Quả hồi là quả gì

Từ bao đời nay, hoa hồi được sử dụng nhiều để làm thuốc chữa bệnh, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu những tác dụng của hoa hồi và ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm để phục vụ cho đời sống…

Vị thuốc quý

Hoa hồi có tên gọi khác là Đại hồi hay còn gọi là Bát giác hồi hương, bát giác hồi, đại hồi hương. Tiếng dân tộc Tày là mác hồi. Tên khoa học Illicium verum Hook.f. Thuộc họ Hồi Illiciaceae.

Cây hồi chủ yếu trồng ở Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc), Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên (Việt Nam)… Bên cạnh đó còn một số nước như Philippin, Jamaica. Tuy nhiên, hoa hồi ở tỉnh Lạng Sơn là chất lượng nhất.

Hồi là loại thân cây cao, mọc thẳng nhưng rất giòn, dễ gẫy. Lá chùm, có cuống, có mùi thơm. Hoa hồi có cánh, lúc non màu xanh, chuyển màu nâu hồng khi chín. Dân gian vẫn gọi là hoa hồi, nhưng thực chất đó chính là quả hồi. Lá, cuống hoa và quả có chứa rất nhiều tinh dầu.

Quả hồi là quả gì
hoa hồi và cách dùng hoa hồi

Hoa hồi dân gian sử dụng từ bao đời nay, đông y dùng làm thuốc, khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong đời sống.

Theo cuốn “Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố Giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi, hồi là một vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y.

Đông y dùng hồi làm thuốc trung tiên, giúp tiêu hoá, lợi sữa, tác dụng trên hệ thần kinh và cơ (dịu đau, dịu co bóp) được dùng trong đau dạ dày, đau ruột và trong những trường hợp dạ dày và ruột co bóp quá mạnh. Ngoài ra còn được dùng làm rượu khai vi, làm thơm thuốc đánh răng.

Theo tài liệu cổ đại hồi có vị cay, tính ôn, vào 4 kinh can, thận tỳ và vị. Có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa nôn mửa, đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc của thịt cá.

Theo kinh nghiệm dân gian, hoa hồi dùng trừ hàn, sát trùng, chữa đau bụng, các bệnh ho hen, nôn mửa, khử đờm; Dùng diệt khuẩn không khí; Dùng chữa các cơn đau.

Một số bài thuốc thông dụng từ cây hoa hồi

Quả hồi là quả gì
bài thuốc thông dụng từ cây hoa hồi

 Hoa hồi là vị thuốc đông y quý giá.

Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí (đau xuyên bụng dưới lên).

Dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1-4g quả dạng thuốc bột.

Người ta cũng dùng quả ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngoài da.

Lá Hồi dùng trị rắn cắn (nhai nuốt nước, lấy bã đắp).

Tinh dầu Hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự lên men ruột, gây trung tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng; là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và là thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ.

Một số bài thuốc giúp sự tiêu hoá ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau nhức tê thấp… người ta vẫn dùng thành phần là hoa hồi. Mỗi ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp.

Hồi còn dùng làm thuốc diệt rận, rệp và là thành phần của thuốc bơm trừ sâu bọ cho gia súc.

Một số bài thuốc cụ thể

– Chữa cảm hàn, đau bụng thổ tả: Dùng Hồi hương tán bột uống mỗi lần 2g với rượu, ngày uống 3,4 lần. Hoặc dùng tinh dầu Hồi uống mỗi lần 4 giọt, ngày uống 3-4 lần.

– Chữa hôi miệng, thở hôi: Dùng hoa Hồi nhai nuốt, mỗi ngày vài cánh.

– Trị đau lưng: Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng.

– Chữa cổ trướng và thũng trướng mạn tính: Dùng Hồi hương 2g và hạt Bìm bìm 8g, tán bột, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày liền.

– Chữa chứng đại tiểu tiện không lợi: Hồi và Bìm bìm như trên tán bột mỗi lần uống 4g với nước gừng.

Khoa học nghiên cứu và ứng dụng hoa hồi vào đời sống

Khoa học đã nghiên cứu thành phần hóa học của cây hoa hồi. Theo đó, quả hồi chứa nhiều tinh dầu, hàm lượng khoang 3-3,5%, mùi thơm rất đặc trưng. Trong tinh dầu hồi có anethol (80-90%), a-pinen, d-pinen, l-phellandren, safrol, terpineol, limonene. Lá hồi cũng có tinh dầu, độ đông đặc hơi kém hơn quả. Hạt hồi không mùi, chưa dầu béo.

Nghiên cứu về dược lý cho thấy, anethole làm tang nhu động dạ dày và ruột, làm dịu cơn đau bụng, tang tiết dịch đường hô hấp. Thường dùng làm thuốc hóa đàm, trị ho, cảm cúm…

Hồi còn có tác dụng kháng khuẩn, ở nồng độ thấp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao.

Chất cồn chiết từ Đại hồi có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, cầu khuẩn viêm phổi, trực bạch cầu, trực khuẩn subtilis, thương hàn, phó thương hàn, trực khuẩn lỵ.

Dùng làm các loại thuốc ức chế một số bệnh ngoài da.

Xông tinh dầu hồi mang lại cảm giác thư thái, tĩnh tâm. Đặc biệt những nơi thanh tịnh như ở Chùa, quán chay, thiền quán… thường xông tinh dầu hồi. Bởi hương vị của tinh dầu hồi trầm ấm và thanh tịnh.

Một số sản phẩm tiêu dùng như: Túi hương hoa hồi treo xe, treo tủ quần áo, bếp, treo nơi ngủ để bảo vệ trẻ em khỏi vi khuẩn có hại trong không khí…

Ngoài ra, hoa hồi cũng được ưa chuộng trong thú chơi, đặc biệt là bột hoa hồi làm mồi câu cá rất hấp dẫn, các cần thủ giật mỏi tay.