lượng.

Đáng buồn hơn, nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, nhưng do hạn chế của cơ sở sản xuất, sự thiếu quan tâm, sâu sát của các địa phương khiến cho nhiều sản phẩm không tiếp tục phát triển, hoặc không có thị trường dẫn đến dừng sản xuất phải đưa ra khỏi chương trình.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT trong năm 2021, Quảng Ninh đã rà soát đưa 56 sản phẩm ra khỏi chương trình OCOP, trong đó 13 sản phẩm đã cấp sao, và 43 sản phẩm chưa cấp sao.

Theo ông Nguyễn Văn Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ninh, để khắc phục những khó khăn, tồn tại hạn chế, các địa phương phải có sự vào cuộc quyết liệt, quan tâm sát sao tới các bước phát triển của sản phẩm, của đơn vị sản xuất. Hằng năm, giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP cho các xã, phường gắn với xây dựng xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Chưa có nhiều sản phẩm OCOP tạo dựng được thị trường tiêu dùng

Tạo dựng thị trường cho sản phẩm OCOP

Từ thực tế cho thấy, sau rất nhiều nỗ lực và cố gắng, các sản phẩm OCOP cũng đã tạo vị thế khác biệt và nổi trội cho nông sản trong cả nước. Nhưng để định danh và định vị được sản phẩm, các sản phẩm cần có những bước tiến về phía trước thay vì đi “giật lùi”.

Hiện nay, hệ thống các chính sách, cơ chế hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả trong điều phối hoạt động hỗ trợ. Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương quan tâm triển khai, nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ; chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu để tạo hình ảnh, nhận diện sản phẩm OCOP và thay đổi nhận thức của người tiêu dùng… nhất là trong bối cảnh chịu tác động của đại dịch Covid-19.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, sản phẩm OCOP, là những sản phẩm có quy mô nhỏ, ở cấp độ làng, xã, do đó khi tham gia vào OCOP, đòi hỏi sự chuyển đổi từ các kênh tiêu thụ truyền thống sang các kênh bán hàng hiện đại, với các sản phẩm được đóng gói có bao bì, mẫu mã theo quy chuẩn, nên cần có thời gian thích ứng và mở rộng thị trường...

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để tháo gỡ khó khăn trong việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, ngoài việc cải thiện quy trình và công nghệ chế biến, xúc tiến thương mại hiện đại; thúc đẩy chuyển đổi số… cần tập trung, phát huy các yếu tố về văn hóa, cộng đồng gắn với đặc trưng của sản phẩm OCOP.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Trung tâm Phát triển nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: Có thể tạo ra giá trị tăng thêm cho các sản phẩm OCOP - những sản phẩm được khai thác từ tài nguyên bản địa của mỗi miền quê, bằng cách đưa các câu chuyện vào từng sản phẩm, hướng dẫn người dân giới thiệu về sản phẩm gắn với lịch sử, văn hóa...để dẫn dắt, giới thiệu tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Phát triển Chương trình OCOP cần đi vào thực chất

Thứ Hai, 22/11/2021 | 16:17

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong điều kiện chịu ảnh hưởng bởi đại địch COVID-19, các ngành chức năng, các địa phương, đơn vị có liên quan đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất xây dựng sản phẩm OCOP. Qua đó mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng bền vững.

Lãnh đạo tỉnh tham quan khu trưng bày sản phẩm OCOP tại Hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP năm 2020.

Phát triển sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Bạc Liêu đã nỗ lực triển khai Chương trình OCOP với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền, qua đó tăng thu nhập cho người dân và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.

Thực hiện yêu cầu của tỉnh là tăng cường đồng bộ các biện pháp hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP, các huyện, thị, thành phố đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức. Đồng thời vận động, khuyến khích các chủ thể tích cực tham gia chương trình, nhất là các sản phẩm sẵn có; hỗ trợ các chủ thể định hình các sản phẩm ý tưởng có tiềm năng, lợi thế của địa phương đăng ký tham gia phát triển sản phẩm OCOP, đặc biệt là đối với các địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) và các địa phương đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2021. Bên cạnh việc kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, các địa phương còn tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá, sàng lọc các sản phẩm hiện có trên địa bàn để lựa chọn sản phẩm tiềm năng, đăng ký tham gia Chương trình OCOP.

