Quy triình đánh giá vệ sinh môi trường lao động năm 2024

Công ty Cổ phần Sức khỏe và Môi trường Miền Nam (SHE) sẽ hỗ trợ tư vấn và giúp quý khách hàng lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động theo đúng quy định hiện hành.

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được lập theo theo Phụ lục 1 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP. Đây là một hồ sơ mà cơ sở lao động phải lập trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động và được lưu nội bộ tại cơ quan theo đúng quy định. (Xem thêm về quan trắc môi trường lao động tại đây).

1. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ gì?

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, để làm căn cứ tiến hành thực hiện quan trắc môi trường lao động và đưa ra các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

2. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định trong những quy định pháp luật nào?

Theo khoản 3, điều 5, Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định “lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này”.

Theo khoản 1, điều 45, Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định Trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh có nêu “Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động”.

Theo khoản 1, điều 14 của Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định Trách nhiệm của người sử dụng lao động có nêu “Lập, quản lý, bổ sung hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe người lao động tại cơ sở lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp (nếu có), hồ sơ sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động (nếu có), theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động”.

3. Đối tượng nào cần lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động?

Tất cả các cơ quan, tổ chức, công ty, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học, tất cả các ngành nghề có sử dụng lao động đều phải lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động và thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ. (Xem thêm về quan trắc môi trường lao động tại đây).

4. Khi nào cần lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động?

Theo quy định, hồ sơ vệ sinh môi trường lao động cần phải được cập nhật, bổ sung mỗi năm nếu công ty có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động, làm thay đổi số mẫu quan trắc thì cần phải tiến hành cập nhật lại hồ sơ vệ sinh lao động.

Tại khoản 4, điều 35 của Nghị định 44/2016 có quy định yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:

Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;

Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Khoản 1, điều 45 của Nghị định 44 cũng có quy định về trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh là “Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.”

5. Quy trình thực hiện hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng lập hồ sơ vệ sinh môi trường động theo các bước sau:

Thu thập thông tin về quy mô, quy trình công nghệ/ dịch vụ, hiện trạng xử lý môi trường của cơ sở lao động.

Khảo sát các yếu tố có hại trong môi trường làm việc của cơ sở lao động (vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, rung, điện từ trường, phóng xạ, bức xạ tử ngoại, bụi, hơi khí độc, ecgonomy)

Thống kê vị trí và số lượng người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại.

Thống kê chủng loại và thiết bị vệ sinh môi trường lao động.

Tiến hành lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động theo phụ lục I của Nghị định 39/2016/NĐ-CP và gửi khách hàng.

6. Thời gian thực hiện hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, cơ sở lao động phải gửi các báo cáo công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất kinh doanh có trụ sở chính và nơi làm việc việc như sau:

Báo cáo Sở Lao động- thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;

Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

Để được tư vấn thêm, quý khách hàng liên hệ 079.7793927 hoặc gửi thông tin theo biểu mẫu sau, chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.