Phuương pháp đánh giá nhanh trong báo cáo đtm năm 2024

4. Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;

5. Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;

6. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;

7. Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;

8. Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;

9. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;

10. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và sự cố môi trường;

11. Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;

Trên thế giới, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án đầu tư được xem là một trong những công cụ quản lý hữu hiểu nhằm góp phần đảm bảo mục tiệu phát triển bền vững. Ở Việt Nam ĐTM đã được luật hóa trong Luật BVMT năm 1993, năm 2005, năm 2014 và năm 2020. Việc thực hiện ĐTM ở Việt Nam trong thời gian qua đã mang lại nhiều hiệu quả rất đáng kích lệ.

Luật BVMT năm 2020 đã có quy định mới mang tính đột phá đối với ĐTM nói chung, thẩm định báo cáo ĐTM nói riêng đó là thay vì ra Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM như đã được quy định tại các Luật BVMT trước đây, Luật BVMT năm 2020 quy định việc ra Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM. Nội dung của Quyết định này được quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ TN&MT. Theo đó, “Các nội dung, yêu cầu về BVMT của dự án” kèm theo Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM là rất toàn diện và chi tiết, cụ thể, trong đó có việc phải thể hiện rõ các nguồn phát sinh chất thải, tính chất và lưu lượng của nước thải, khí thải, tính chất và khối lượng của chất thải rắn, chất thải nguy hại và các tác động không liên quan đến chất thải khác. Các công trình và biện pháp BVMT của dự án cũng được yêu cầu thể hiện rõ các hạng mục công trình xử lý, công nghệ xử lý, lưu giữ tương ứng. Để có thể ra được quyết định phê duyệt kết quả thẩm định với yêu cầu nội dung như trên, cần thiết phải dựa trên báo cáo ĐTM có chất lượng tốt.

Có thể thấy, chất lượng của báo cáo ĐTM theo thời gian đã không ngừng được cải thiện chủ yếu bởi các quy định của pháp luật về ĐTM, hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM ngày càng toàn diện, chặt chẽ và kèm theo đó, Bộ TN&MT đã tổ chức nhiều đợt tập huấn và ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM cho nhiều loại hình dự án. Mặc dù vậy, thực tế hiện nay cho thấy, có tới 90% các báo cáo ĐTM được đưa ra thẩm định lần đầu đều không được thông qua, hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, trong đó có không ít báo cáo ĐTM phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều.Trong khi đó, việc xử lý các báo cáo ĐTM được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định để đảm bảo chất lượng, đáp ứng cho việc ra Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo ĐTM trong một thời gian tương đối ngắn, được quy định bởi Luật BVMT năm 2020 đã và đang là áp lực lớn đối với Cơ quan Thường trực Hội đồng. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng có tính cấp bách trong thời gian tới đó là cần phải có những giải pháp có tính hiệu lực hơn nhằm nâng cao chất lượng của báo cáo ĐTM.

Chi phối đến chất lượng của Báo cáo ĐTM có nhiều yếu tố, tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, xin đề cập tới 3 yếu tố:

Về kinh phí lập báo cáo ĐTM

Theo quy định tại Điều 31, Luật BVMT năm 2020, ĐTM do Chủ dự án thực hiện hoặc thông quan đơn vị tư vấn. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn nếu không muốn nói là tất cả báo cáo ĐTM đều được đơn vị tư vấn thực hiện. Theo quy định của pháp luật, việc lựa chọn tư vấn ĐTM được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu và yếu tố kinh phí nhiều khi lại có tính quyết định dẫn đến một thực trạng đó là mức kinh phí lập Báo cáo ĐTM có xu hướng ngày một thấp đi và đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng của Báo cáo ĐTM không đáp ứng yêu cầu.