Khi đăng ký tham gia, các cơ sở, doanh nghiệp đã có sự chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của chương trình, tuy nhiên do mới tham gia Chương trình OCOP nên không tránh khỏi sự thiếu sót về hồ sơ, mẫu mã, chất lượng sản phẩm theo quy định. Vì vậy, các địa phương đã trực tiếp phân công cán bộ phụ trách hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp tập trung cải thiện, bổ sung, đảm bảo chất lượng, hoàn thiện sản phẩm OCOP năm 2021; đồng thời, giúp các chủ thể đẩy mạnh công tác quảng bá, tạo thương hiệu riêng cho mỗi sản phẩm, thị trường tiêu thụ. Các đơn vị liên quan cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ chi tiết các chủ thể hoàn thiện thủ tục đề nghị Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; gửi sản phẩm đi phân tích chất lượng, công bố chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn cơ sở; viết báo cáo tác động môi trường đơn giản...

Ngoài chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm tham gia xếp hạng OCOP phải được nâng cao chất lượng, đạt yêu cầu về mẫu mã bao bì, mã số, mã vạch, tem nhãn...; chỉnh sửa hoàn thiện các nội dung hồ sơ sản phẩm. Nhờ sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của các địa phương, ban ngành có liên quan mà các cơ sở, doanh nghiệp nắm bắt cụ thể, chi tiết mọi bất cập, thiếu sót, từ đó nhanh chóng, dễ dàng khắc phục để sản phẩm của mình đạt chứng nhận các sao OCOP.

Các doanh nghiệp ký kết tại hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP Bạc Liêu năm 2020. Ảnh: M.Đ

Hướng tới thực hiện liên kết chuỗi giá trị bền vững

Toàn tỉnh hiện có 68 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao. Ông Tô Thanh Hải - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lợi, cho biết: “Huyện có 6 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 4 sao và 5 sản phẩm đạt 3 sao. Huyện đã đưa 6 sản phẩm chế biến từ muối để Hội đồng tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP trong thời gian tới. Đồng thời, hỗ trợ các chủ thể xây dựng gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi, ổi hồng sen và mắm chua Vĩnh Hưng… trở thành sản phẩm OCOP trong những năm tới”.

Năm 2021, tỉnh phấn đấu sẽ công nhận thêm 22 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 90 sản phẩm. Được biết, đến thời điểm này, toàn bộ 22 sản phẩm đăng ký tiêu chuẩn OCOP đã hoàn thành các thủ tục, hồ sơ. Hiện tổ tư vấn các địa phương trình Hội đồng thẩm định đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP huyện, thị, thành phố để đánh giá đạt tiêu chuẩn cho các sản phẩm. Trên cơ sở đó, các huyện, thị, thành phố trình hồ sơ lên Văn phòng Điều phối tỉnh để Hội đồng thẩm định đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh phân tích kỹ, chỉ ra những điểm còn hạn chế để các cơ sở, doanh nghiệp tiếp tục hoàn chỉnh các tiêu chuẩn trước khi trình hồ sơ thẩm định đánh giá xếp hạng cấp tỉnh trong thời gian tới. 

Gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi - sản phẩm OCOP.

“Để đẩy mạnh Chương trình OCOP, tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP, tham gia đánh giá phân hạng; kiểm tra định kỳ về tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm OCOP... Tỉnh xác định sản phẩm OCOP là nội dung quan trọng của tiêu chí phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; là nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện thường xuyên, lâu dài. Mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 150 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hướng tới thực hiện liên kết chuỗi giá trị bền vững”, ông Phạm Thanh Hải - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết.

Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, việc triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP hứa hẹn sẽ là cơ sở quan trọng thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Minh Đạt

Video liên quan

Chủ đề