Quy định chung về tự đánh giá

Đảm bảo chất lượng giáo dục là quá trình duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng giáo dục. Tự đánh giá là một biện pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện đảm bảo chất lượng. Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2015, tất cả các trường phải hoàn chỉnh tự đánh giá để đến các năm 2917 hoàn thành việc đánh giá ngoài.

Theo Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tin về các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng, trung cấp sư phạm đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, được kiểm định như sau (Thông tin cập nhật đến 30/11/2017):

- Tổng số trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá: 246 trường, trong đó có 213 trường đại học, học viện và 33 trường cao đẳng, trung cấp sư phạm.

- 78 trường đại học, học viện được tổ chức kiểm định chất lượng đánh giá ngoài, trong đó có 50 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng:

+ VNU- CEA đánh giá ngoài 37 trường, công nhận 26 trường;

+ VNU-HCM CEA đánh giá ngoài 23 trường, công nhận 17 trường;

+ CEA-AVU&C đánh giá ngoài 15 trường, công nhận 05 trường;

+ CEA-UD đánh giá ngoài 03 trường, công nhận 02 trường.

- 01 trường cao đẳng được VNU- CEA đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện tự đánh giá, bắt đầu từ việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Trường. Bộ tiêu chuẩn và các tiêu chí đánh giá chất lượng với các minh chứng và các chuẩn tối thiểu cần đạt được chính là những định hướng cụ thể nhất để đề ra mục tiêu, phương thức, quy trình tiến hành mọi hoạt động của các đơn vị trong nhà trường.

Mục đích chính của hoạt động tự đánh giá là nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động của Nhà trường. Nhà trường cần có một kết quả tự đánh giá theo các tiêu chuẩn rõ ràng với các tiêu chí đánh giá sát thực, các minh chứng cụ thể. Trong quá trình tự đánh giá, căn cứ từng tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá, Nhà trường cần thực hiện và phản ánh được 4 nội dung chính sau đây:

  1. Đảm bảo chất lượng về chiến lược;
  2. Đảm bảo chất lượng về hệ thống;
  3. Đảm bảo chất lượng về thực hiện chức năng;
  4. Kết quả hoạt động.

Trong mỗi nội dung chính nói trên cần phải thực hiện các bước sau đây:

- Làm rõ thực trạng hoạt động theo từng tiêu chí với những minh chứng cụ thể. Các tiêu chí cần làm rõ ở đây bao hàm các vấn đề mang tầm vĩ mô như: Tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường, quản trị chiến lược… tiếp đó là các tiêu chí về các hoạt động cụ thể như: Phát triển, giám sát chương trình bồi dưỡng, các hoạt động dạy và học, đánh giá số lượng và chất lượng nghiên cứu khoa học…

- Phân tích và đưa ra những nhận định khách quan, chỉ ra những điểm mạnh, những tồn tại. Có thể nói đây là phần khó khăn nhất của tự đánh giá. Khó khăn vì có thể chúng ta ít khi nhìn nhận đúng mức những thành công của mình và nhất là chỉ ra được những tồn tại, những yếu kém khi cần thiết.

- Lên kế hoạch hành động để cải tiến, nâng cao chất lượng. Về ý nghĩa bao quát, tự đánh giá thể hiện khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nhà trường đối với toàn bộ các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng đã xác định. Từ việc xác định rõ thực trạng hoạt động theo từng tiêu chí với những minh chứng cụ thể, các nhận định khách quan về mặt mạnh, mặt yếu, Nhà trường phải xây dựng được các chính sách phù hợp, đề ra hoặc điều chỉnh chiến lược và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển.

Tự đánh giá được tiến hành theo các chu kỳ, giúp Nhà trường điều chỉnh mục tiêu cho từng giai đoạn kế tiếp, thông qua việc xây dựng và thực hiện các chương trình hành động hướng tới các mục tiêu đó. Tự đánh giá là bước chuẩn bị để đánh giá ngoài. Báo cáo tự đánh giá là văn bản và minh chứng cần thiết cung cấp cho đoàn đánh giá ngoài của tổ chức kiểm định giáo dục, phục vụ cho công tác kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục.

Thực hiện đúng quy trình tự đánh giá căn cứ theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và căn cứ vào loại hình nhà trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục là một công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự thống nhất và trách nhiệm cao của tất cả các thành viên trong toàn trường. Tuy vậy, đó là những hoạt động có vai trò quan trọng, quyết định, trong công tác đảm bảo chất lượng của Nhà trường.

Tài liệu tham khảo

1. Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học;

2. Quyết định số 2359/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh;

Quy trình tự đánh giá gồm bao nhiêu bước?

Quy trình tự đánh giá (TĐG) trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Theo đó, quy trình tự đánh giá trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau: Bước 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.

Quá trình tự đánh giá là gì?

Tự đánh giá CTĐT là quá trình cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để tự xem xét, báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác thuộc CTĐT, làm căn cứ để cơ sở giáo ...

Quy trình đánh giá chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông gồm bao nhiêu bước?

  1. Tự đánh giá; b) Đánh giá ngoài; c) Thẩm định kết quả đánh giá; d) Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Đánh giá ngoài trong giáo dục là gì?

Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước đối với trường mầm non để xác định mức đạt được tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chủ đề