Vấn đề này đã được Bộ TN&MT cũng như Tổng cục Môi trường nhận thấy và trong giai đoạn 2017-2018 đã tiến hành điều tra, nghiên cứu rất công phu để xây dựng 2 Đề án gồm: Đề án về “Phí thẩm định báo cáo ĐTM” và Đề án về “Mức kinh phí sàn lập báo cáo ĐTM” (được hiểu là mức kinh phí tối thiểu) đối với từng loại hình dự án khác nhau. Các Đề án này đã được trình cho Bộ Tài chính xem xét, ban hành theo thẩm quyền, tuy nhiên, chỉ Đề án phí thẩm định báo cáo ĐTM được chấp nhận. Việc quy định “mức kinh phí sàn lập báo cáo ĐTM” không chỉ góp phần đảm bảo đủ kinh phí tối thiểu cho việc lập Báo cáo ĐTM có chất lượng mà còn là căn cứ cho Chủ dự án trong việc lập hợp đồng kinh tế đối với việc lập Báo cáo ĐTM. Đây là một cách tiếp cận hoàn toàn đúng đắn và cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng của Báo cáo ĐTM cần được tiếp tục xem xét để có giải pháp trong thời gian tới.

Tư vấn lập báo cáo ĐTM

Điều 31 Luật BVMT năm 2020 quy định “Tư vấn phải có đủ điều kiện thực hiện ĐTM”. Tuy nhiên, trong thời gian qua và cho đến nay “điều kiện để thực hiện ĐTM” mới chỉ được quy định chung chung, không có những tiêu chí cụ thể dẫn đến tình trạng trăm hoa đua nở, cứ là tư vấn môi trường là có thể tham gia đấu thầu lập báo cáo ĐTM đối với bất kỳ loại hình dự án nào dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị tư vấn không có năng lực về chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp cũng thực hiện dịch vụ lập báo cáo ĐTM.

Nhận thấy rõ tình trạng này, năm 2015, Bộ TN&MT đã có kế hoạch ban hành Thông tư trong đó quy định cụ thể các yêu cầu, tiêu chí đối với một tổ chức tư vấn môi trường nói chung, lập báo cáo ĐTM nói riêng và chỉ các đơn vị tư vấn có Chứng chỉ do Bộ TN&MT cấp mới được thực hiện dịch vụ lập báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, do vướng mắc về pháp lý nào đó nên Thông tư này cho đến nay vẫn chưa được ban hành. Việc cấp Chứng chỉ lập báo cáo ĐTM cũng tương tự như cấp chứng chỉ hành nghề hay cấp giấy phép lái xe là một định hướng tốt góp phần nâng cao chất lượng của tư vấn lập báo cáo ĐTM cần được tiếp tục xem xét để có giải pháp phù hợp trong thời gian tới.

Kỹ thuật ĐTM

Hiện nay, có nhiều phương pháp ĐTM bao gồm các phương pháp định tính, bán định lượng và định lượng được sử dụng, trong đó có phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số ô nhiễm được ban hành bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoặc Cục BVMT quốc gia Mỹ (USEPA) đã được ban hành từ rất lâu vào những năm 70, 90 của thể kỷ 20 hoặc của một vài công trình nghiên cứu được công bố ở Việt Nam nhưng chưa có sự chấp thuận chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều đáng nói hơn nữa là phương pháp đánh giá nhanh ngay từ tên gọi của nó cho thấy mục tiêu là để xác định các tác động tiềm tàng của dự án lên môi trường một cách sơ bộ nên có độ chính xác không cao và chỉ phù hợp cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi của dự án. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, phần lớn các báo cáo ĐTM được thực hiện ở Việt Nam đều sử dụng phương pháp đánh giá nhanh là phương pháp chính. Chính vì vậy, đang có một thực trạng, đó là các kết quả tính toán định lượng về tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm đều thấp và không phù hợp với thực tế.

Do vậy, kiến nghị với Bộ TN&MT xem xét có giải pháp theo hướng ban hành các hệ số ô nhiễm phù hợp cho điều kiện của Việt Nam và từng bước hạn chế, tiến tới không cho phép việc sử dụng phương pháp đánh giá nhanh trong ĐTM ở giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án.

Có thể nói, ĐTM là công cụ pháp lý có vai trò quan trọng trong quản lý và BVMT. Công cụ này không chỉ có hiệu quả về mặt BVMT mà còn có hiệu quả về mặt kinh tế đối với chủ đầu tư nói riêng, cộng đồng nói chung. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật về ĐTM ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số bất cập, điều này cần phải được hoàn thiện trong thời gian tới để ĐTM phát huy đúng vai trò trong đời sống xã hội.

Chủ đề